Philippines: ‘Trung Quốc xây với quy mô đồ sộ ở Biển Đông’
Đại diện quốc phòng và ngoại giao Philippines hôm nay nhấn mạnh một lần nữa mối quan ngại về việc Trung Quốc mở rộng việc cải tạo các đá ở Biển Đông.
Philippines từng cảnh báo Trung Quốc xây dựng đường băng ở đá Gạc Ma. Ảnh:AFP
“Các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông tiếp tục là mối lo ngại nghiêm trọng, xuất phát từ các báo cáo về việc Trung Quốc tăng cường việc cải tạo với quy mô lớn hơn”, AFP dẫn lời ông Pio Lorenzo Batino, Thứ trưởng Quốc phòng Philippines, nói hôm nay.
Dù không nói rõ về tiến độ xây dựng của Trung Quốc, ông Batino nhấn mạnh: “Rất nghiêm trọng, việc cải tạo đã được phát triển”.
Ông Evan Garcia, Thứ trưởng Ngoại giao Philippines, miêu tả việc cải tạo của Bắc Kinh ở Biển Đông là “đồ sộ”, vi phạm thỏa thuận với các nước cùng có tranh chấp, rằng các bên liên quan không làm thay đổi hiện trạng cho tới khi đạt được Bộ Quy tắc ứng xử (COC). “Việc này không giúp tìm ra cách giải quyết trong tương lai. Nó cũng không phải là ví dụ về điều mà mọi người hiểu là kiềm chế”, ông Garcia nói.
Các quan chức Philippines phát biểu sau khi kết thúc hai ngày đối thoại chiến lược với Mỹ. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel cho rằng Washington có lợi ích lớn trong quan hệ song phương ổn định với Bắc Kinh nhưng cũng quan ngại về “cách hành xử làm tăng căng thẳng, gây nghi vấn về ý đồ của Trung Quốc”. Ông Russel nhắc lại quan điểm “nước lớn không thể bắt nạt nước nhỏ”.
Ông David Shear, trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, nhấn mạnh sự ủng hộ Philippines hiện đại hóa quân sự, Washington sẽ cung cấp thêm 40 triệu USD cho Manila trong năm nay. Từ 2001, Mỹ hỗ trợ Philippines khoản kinh phí liên quan đến quân sự trị giá 300 triệu USD.
Video đang HOT
Từ tháng 5 năm ngoái, Philippines lên tiếng tố Trung Quốc tiến hành xây dựng ở một loạt các đá ở Trường Sa, thậm chí nêu nghi vấn Bắc Kinh xây dựng đường băng ở đây. Quan chức quân đội Trung Quốc cũng công khai lý do bồi đắp đảo là để hỗ trợ hoạt động của radar và thu thập tin tình báo. Các đá mà Bắc Kinh đang cải tạo là những thực thể thuộc chủ quyền của Việt Nam, bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm giữ, trong đó có những đá lớn như Chữ Thập, Gạc Ma.
Khánh Lynh
Theo VNE
Báo Nhật: Quy mô, sức mạnh kho vũ khí hạt nhân Trung Quốc có hạn
Trung Quốc luôn nhấn mạnh áp dụng chiến lược đe dọa hạt nhân tối thiểu, quy mô tăng chậm nhưng lại được hiện đại hóa và tăng thêm phương án lựa chọn.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-31A Trung Quốc (ảnh tư liệu)
Tờ "Học giả ngoại giao" Nhật Bản ngày 16 tháng 10 đăng bài viết "Chiến lược hạt nhân của Trung Quốc sẽ thay đổi?" cho rằng, tư năm 1964 đến nay, chính sách hạt nhân của Trung Quốc công bố luôn duy trì tính thống nhất đáng kinh ngạc.
Bắc Kinh thường tái khẳng định, vũ khí hạt nhân của họ đơn thuần là mang tính phòng ngự, giới hạn ở đề phòng sự hăm họa hạt nhân hoặc tấn công hạt nhân nhằm vào Trung Quốc dưới bất cứ hình thức nào, chỉ khi bị tấn công hạt nhân, Trung quốc tiến hành phản kích thì mới sử dụng vũ khí hạt nhân. Quy mô và sức mạnh có hạn của kho vũ khí hạt nhân Trung Quốc đã chứng minh chính sách này.
Bắc Kinh duy trì kiêm chê cao nhất đối với phát triển vũ khí hạt nhân, quy mô kho vũ khí hạt nhân của họ duy trì ở mức độ tối thiểu chỉ cung cấp cho tự vệ. Sức mạnh có hạn của kho vũ khí hạt nhân Trung Quốc, đặc biệt trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, đã xác nhận điểm này.
Năm 1990, Trung Quốc chỉ có khoảng 200 đầu đạn hạt nhân, Anh có khoảng 350 đầu đạn hạt nhân, Pháp 550 đầu đạn hạt nhân, siêu cường nhiều tới hơn 20.000 đầu đạt hạt nhân. Trong khi đó, trong 200 đầu đạn hạt nhân này, chỉ có số ít có thể tấn công lãnh thổ Mỹ, số còn lại chỉ có thể dùng để đe dọa khu vực.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-31A Trung Quốc (ảnh tư liệu)
Bắc Kinh thường bị coi là đang áp dụng một loại "chiến lược đe dọa tối thiểu", tức là dựa vào khả năng tấn công hạt nhân lần thứ hai để đáp trả. Do năng lực kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc có hạn, phản kích hạt nhân se chủ yếu nhằm vào các đô thị của đối địch.
Tuy nhiên, mặc dù số lượng va năng lực vũ khí hạt nhân của Trung Quốc có hạn, nhưng vẫn luôn tăng cường quy mô và thực lực kho vũ khí hạt nhân một cách chậm chạp nhưng vững chắc. Trung Quốc hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân tập trung vào bảo đảm sự sống sót, tin cậy và khả năng sát thương của tấn công hạt nhân lần hai.
Chẳng hạn tăng số lượng, phát triển tên lửa nhiên liệu rắn, tên lửa bắn từ tàu ngầm. Ngoài ra, Trung Quốc còn đang đạt tiến triển ở lĩnh vực liên quan, bao gồm nâng cao độ chính xác của tên lửa. Vì vậy, đến nay, Trung Quốc đã triển khai lực lượng hạt nhân ngày càng hiện đại.
Triển khai tên lửa đạn đạo cho tàu ngầm không nhất thiết sẽ giúp Trung Quốc tăng cường trình độ sẵn sàng chiến đấu, nhưng tên lửa nhiên liệu rắn sẽ tăng mạnh tốc độ phản ứng của lực lượng Pháo binh 2. Điều này làm cho Trung Quốc có thể tiến hành đáp trả cảnh báo sớm khi đối mặt với các cuộc tấn công hạt nhân.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-31 Trung Quốc
Một số khả năng mới có thể thúc đẩy Trung Quốc có thêm phương án lựa chọn hạt nhân trong tương lai, đồng thời giúp cho chiến lược đe dọa hạt nhân tối thiểu của họ linh hoạt hơn, mở rộng phạm vi mục tiêu có thể kiểm soát rủi ro, từ đó có thể nhằm vào các tài sản có giá trị cao hoặc nơi tập trung quân đội.
Điều này không nhất định làm cho Bắc Kinh tiến hành một loại "chiến lược tác chiến hạt nhân", nhưng có thể làm cho Trung Quốc lựa chọn mục tiêu trừng phạt một cách linh hoạt, làm cho cuộc tấn công hạt nhân lần thứ hai có tính linh hoạt, tính thích ứng và tính thích hợp.
Tóm lại, chính sách hạt nhân của Trung Quốc tuy luôn không thay đổi, nhưng sự phát triển của kho vũ khí hạt nhân của Bắc Kinh đã mở rộng phương án lựa chọn chiến lược cho họ. Loại hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân này có thể vẫn nằm trong khuôn khổ chiến lược đe dọa tối thiểu chặt chẽ, nhưng Bắc Kinh cũng có thể có sự chuyển biến căn bản theo hướng sử dụng kho vũ khí hạt nhân linh hoạt hơn.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Đông Phong-31A Trung Quốc (ảnh tư liệu)
Theo Giáo Dục
IMF: Trung Quốc đã soán ngôi nền kinh tế số 1 thế giới của Mỹ Theo số liệu mới nhất của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Trung Quốc đã vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới tính theo phương pháp ngang giá sức mua. Tuy nhiên xung quanh phương pháp tính toán của IMF còn không ít tranh cãi. Theo IMF, tổng sức mua của người dân Trung Quốc hiện đã vượt...