Philippines thực sự đang bắt tay ai ở Biển Đông?

Theo dõi VGT trên

Philippines đã khôi phục kế hoạch xây dựng một căn cứ không quân – hải quân mới tại vịnh Subic và cho phép quân đội Mỹ tùy nghi sử dụng. Đồng thời thắt chặt mối quan hệ đồng minh chiến lược với Nhật Bản.

Quân đội Philippines đã khôi phục kế hoạch xây dựng một căn cứ không quân – hải quân mới tại vịnh Subic và cho phép quân đội Mỹ sử dụng để đối phó với các hoạt động bành trướng của quân đội Trung Quốc ở Biển Đông, các quan chức cấp cao Hài quân Philippines nói với hãng tin Reuters.

Động thái này của phía Philippines, một đồng minh thân cận của Mỹ trùng hợp với sự quay trở lại của tàu chiến, máy bay và lực lượng quân sự Mỹ trong khu vực Biển Đông và châu Á – Thái Bình Dương trước một Trung Quốc “ngày càng quyết đoán”.

Subic là một cảng nước sâu dược che phủ bởi rừng núi, cách Manila 80 km về phía Bắc. Căn cứ sau khi được xây dựng tại Subic sẽ là nơi các tàu chiến, máy bay chiến đấu của Philippines neo đậu thường xuyên, nơi chỉ cách bãi cạn Scarborough 124 hải lý, một khu vực Philippines bị Trung Quốc chiếm đoạt quyền kiểm soát từ năm ngoái sau 2 tháng bế tắc, căng thẳng.

Philippines thực sự đang bắt tay ai ở Biển Đông? - Hình 1

Lực lượng quân sự Mỹ quay trở lại cảng Subic, Philippines để tiếp nhiên liệu và sửa chữa tàu chiến, điều kiện thuận lợi để quay trở lại Biển Đông mà không cần xây dựng căn cứ quân sự mới.

Trước đây, cảng Subic đã từng là căn cứ quân sự lớn của Mỹ. Sau khi Mỹ rút đi từ năm 1992, kết thúc 94 năm hiện diện quân sự Mỹ tại Philippines và đóng cửa căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ tại Đông Nam Á, Subic trở thành 1 đặc khu kinh tế.

Philippines đang làm mọi cách để lôi kéo người anh lớn – nước Mỹ về phía mình để chống lại tham vọng Trung Quốc. Bởi trước đó, Mỹ đã có một phát ngôn không cam kết rằng sẽ chống lại Trung Quốc nếu xảy ra xung đột vũ trang giữa Trung Quốc và bất kỳ nước nào trên Biển Đông, cho dù có là đồng minh của Mỹ hay không. Washington sẽ không làm bởi giá trị quan hệ với Bắc Kinh không dễ để hi sinh như vậy được.

Tại Bangkok, hồi đầu tháng 6, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Samuel Locklear đã nói một điều khiến các đồng minh của cường quốc này phải lo lắng: “Chúng tôi phản đối sự bành trướng của Trung Quốc, tuy nhiên, chúng tôi cũng không muốn làm kẻ thù của người khổng lồ châu Á. Nước Mỹ không muốn bị lôi kéo vào cuộc đối đầu giữa Philippines và Trung Quốc”.

Tuyên bố này của vị Đô đốc Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ đã khiến cho Philippines đứng ngồi không yên. Đảo quốc này tiến thêm một bước nữa, xiết chặt tình thân với “láng giềng gần” Nhật Bản.

Philippines từng bị Nhật Bản chiếm đóng làm thuộc địa từ Thế chiến thứ hai, tuy nhiên, nhưng quan hệ giữa hai nước đã trở nên tốt đẹp nhờ quan hệ thương mại, đầu tư. Gần đây, hai nước lại xích lại gần nhau hơn nữa vì lối hành xử quyết liệt của Trung Quốc trên Biển Đông và Hoa Đông.

Video đang HOT

Tháng 6/2013 có thể coi là tháng nở rộ cho sự hợp tác Philippines – Nhật Bản, đặc biệt về hợp tác quân sự. Tổng thống Philippines, ông Del Rosario phát biểu trên tạp chí Thời báo Tài chính (Financial Times) rằng việc Nhật Bản tái vũ trang, thành lập quân đội giúp tạo đối trọng với Trung Quốc trong khu vực. Và Philippines ủng hộ điều này.

Philippines thực sự đang bắt tay ai ở Biển Đông? - Hình 2

Cái ôm đầy tình thân giữa Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera (trái) và người đồng nhiệm Philippines Voltaire Gazmin tại Manila hôm 27/6.

Những quan chức cấp cao hai nước thường xuyên có những cuộc thăm viếng qua lại với nhau. Những cái bắt tay, những cái ôm thắm thiết giữa bộ trưởng quốc phòng hai nước đã có những hiệu quả nhất định. Nhật Bản nâng tầm quan hệ với Philippines thành đồng minh chiến lược.

Ngày 27/6, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho biết hai bên đã thảo luận tại thủ đô Manila, Philippines về việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ diện tích Biển Đông và quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Và Nhật Bản sẽ đẩy mạnh hợp tác với Philippines, tiếp tục trao đổi thông tin, trao đổi công nghệ, giúp đỡ lẫn nhau, đặc biệt giúp mối quan hệ quốc phòng song phương mạnh hơn.

Philippines sẽ nhận 10 tàu tuần tra hiện đại từ phía Nhật Bản trong vòng 18 tháng nữa.

Philippines từ một nước có tiềm lực quân sự yếu kém, nhưng bằng những động thái ngoại giao khôn ngoan đã đưa được cả Mỹ và Nhật Bản coi mình là đồng minh chiến lược. Những động thái này đủ để Trung Quốc dù có quyết liệt bành trướng đến đâu vẫn phải nhìn trước ngó sau mấy phần.

Theo vietbao

Nga và tranh chấp biển Đông - Bài 1: Nga trở lại biển Đông

Sau thời gian "ngủ đông", những tuyên bố và động thái gần đây của Nga đã hé lộ ý đồ chiến lược của nước này đối với biển Đông và khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

LTS: Biển Đông đang trở thành sân chơi thu nhỏ giữa hợp tác và cạnh tranh của các cường quốc thế giới và Nga cũng không phải là ngoại lệ. Chính những đặc thù về địa kinh tế và địa chính trị đã biến khu vực này thành "con bài chiến lược" từ góc nhìn của Nga. Dưới đây là loạt bài phân tích về chiến lược này của Nga trong bức tranh tranh chấp biển Đông phức tạp này.

Quốc gia ngoài khu vực Đông Nam Á đánh dấu sự hiện diện đầu tiên tại biển Đông chính là Nga. Vào năm 1905, trong cuộc hải chiến với phía Nhật, hàng trăm tàu chiến của Nga hoàng đã tập trung ở cảng Cam Ranh để chuẩn bị cho việc tham chiến.

Ngược dòng quá khứ

Sau nhiều giai đoạn thăng trầm của hai cuộc thế chiến, đến thập niên 1980, Liên Xô tiếp tục đánh dấu sự hiện diện của mình ở đây bằng cách tích cực hợp tác với Việt Nam trong việc khai thác mỏ dầu Bạch Hổ cùng một số mỏ khác. Về mặt hiện diện quân sự, Liên Xô chính thức đánh dấu sự có mặt của mình ở đây từ năm 1979 theo hiệp định được ký kết với Việt Nam.

Theo đó thì cảng Cam Ranh được dùng làm căn cứ hậu cần. Tên gọi đầy đủ là Điểm cung cấp vật liệu - kỹ thuật số 922 (PMTO) của Hạm đội Thái Bình Dương, với diện tích khoảng 100 km2, trong thời hạn 25 năm, phục vụ một đơn vị thường trực chiến đấu mang tên Liên đội tàu chiến đấu số 17 của Hạm đội Thái Bình Dương.

Nga và tranh chấp biển Đông - Bài 1: Nga trở lại biển Đông - Hình 1

Tàu chiến Liên Xô tại cảng Cam Ranh năm 1982. Ảnh tư liệu

Đến năm 1991, Liên Xô tan rã khiến cho Nga buộc phải bước vào thời kỳ "ngủ đông", thực hiện sự rút lui chiến lược khỏi châu Á-Thái Bình Dương. Với tình thế suy yếu lúc đó, chính phủ Nga buộc phải thực hiện chính sách nghiêng hẳn về phương Tây (hay còn được gọi là "chính sách Đại Tây Dương") với mục đích chủ yếu là có được viện trợ kinh tế.

Tuy nhiên, việc vẫn mang tư tưởng nước lớn đã khiến cho các nhà hoạch định chính sách Nga muốn tiếp tục có sự can dự ở một khu vực trọng yếu ở Thái Bình Dương. Vì thế, từ năm 1993, Nga thực hiện chính sách "đại bàng hai đầu". Một "đầu" thì tiếp tục hướng về Đại Tây Dương, "đầu" còn lại hướng về châu Á.

Như một "chú gấu ngủ đông", Nga khó lòng có đủ "sức khỏe" để thực hiện tất cả kế hoạch. Thế nên trong vấn đề biển Đông, Nga đã giữ "khoảng cách" nhất định để không phá vỡ thế cân bằng lợi ích của các nước lớn. Bằng chứng là đến năm 2001, Việt Nam và Nga đã nhất trí chấm dứt sớm thỏa thuận 1979 về vấn đề sử dụng cảng Cam Ranh. Đến năm 2002 thì việc này chính thức diễn ra với sự kiện Đại tá chỉ huy trưởng Eryomin là người Nga cuối cùng rời Cam Ranh lên tàu Sakhalin 9, chấm dứt 23 năm tồn tại của căn cứ Cam Ranh của Hạm đội Thái Bình Dương.

Từ đó đã chính thức chấm dứt sự hiện diện của các lực lượng quân sự Nga tại cảng Cam Ranh nói riêng và toàn bộ biển Đông nói chung. Đồng thời, Nga cũng giữ thái độ trung lập trong tranh chấp giữa các nước liên quan trong suốt những năm sau đó.

"Gấu" Nga đã hết ngủ đông

Thế nhưng mọi chuyện bắt đầu có chiều hướng thay đổi kể từ khi ông Putin bắt đầu tiến hành những kế hoạch táo bạo nhằm phục hưng vị thế. Bên cạnh việc tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia thì nước Nga cũng bắt đầu tiến hành vươn dài "chiếc vòi" chiến lược của lực lượng hải quân của mình ra bên ngoài.

Theo Putin tuyên bố thì "nếu từ bỏ chiến lược xây dựng hải quân, Nga sẽ đánh mất quyền phát ngôn trên vũ đài quốc tế". Vì thế, việc quay trở lại biển Đông không chỉ tạo thuận lợi cho quyết tâm chấn hưng cường quốc biển của Putin mà còn là một trong những nước cờ then chốt nhằm khôi phục sức mạnh chiến lược trước đây của hải quân viễn dương.

Nga và tranh chấp biển Đông - Bài 1: Nga trở lại biển Đông - Hình 2

Bộ trưởng Quốc phòng Liên bang Nga Sergei Shoigu thăm chính thức Việt Nam hồi tháng 3 năm nay theo lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh. Ảnh tư liệu

Phát biểu trên của Putin càng đáng chú ý hơn khi nhìn lại những động thái của Moscow liên quan đến biển Đông dạo gần đây. Động thái chính thức đầu tiên nổ ra vào ngày 23-3-2010, khi hãng thông tấn Nga đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly thông báo rằng Hải quân Nga sẽ giúp Hải quân Việt Nam trong việc xây dựng căn cứ đồn trú tàu ngầm, có thể là tại Cam Ranh.

Đến ngày 6-10-2010, chẳng biết vô tình hay cố ý, Bộ Tham mưu Hải quân Nga để lộ thông tin về việc Hải quân Nga đã hoàn thành những kế hoạch cơ bản cho việc khôi phục căn cứ hải quân ở vịnh Cam Ranh. Cơ quan này còn "thòng" thêm một thông tin bán tín bán nghi rằng "trong vòng ba năm tới họ có thể quay trở lại sử dụng căn cứ hải quân tại vịnh Cam Ranh của Việt Nam". Thậm chí tờ báo Độc Lập của Nga còn dẫn một nguồn tin thân cận cho biết "lần này Nga sẽ quay trở lại vịnh Cam Ranh theo hình thức cho thuê. Thời gian thuê ít nhất là 25 năm, sau khi kết thúc hợp đồng có thể thương lượng kéo dài".

Điều chỉnh chiến lược

Vào ngày 5-4-2012, Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga còn tuyên bố tham gia dự án khai thác khí đốt tại hai lô 5.2 và 5.3 ở biển Đông mà công ty Anh BP đã phải từ bỏ. Nhưng sự kiện cao trào nhất có lẽ chính là lời phát biểu chính thức của ông Nicholas Kudashefu - Đại sứ Nga tại Philippines khi trả lời phỏng vấn tờ Công Báo Manila vào ngày 21-5-2012. Ông này đã thể hiện quan điểm rằng "Nga phản đối bất kỳ nước nào không có tranh chấp can thiệp vào vấn đề biển Đông... Nga cũng sẽ không nằm ngoài cuộc vì cũng như các nước khác, đều quan tâm đến quyền tự do hàng hải tại khu vực".

Nếu xâu chuỗi chúng lại và đặt trong toàn văn tuyên bố của ông Putin thì rõ ràng là có một sự trỗi dậy ngấm ngầm. Trong những năm trở lại đây, Nga còn tích cực chủ động phát triển quan hệ với các nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc bằng cách cung cấp những gói trang bị quân sự hiện đại với giá trị không nhỏ.

GS Vitaly Naumkin, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Chính trị Moscow, nhận định trong một bài viết rằng: "Hiện nay, sự mất cân bằng đối ngoại giữa phương Tây và phương Đông đã bắt đầu được Nga điều chỉnh. Một nước Nga mạnh mẽ và tự tin hơn đang tác động đến những thay đổi tích cực trên thế giới, đồng thời Nga đã xuất hiện với tư cách như một tác nhân quan trọng tại các điểm nóng khu vực. Biển Đông cũng sẽ không ngoại lệ".

Động thái cho can dự của Nga vào biển Đông đã dần dần hiện rõ. Tuy nhiên, tại sao Nga trở lại biển Đông và dựa trên những lợi ích gì? Trả lời được câu hỏi này chính là cách thức để mở ra cách tiếp cận hiểu được chính sách của Nga tại khu vực đang trở thành điểm nóng của thế giới.

Theo vietbao

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump: Xung đột Nga - Ukraine phải chấm dứtÔng Trump: Xung đột Nga - Ukraine phải chấm dứt
22:07:53 17/12/2024
Dùng xe tải 5 tấn và 20 người hỗ trợ chôn cất người đàn ông nặng 420kgDùng xe tải 5 tấn và 20 người hỗ trợ chôn cất người đàn ông nặng 420kg
07:40:48 18/12/2024
Khai "lố" tuổi để lấy vợ, 28 năm sau người chồng ra tòa yêu cầu hủy hônKhai "lố" tuổi để lấy vợ, 28 năm sau người chồng ra tòa yêu cầu hủy hôn
09:47:50 18/12/2024
Mỹ sắp trừng phạt mạnh tay đội tàu "dầu bóng tối" của NgaMỹ sắp trừng phạt mạnh tay đội tàu "dầu bóng tối" của Nga
12:51:45 17/12/2024
Bitcoin tiến sát kỷ lục 108.000 USD sau phát biểu của Tổng thống TrumpBitcoin tiến sát kỷ lục 108.000 USD sau phát biểu của Tổng thống Trump
07:20:30 18/12/2024
Bắc Kinh lên tiếng về vụ doanh nhân Trung Quốc bị Anh cáo buộc hoạt động gián điệpBắc Kinh lên tiếng về vụ doanh nhân Trung Quốc bị Anh cáo buộc hoạt động gián điệp
20:52:30 17/12/2024
Nữ sinh 15 tuổi nổ súng sát hại 2 người tại trường học MỹNữ sinh 15 tuổi nổ súng sát hại 2 người tại trường học Mỹ
11:07:52 18/12/2024
"Tiểu tam" kiện vợ của người tình ra tòa và cái kết bất ngờ"Tiểu tam" kiện vợ của người tình ra tòa và cái kết bất ngờ
06:35:53 18/12/2024

Tin đang nóng

Diễn biến mới nhất vụ ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng kiện tỉ phú MỹDiễn biến mới nhất vụ ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng kiện tỉ phú Mỹ
16:45:19 18/12/2024
Vợ cũ 1 sao Vbiz nhận "bão" chỉ trích khi tiếp tục đăng ảnh Hoa hậu Khánh Vân kèm lời lẽ thô thiểnVợ cũ 1 sao Vbiz nhận "bão" chỉ trích khi tiếp tục đăng ảnh Hoa hậu Khánh Vân kèm lời lẽ thô thiển
16:47:57 18/12/2024
Camera tóm dính màn hình điện thoại của Hoa hậu Thiên Ân, để ảnh gì mà fan Kỳ Duyên rần rần?Camera tóm dính màn hình điện thoại của Hoa hậu Thiên Ân, để ảnh gì mà fan Kỳ Duyên rần rần?
16:54:57 18/12/2024
Em trai Sơn Tùng và Thiều Bảo Trâm "đụng mặt", chỉ nói đúng 1 câu khiến Hải Tú ngay lập tức bị réo tênEm trai Sơn Tùng và Thiều Bảo Trâm "đụng mặt", chỉ nói đúng 1 câu khiến Hải Tú ngay lập tức bị réo tên
15:05:10 18/12/2024
Xôn xao hình ảnh người phụ nữ lớn tuổi với gương mặt sưng phù ngồi gào khóc trước cửa thẩm mỹ viện ở Nghệ An, nguồn cơn ra sao?Xôn xao hình ảnh người phụ nữ lớn tuổi với gương mặt sưng phù ngồi gào khóc trước cửa thẩm mỹ viện ở Nghệ An, nguồn cơn ra sao?
18:33:05 18/12/2024
Nam sinh giành 7,5 tỷ đồng học bổng Mỹ nhờ bài luận về mất kết nốiNam sinh giành 7,5 tỷ đồng học bổng Mỹ nhờ bài luận về mất kết nối
14:55:26 18/12/2024
Quá khứ khiến 2 triệu người sốc nặng của bác sĩ chuyển giới hot nhất lúc nàyQuá khứ khiến 2 triệu người sốc nặng của bác sĩ chuyển giới hot nhất lúc này
15:49:42 18/12/2024
Chae Rim rơi nước mắt thừa nhận con trai đầu lòng chào đời là nhờ IVFChae Rim rơi nước mắt thừa nhận con trai đầu lòng chào đời là nhờ IVF
18:06:11 18/12/2024

Tin mới nhất

Campuchia thúc đẩy đầu tư vào tỉnh duyên hải Preah Sihanouk

Campuchia thúc đẩy đầu tư vào tỉnh duyên hải Preah Sihanouk

20:14:27 18/12/2024
Sở hữu hơn 30 hòn đảo tự nhiên chưa được khai thác hết tiềm năng và đường bờ biển dài hơn 100 km, tỉnh Preah Sihanouk mang đến những cơ hội đầy tiềm năng cho cả nhà đầu tư du lịch quốc tế và du khách.
Fed dự kiến giảm lãi suất nhưng duy trì triển vọng thắt chặt trong năm 2025

Fed dự kiến giảm lãi suất nhưng duy trì triển vọng thắt chặt trong năm 2025

20:12:37 18/12/2024
Báo cáo doanh số bán lẻ mạnh mẽ trong tháng 11 vừa qua càng củng cố quan điểm của Fed rằng nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng với tốc độ vững chắc, tỷ lệ thất nghiệp thấp và lạm phát dù đã giảm nhưng vẫn "cao hơn một chút."
Khủng hoảng kinh tế Đức: Từ trụ cột châu Âu đến dấu hiệu suy thoái khó hồi phục

Khủng hoảng kinh tế Đức: Từ trụ cột châu Âu đến dấu hiệu suy thoái khó hồi phục

20:08:48 18/12/2024
Dự báo nền kinh tế Đức sẽ suy giảm năm thứ hai liên tiếp vào năm 2024, trở thành nền kinh tế hoạt động yếu nhất trong nhóm các nước G7. Suy giảm khả năng cạnh tranh quốc gia có nghĩa là mỗi hộ gia đình sẽ thiệt hại khoảng 2.500 euro mỗi...
Hàn Quốc cảnh báo tấn công mạng sử dụng AI sẽ gia tăng trong năm 2025

Hàn Quốc cảnh báo tấn công mạng sử dụng AI sẽ gia tăng trong năm 2025

20:06:59 18/12/2024
Báo cáo cũng cảnh báo về khả năng gia tăng các vụ tống tiền sử dụng công nghệ deepfake, một xu hướng từng được ghi nhận tại Hàn Quốc trong năm nay.
Houthi tuyên bố bắn tên lửa siêu vượt âm vào Israel

Houthi tuyên bố bắn tên lửa siêu vượt âm vào Israel

20:05:57 18/12/2024
Trong bài phát biểu trên truyền hình ngày 16/12, người phát ngôn lực lượng Houthi Yahya Saree cho biết, Houthi đã tập kích thành công một mục tiêu quân sự gần Tel Aviv bằng tên lửa siêu vượt âm.
Văn hóa 'vội vã' và chính biến ở Hàn Quốc

Văn hóa 'vội vã' và chính biến ở Hàn Quốc

20:04:55 18/12/2024
Các diễn biến ở Hàn Quốc diễn ra với tốc độ chóng mặt trong thời gian qua cho thấy nét đặc trưng trong văn hóa palipali (nhanh lên, nhanh lên).
Nghệ sĩ nhiếp ảnh nổi tiếng Argentina với cuốn 'Hồi ức chiến tranh' Việt Nam

Nghệ sĩ nhiếp ảnh nổi tiếng Argentina với cuốn 'Hồi ức chiến tranh' Việt Nam

20:01:48 18/12/2024
"Ấp ủ ý tưởng sáng tác về các cựu binh, năm 2010 tôi trở lại Việt Nam với một kế hoạch rõ ràng. Tôi muốn thực hiện các bức ảnh về các cựu binh và chứng tích chiến tranh Việt Nam.
Cổ phiếu 'ông lớn' khí đốt Nga xuống mức thấp nhất trong 16 năm sau quyết định của Ukraine

Cổ phiếu 'ông lớn' khí đốt Nga xuống mức thấp nhất trong 16 năm sau quyết định của Ukraine

19:59:16 18/12/2024
Cổ phiếu của Gazprom được giao dịch ở mức 106,1 rúp (1,02 USD) mỗi cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Moskva vào chiều 17/12, trước khi phục hồi một phần sau đó trong ngày.
Kế hoạch bí mật của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm kiểm soát Syria

Kế hoạch bí mật của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm kiểm soát Syria

19:53:01 18/12/2024
Abdulbaset Sieda, một chính trị gia người Kurd-Syria từng lãnh đạo SNC trong một thời gian ngắn, cũng được chính quyền Erdogan ủng hộ do ông phản đối đảng Công nhân người Kurd và các chi nhánh của đảng này tại Syria.
Xung đột Syria chưa có hồi kết trước sự can dự của nhiều quốc gia bên ngoài

Xung đột Syria chưa có hồi kết trước sự can dự của nhiều quốc gia bên ngoài

19:41:04 18/12/2024
Trong khi đó, người phát ngôn của Thủ tướng Anh Keir Starmer cho biết một phái đoàn Anh cũng đã đến thăm Damascus trong tuần này để gặp gỡ chính quyền lâm thời mới của Syria .
Nga đang phát triển tên lửa ICBM mới, uy lực ngang ngửa Oreshnik và Avangard

Nga đang phát triển tên lửa ICBM mới, uy lực ngang ngửa Oreshnik và Avangard

19:28:24 18/12/2024
"Và đây không phải là tất cả các ví dụ", Tướng Karakaev cho biết, đồng thời nói thêm rằng Nga đang trong giai đoạn cuối cùng của việc phát triển một loạt các hệ thống tên lửa có hiệu quả tương đương, nhưng "vẫn chưa đến lúc nói về chúng...
Chính phủ Đức sụp đổ: Cú sốc chính trị đe dọa tương lai châu Âu

Chính phủ Đức sụp đổ: Cú sốc chính trị đe dọa tương lai châu Âu

19:12:50 18/12/2024
Và họ đang chuẩn bị cho nhiệm kỳ tổng thống mới của ông Trump, người đã đe dọa sẽ tiến hành chiến tranh thương mại và chấm dứt cam kết của Mỹ với NATO, liên minh quân sự đã đảm bảo an ninh cho châu Âu trong 75 năm qua.

Có thể bạn quan tâm

Bí ẩn về cuốn sách chỉ vỏn vẹn 10 trang mà không ai có thể đọc xong trong đời!

Bí ẩn về cuốn sách chỉ vỏn vẹn 10 trang mà không ai có thể đọc xong trong đời!

Netizen

20:16:21 18/12/2024
Trong tiếng Anh, tiêu đề Cent mille milliards de poèmes được dịch là One hundred thousand billion poems, hoặc One hundred million million poems, hoặc One hundred trillion poems.
Vợ sốc trong lần đầu gặp NSND Công Lý: Nghèo, mặc áo rách, đi xe cũ

Vợ sốc trong lần đầu gặp NSND Công Lý: Nghèo, mặc áo rách, đi xe cũ

Sao việt

20:16:13 18/12/2024
Hồi mới quen, điều khiến mình sốc nhất là anh Lý mặc chiếc áo len đã rách, đi trên chiếc xe đã quá cũ, thậm chí cánh cửa còn long ra ngoài... - Vợ NSND Công Lý kể.
'Nữ hoàng Wushu' Thúy Hiền và những góc khuất sau ánh hào quang

'Nữ hoàng Wushu' Thúy Hiền và những góc khuất sau ánh hào quang

Tv show

20:05:15 18/12/2024
Thúy Hiền là khách mời của chương trình Khách sạn 5 sao. Tại đây, chị đã có những chia sẻ về góc khuất sau ánh hào quang và hành trình tại Chị đẹp đạp gió.
Công an khám xét một tiệm vàng ở Cà Mau

Công an khám xét một tiệm vàng ở Cà Mau

Pháp luật

20:00:17 18/12/2024
Ngày 18/12, lãnh đạo UBND phường 7, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau xác nhận việc cơ quan điều tra Bộ Công an thực hiện khám xét một tiệm vàng trên địa bàn.
Nữ siêu mẫu rời showbiz, chọn cuộc sống bình dị bên chồng cầu thủ: Ngày chơi pickleball, tối bán hàng

Nữ siêu mẫu rời showbiz, chọn cuộc sống bình dị bên chồng cầu thủ: Ngày chơi pickleball, tối bán hàng

Sao thể thao

19:58:53 18/12/2024
Vợ chồng tiền đạo Mạc Hồng Quân hạnh phúc bên nhau sau những năm tháng ồn ào. Trải qua 8 năm chung sống, Kỳ Hân - Mạc Hồng Quân đã cùng nhau trải qua nhiều sóng gió đời sống hôn nhân.
Nhìn lại thế giới 2024: Hành động bắt buộc

Nhìn lại thế giới 2024: Hành động bắt buộc

19:11:01 18/12/2024
Dù không phải tất cả các hiện tượng thời tiết cực đoan đều có thể được quy cho biến đổi khí hậu, nhưng theo các nhà khoa học, biến đổi khí hậu rõ ràng đang làm gia tăng tần suất và mức độ của các hiện tượng này.
Người Trung Quốc tạo ra 'Cân đẩu vân', sản xuất máy bay siêu thanh chở khách

Người Trung Quốc tạo ra 'Cân đẩu vân', sản xuất máy bay siêu thanh chở khách

Lạ vui

18:20:55 18/12/2024
Động cơ Cân đẩu vân được đặt theo tên đám mây Tôn Ngộ Không sử dụng trong Tây Du Ký, giúp máy bay chở khách Trung Quốc đạt tốc độ Mach 4 ở độ cao hơn 20.000 m.
Chiếc mũi "diều hâu": Tiêu điểm trong 2 bức ảnh của Triệu Lộ Tư năm 2023 và 2024

Chiếc mũi "diều hâu": Tiêu điểm trong 2 bức ảnh của Triệu Lộ Tư năm 2023 và 2024

Sao châu á

17:01:02 18/12/2024
Là nữ đỉnh lưu hàng đầu lứa tiểu hoa đán sinh sau năm 1995, Triệu Lộ Tư luôn trở thành tâm điểm bàn tán trong dư luận, đặc biệt là khi thời gian qua nhan sắc của cô có sự thay đổi khác lạ đến ngỡ ngàng.
Cộng đồng Tiktok đang "sốt" vì bài hát chủ đề của game Thần ma Loạn Vũ - Vplay

Cộng đồng Tiktok đang "sốt" vì bài hát chủ đề của game Thần ma Loạn Vũ - Vplay

Mọt game

16:43:24 18/12/2024
Ca khúc Làm Như Mình Hay Ho do Miu Lê hợp tác cùng Huỳnh James và Pjnboys đang gây sốt trên TikTok, trở thành một hiện tượng âm nhạc mới thu hút hàng ngàn video sáng tạo từ cộng đồng người dùng.
Hôm nay nấu gì: Cơm tối 4 món cực ngon, ai khó tính cũng phải khen tấm tắc

Hôm nay nấu gì: Cơm tối 4 món cực ngon, ai khó tính cũng phải khen tấm tắc

Ẩm thực

16:41:40 18/12/2024
Cơm tối 4 món cực ngon, ai khó tính cũng phải khen tấm tắc. Hương vị dân dã nhưng thơm ngon, hấp dẫn của những món ăn này khiến cả nhà thích thú ăn hết sạch.
Bí mật đằng sau sự nổi tiếng ngày càng tăng của "When The Phone Rings"

Bí mật đằng sau sự nổi tiếng ngày càng tăng của "When The Phone Rings"

Hậu trường phim

16:39:10 18/12/2024
Cốt truyện nhanh, kết hợp với sự pha trộn độc đáo giữa các yếu tố lãng mạn và ly kỳ, đã thúc đẩy sự nổi tiếng ngày càng tăng của When The Phone Rings .