Philippines sơ tán hàng nghìn dân vì núi lửa phun trào
Philippines bắt đầu sơ tán hàng nghìn người sau khi nâng tình trạng cảnh báo đối với Taal, núi lửa đã phun cột khói, hơi nước cao hơn 1.000 mét.
Viện Núi lửa và Địa chấn Philippines hôm nay cho biết cảnh báo đối với núi lửa Taal, cách trung tâm Manila khoảng 70 km về phía nam, được nâng từ cấp hai lên cấp ba trong thang 5 cấp. Điều này đồng nghĩa nhiều khả năng sắp xảy ra một vụ phun trào magma.
Núi lửa Taal đã bốc lưu huỳnh dioxide vài ngày qua, tạo ra khói mù dày đặc bao phủ thủ đô và một số tỉnh xung quanh, khiến giới chức phải phát cảnh báo về sức khỏe. Taal phun trào phreatomagmatic chiều nay, tạo cột khói và hơi nước cao khoảng 1.000 mét.
Núi lửa Taal trong bức ảnh chụp hôm 24/6. Ảnh: AFP .
Magma tiếp xúc với nước ở miệng núi lửa, biến thành khí và hơi nước, tạo thành phun trào phreatomagmatic. Một video trên mạng xã hội cho thấy nước trong miệng núi lửa Taal sôi trước và sau khi phun trào.
Video đang HOT
“Phun trào phreatomagmatic nguy hiểm hơn vì đã tương tác với magma”, Maria Antonia Bornas, trưởng bộ phận giám sát và dự đoán phun trào của Viện Núi lửa và Địa chấn, nói trong một cuộc họp báo.
Cơ quan thiên tai quốc gia cũng cảnh báo về các trận động đất liên quan núi lửa phun trào.
Viện Núi lửa và Địa chấn khuyến nghị sơ tán đảo núi lửa và khu vực “có nguy cơ cao” là các thị trấn Agoncillo và Laurel. Thống đốc tỉnh Batangas, Hermilando Mandanas, cho biết việc sơ tán Agoncillo bắt đầu vào chiều muộn, với 3.523 gia đình, tương đương 14.495 người, sẽ được đưa đến các khu vực an toàn.
Taal là một trong những núi lửa còn hoạt động nhỏ nhất thế giới. Dù chỉ ở độ cao 311 mét, nó có thể gây chết người. Vụ phun trào năm 1911 đã giết chết hơn 1.300 người.
Tháng 1 năm ngoái, Taal phun cột tro bụi và hơi nước cao tới 15 km lên bầu trời, khiến hơn 100.000 người phải sơn tán, các chuyến bay bị hủy trên diện rộng và tro bụi rơi dày đặc ở Manila. Giới chức cảnh báo vụ phun trào năm nay có thể nguy hiểm hơn năm ngoái.
Siêu bão Goni suy yếu khi đi qua Philippines
Siêu bão Goni suy yếu sau khi tràn qua phía Nam đảo Luzon, Philippines hôm 1/11, khiến ít nhất 4 người chết, gây ra mất điện, thiệt hại cơ sở hạ tầng và lũ quét.
Cơ quan thời tiết Philippines hạ siêu bão Goni, siêu bão mạnh nhất thế giới trong năm 2020, xuống thành bão. Bão duy trì sức gió 215 km/h và có thể giật lên đến 290 km/h sau khi đổ bộ vào khu vực Bicol.
Cảnh báo bão nhiệt đới được hạ xuống, nhưng Goni vẫn gây ra mối đe dọa khi đi qua các tỉnh phía Nam thủ đô Manila. Thống đốc tỉnh Al Francis Bichara cho biết Goni đổ bộ hai lần vào hai nơi trong khu vực Bicol, khiến ít nhất 4 người chết, trong đó có một người bị cây đè và một trẻ nhỏ 5 tuổi bị cuốn trôi.
Siêu bão Goni suy yếu sau khi tràn qua phía Nam đảo Luzon, Philippines hôm 1/11, khiến ít nhất 4 người chết, gây ra mất điện, thiệt hại cơ sở hạ tầng và lũ quét. (Ảnh: Reuters)
Hình ảnh từ truyền thông Philippines cho thấy các con sông tràn bờ và một số con đê bị phá hủy, nhấn chìm các ngôi làng ở Bicol. Bichara cũng nhận được báo cáo về dòng bùn chảy từ núi lửa, cũng như điện và dịch vụ thông tin liên lạc bị gián đoạn.
Thống đốc Danilo Suarez tại Quezon cho biết nguồn cung cấp điện bị cắt ở 10 thị trấn do Goni lật đổ cây cối. Cơ quan quản lý thiên tai cho biết từ 19 triệu đến 31 triệu người có thể bị ảnh hưởng bởi cơn bão, bao gồm cả những người trong vùng nguy hiểm và ở thủ đô Manila.
Bên cạnh đó, khoảng 347.000 người đang ở trong các trung tâm sơ tán. Con số người sơ tán trước đó được báo cáo là gần 1 triệu người. Theo phát ngôn viên Harry Roque, Tổng thống Rodrigo Duterte đang theo dõi phản ứng thiên tai của chính phủ từ thành phố Davao quê hương ông.
Bão Goni gây mất điện và thiệt hại cơ sở vật chất nhiều khu vực. (Ảnh: Reuters)
Các quan chức y tế nhắc nhở người dân ở các trung tâm sơ tán nên chú ý giãn cách xã hội vì COVID-19 vẫn đang là mối lo ngại. Hàng chục chuyến bay quốc tế và nội địa bị hủy khi cơ quan hàng không dân dụng ra lệnh đóng cửa một sân bay tại Manila.
Goni là một trong những cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Philippines kể từ sau siêu bão Haiyan, khiến hơn 6.300 người thiệt mạng vào năm 2013.
COVID-19 tới 6 giờ 15/5: Phát hiện điểm yếu của virus SARS-CoV-2; WHO ra khuyến cáo thận trọng về khẩu trang Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 669.534 trường hợp mắc COVID-19 và 12.087 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu đã vượt ngưỡng 162,5 triệu ca bệnh, trong đó trên 3,37 triệu người không qua khỏi. Cảnh sát bắt giữ người không đeo khẩu trang, vi phạm các biện pháp phòng dịch COVID-19 tại Colombo, Sri Lanka....