Philippines phê duyệt khẩn cấp vaccine Sputnik V
Philippines cho phép sử dụng khẩn cấp vaccine Covid-19 Sputnik V của Nga trước tình hình số ca nhiễm mới ngày càng tăng.
Sputnik V trở thành vaccine Covid-19 thứ 4 được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại Philippines, sau Pfizer- BioNTech (Mỹ), Oxford-AstraZeneca (Anh) và Sinovac (Trung Quốc). Tuyên bố được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Philippines đưa ra hôm 19/3.
“Những lợi ích đã biết và tiềm năng của Sputnik V do Viện Gamaleya sản xuất nhiều hơn rủi ro”, Rolando Enrique Domingo, người đứng đầu FDA Philippines, phát biểu tại cuộc họp báo. “Dữ liệu tạm thời cho thấy hai liều Sputnik V đạt hiệu quả 91,6% ở người trên 18 tuổi”.
Philippines hiện là quốc gia có số ca Covid-19 cao thứ hai Đông Nam Á. Nước này đang đứng trước làn sóng lây nhiễm mới, với gần 20.000 ca nhiễm được báo cáo trong bốn ngày qua.
Thị trưởng vùng đô thị Manila hôm 8/3 ra lệnh tái phong tỏa và giờ giới nghiêm vào ban đêm trong hai tuần. Thành phố Quezon cũng bổ sung các lệnh cấm uống rượu, đóng cửa phòng gym, spa, tiệm Internet.
Video đang HOT
Một lọ vaccine Sputnik V của Nga. Ảnh: Reuters
Chính quyền Philippines đặt mục tiêu triển khai 140,5 triệu liều vaccine tới tháng 12, chủng ngừa 70 triệu người trưởng thành, hướng tới miễn dịch cộng đồng và tái mở cửa nền kinh tế. Chương trình tiêm chủng bắt đầu hôm 1/3 với 600.000 liều vaccine Sinovac ưu tiên cho nhân viên y tế tuyến đầu. Tới nay, nước này đã nhận hơn 1,1 triệu liều vaccine Sinovac và AstraZeneca.
Viện nghiên cứu Gamaleya phát triển vaccine Sputnik V dựa trên công nghệ vector, sử dụng virus vô hại đưa protein của nCoV vào tế bào người, kích thích phản ứng của hệ miễn dịch. Hai liều tiêm cách nhau 21 ngày, bảo quản ở nhiệt độ 2-8 độ C.
Nga hồi tháng 8 trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấp phép vaccine Covid-19. Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Sputnik V tạo hệ miễn dịch bền vững, dù chưa hoàn thành thử nghiệm Giai đoạn ba. Hai tháng sau, nước này tiếp tục cấp phép vaccine Covid-19 thứ hai có tên EpiVac Coronado do Viện virus học Vector phát triển.
Philippines phê chuẩn sử dụng vaccine của Pfizer/BioNTech
Ngày 14/1, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) của Philippines đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine do hai hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) phối hợp phát triển.
Được xác nhận có hiệu quả lên tới 95%, vaccine của Pfizer/BioNTech là loại vaccine ngừa bệnh COVID-19 đầu tiên được nhà chức trách Philippines phê duyệt.
Người dân đợi lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Manila, Philippines. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu trong một cuộc họp báo cùng ngày, Giám đốc FDA của Philippines - ông Rolando Enrique Domingo cũng cho biết nước này đang xem xét cấp phép tương tự đối với vaccine do công ty Công nghệ sinh học Sinovac của Trung Quốc phát triển. Tính đến sáng 14/1, Philippines ghi nhận 492.700 trường hợp mắc COVID-19, trong đó có 9.699 ca tử vong.
Trong khi đó, Jordan đã triển khai chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19, trong đó ưu tiên cho các nhân viên y tế, những người có bệnh mãn tính và những người trên 60 tuổi.
Những mũi vaccine đầu tiên đã được tiêm cho các nhân viên y tế tại các bệnh viện và các cơ sở y tế khác, sau khi nhà chức trách lập 29 trung tâm tiêm chủng trên khắp cả nước, trong đó thủ đô Amman có 9 điểm tiêm chủng.
Ông Wael Hayajneh, Vụ trưởng Vụ Phòng chống dịch và các bệnh truyền nhiễm thuộc Bộ Y tế Jordan, cho biết nước này là một trong số "40 quốc gia đầu tiên được tiêm" vaccine ngừa COVID-19. Ông khuyến nghị "mọi người dân đều nên tiêm phòng vaccine vì đây là giải pháp đáng tin cậy duy nhất để chấm dứt dịch COVID-19".
Cuối tuần trước, Jordan thông báo đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine của hãng Sinopharm (Trung Quốc). Đây là vaccine thứ hai được nước này phê chuẩn sau vaccine của Pfizer/BioNTech. Tới nay, Jordan đã ghi nhận 310.968 ca mắc COVID-19, trong đó có 4.091 ca tử vong. Nước này cũng đã phát hiện 5 trường hợp mắc biến thể mới của virus SARS-CoV-2 vốn xuất hiện đầu tiên tại Anh.
Trong bối cảnh số ca mắc mới ghi nhận theo ngày đã giảm đáng kể, ngày 13/1, Thủ tướng Jordan Bisher al-Khasawneh cho biết nước này sẽ từng bước nới lỏng các biện pháp hạn chế để phòng dịch COVID-19, trong đó bao gồm cả lệnh giới nghiêm trong các ngày thứ Sáu hằng tuần và các trường học sẽ được mở cửa trở lại từ tháng tới. Ưu tiên của Chính phủ Jordan hiện nay là cung cấp vaccine miễn phí cho công dân Jordan và người nước ngoài đang sống tại nước này, chiếm khoảng 1/4 trong dân số 10 triệu người của Jordan hiện nay.
Ca Covid-19 toàn cầu vượt 89 triệu, WHO kêu gọi nước giàu chia sẻ vaccine Thế giới ghi nhận hơn 89,2 triệu ca nCoV và hơn 1,9 triệu người chết, WHO kêu gọi các nước giàu đã đặt thừa vaccine tài trợ cho chương trình chia sẻ toàn cầu Covax. Thế giới ghi nhận 89.228.428 ca nhiễm và 1.919.218 người chết do Covid-19, tăng lần lượt 783.017 và 14.159 ca một ngày, trong khi 63.910.866 người đã bình...