Philippines-Mỹ: Ký hợp tác quốc phòng không phải dễ!
Các ý kiến phản đối đề nghị đưa Thỏa thuận Hợp tác quốc phòng nâng cao Philippines-Mỹ ra Thượng viện phê chuẩn.
Ngày 25-11 tới, trong phiên xử của Tòa án tối cao Philippines, Văn phòng Tổng biện lý sự vụ sẽ đại diện cho chính phủ đưa ra các lập luận chứng minh Thỏa thuận Hợp tác quốc phòng nâng cao đã được Philippines và Mỹ ký kết hồi cuối tháng 4 (có hiệu lực trong 10 năm) là phù hợp hiến pháp.
Hôm 18-11, Tổng thống Benigno Aquino III đã tuyên bố Thỏa thuận Hợp tác quốc phòng nâng cao rất cần thiết đối với Philippines và thỏa thuận này chắc chắn phù hợp hiến pháp.
Trong khi đó, trang tin Rappler (Philippines) đưa tin đã có hai đơn kiện ra Tòa án tối cao đề nghị tòa phán quyết hủy bỏ Thỏa thuận Hợp tác quốc phòng nâng cao Mỹ-Philippines vì thỏa thuận này vi phạm hiến pháp nghiêm trọng.
Đơn kiện đầu tiên do hai cựu nghị sĩ Thượng viện Rene Saguisag và Wigberto Taada đứng tên. Hai người này thuộc nhóm 12 nghị sĩ Thượng viện đã từng bỏ phiếu yêu cầu dỡ bỏ các căn cứ quân sự Mỹ tại Philippines năm 1991.
Đơn kiện cho rằng Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin đã lạm dụng quyền hạn khi ký Thỏa thuận Hợp tác quốc phòng nâng cao với Đại sứ Mỹ tại Philippines Philip Goldberg.
Biểu tình phản đối Thỏa thuận Hợp tác quốc phòng nâng cao bên ngoài Tòa án tối cao ở Manila ngày 18-11 (ảnh: BULATLAT.COM)
Đơn kiện đưa ra các lập luận như sau:
Video đang HOT
- Thỏa thuận Hợp tác quốc phòng nâng cao là một hiệp định chứ không phải là một thỏa thuận hành pháp như chính phủ tuyên bố. Và vì đó là một hiệp định nên thỏa thuận cần phải được Thượng viện thông qua.
- Mục XVIII khoản 25 của hiến pháp yêu cầu các căn cứ quân sự, binh sĩ và các phương tiện quân sự nước ngoài không được phép hiện diện ở Philippines, trừ trường hợp thông qua một hiệp định được Thượng viện phê chuẩn. Quy định này không phân biệt căn cứ quân sự, binh sĩ và phương tiện quân sự nước ngoài trú đóng tại Philippines tạm thời hay thường trú.
- Thỏa thuận Hợp tác quốc phòng nâng cao còn vi phạm mục II khoản 8 hiến pháp về cấm nước ngoài triển khai vũ khí hạt nhân ở Philippines. Trong khi đó, thỏa thuận trên chỉ cấm Mỹ bố trí vũ khí hạt nhân sẵn trước ở Philippines chứ không cấm Mỹ đưa vũ khí hạt nhân vào Philippines.
Đơn kiện thứ hai do Tổng Thư ký Liên minh Yêu nước mới Renato Reyes Jr. và các nghĩ sĩ đảng Bayan Muna (Quốc gia trước tiên) đứng tên.
Đơn kiện đưa ra các lập luận:
- Thỏa thuận Hợp tác quốc phòng nâng cao là thỏa thuận cho phép quân đội nước ngoài đồn trú ở Philippines. Đây là điều hiến pháp ngăn cấm.
- Thỏa thuận vi phạm các điều khoản hiến pháp về thuế và Bộ luật Thuế nội địa vì cho phép quân đội Mỹ sử dụng miễn phí một số khu vực ở Philippines.
- Thỏa thuận gây nguy hại đến chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ vì cho phép quân đội Mỹ tiếp cận, toàn quyền sử dụng và kiểm soát một số khu vực ở Philippines.
Thỏa thuận Hợp tác quốc phòng nâng cao được ký kết tại Philippines ngày 28-4 vài giờ trước khi Tổng thống Obama công du đến Philippines. Thỏa thuận cho phép quân đội Mỹ luân phiên hiện diện ở Philippines, có quyền sử dụng các khu vực được Philippines đồng ý, xây dựng mới hoặc nâng cấp công trình trong các căn cứ ở Philippines, bố trí sẵn trước tàu hải quân, máy bay, thiết bị quốc phòng và phản ứng thảm họa tại Philippines.
Thỏa thuận Hợp tác quốc phòng nâng cao không thể giúp Philippines cải thiện năng lực quốc phòng để ngăn chặn Trung Quốc xâm lược vì không có gì bảo đảm Mỹ sẽ bảo vệ Philippines nếu tranh chấp biển Đông biến thành xung đột vũ trang. (Đơn kiện của hai cựu nghị sĩ Rene Saguisag và Wigberto Taada)
Theo Lê Linh
Pháp luật TPHCM
Truy tố đường dây mua bán trẻ sơ sinh qua mạng
Các đối tượng bị truy tố cùng về tội "mua bán trẻ em" theo điều 120 Bộ Luật hình sự.
Viện KSND TP HCM vừa hoàn tất cáo trạng truy tố các bị can Tưởng Đình Thương (35 tuổi, ngụ TP Hải Phòng), Ngô Thị Lan (44 tuổi, ngụ quận 1, TP HCM), Trần Ngọc Quỳ (44 tuổi, ngụ quận Tân Phú, TP HCM), Phạm Tuấn Phương (52 tuổi, ngụ Đắc Nông), Nguyễn Văn Viễn (44 tuổi, ngụ Quảng Ngãi) cùng về tội "mua bán trẻ em" theo điều 120 BLHS.
Theo nội dung cáo trạng, từ khoảng tháng 10/2013, Nguyễn Văn Viễn quen biết và chung sống với Võ Thị Kiều Trang như vợ chồng. Lúc này, Trang tâm sự với Viễn là đã có thai hơn 4 tháng và lo sợ gia đình biết việc có con vì không đủ điều kiện để nuôi con. Nghe người tình nói vậy, Viễn bày: sau khi sinh con ra, nếu không muốn nuôi thì cứ bán cho người khác lấy tiền tiêu xài. Trang đồng ý. Sau đó, Viễn kể lại việc này cho bạn là Trần Thiện Nhân nghe và được hứa sẽ tìm người nhận con nuôi khi Trang sinh nở. Sau đó, Nhân giới thiệu Viễn và Trang gặp Trần Ngọc Quỳ nhờ giúp. Từ đó, Quỳ thường xuyên đến chăm lo cho Trang.
5 bị can bị truy tố (Ảnh: CAND)
Đến ngày 24/2/2014, Trang sinh được một bé gái nặng hơn 3,1kg tại bệnh viện Từ Dũ. Sau khi Trang sinh, Viễn gọi điện báo cho Quỳ biết. Nhận được tin, Quỳ gọi điện cho Ngô Thị Lan chào bán đứa trẻ. Sau đó, Quỳ đến bệnh viện gặp Viễn ngã giá tiền mua đứa trẻ là giá 7 triệu đồng nhưng đợi đến khi đứa trẻ xuất viện mới thực hiện giao dịch.
Đến ngày 27/2, Trang xuất viện nên Viễn gọi điện cho Quý biết. Đến khoảng 14h cùng ngày, Quỳ đến đường Nguyễn Thị Minh Khai gặp Viễn, Trang cùng đứa trẻ. Theo yêu cầu của Quỳ, Viễn và Trang tiếp tục đón taxi đến trước cổng bệnh viện Nhi đồng 1, quận 1.
Tại đây, Trang đưa đứa trẻ cho Viễn bế, còn Trang đi vào phòng vệ sinh của bệnh viện. Một lúc sau, Lan đi xe mô tô đến nơi nhận đứa trẻ. Lúc này, Quỳ lấy 7 triệu đồng từ tay Lan đưa cho Viễn. Cùng lúc này, Trang từ trong bệnh viện ra thay đổi ý định, không đồng ý bán con nữa nhưng đứa trẻ đã được đưa cho Quỳ bế (cùng giấy tờ xuất viện) lên xe cho Lan chở đi thì bị công an bắt quả tang.
Quá trình điều tra, ngoài lần phạm tội này, Lan, Quỳ còn khai nhận cũng trong tháng 2/2014 đã cùng với nhiều đối tượng thực hiện trót lọt 3 vụ mua bán trẻ sơ sinh khác. Theo đó, do có nhu cầu nhận con nuôi, thông qua trang web mamsongviet.com, chị N.T.N.T. (ngụ quận Phú Nhuận, TP HCM) liên lạc với Tưởng Đình Thương (đối tượng chuyên môi giới nhận con nuôi) nhờ môi giới.
Ngày 15/2/2014, Lan, Phạm Tuấn Phương (chạy xe ôm tại khu vực bệnh viện Từ Dũ) gọi điện báo cho Tưởng biết có một sản phụ vừa sinh một bé trai tại bệnh viện Từ Dũ cần cho con. Hay tin, Tưởng gọi điện cho chị T biết và báo giá 25 triệu đồng. Sau khi xem mặt đứa trẻ, chị T. đồng ý mua với giá trên. Sau khi giao tiền và nhận đứa trẻ về nuôi, chị T. gọi điện báo cho Thương biết thì Thương nói muốn làm lại giấy chứng sinh cho bé thì liên hệ với một người tên Châu theo số điện thoại Thương cho (số máy này chị T. không lưu nên không nhớ).
Sau đó, chị T. đã cung cấp giấy chứng sinh đứa trẻ cùng chứng minh nhân dân và hộ khẩu photo của mình để làm giấy chứng sinh mới cho đứa trẻ mang tên mẹ là mình với giá 10 triệu đồng. Chỉ một ngày sau, Châu đã đưa giấy chứng sinh mới với tên mẹ là tên chị T. và chào mời chị T. mua một bé gái mới sinh khác với giá 23 triệu đồng. Cũng như lần trước, sau khi xem mặt đứa trẻ chị T. đồng ý mua và nhờ Châu làm giấy chứng sinh.
Tương tự, ngày 19/2, biết sản phụ N.H.T. chuẩn bị sinh và có nhu cầu cho con, Phạm Tuấn Phương liên lạc với Quý, Lan. Nhận được tin, Lan gọi điện cho Thương nhờ tìm người cần mua trẻ và báo giá 18 triệu đồng. Sau đó, Thương điện thoại cho một cặp vợ chồng ở Tây Ninh bán đứa trẻ với giá 35 triệu đồng. Ngoài các vụ trên, quá trình điều tra, Thương còn khai nhận trong năm 2013, Thương được Nguyễn Văn Thánh (ngụ quận 1) giới thiệu cho Thương môi giới 2 đứa trẻ khác làm con nuôi.
Trong bốn đứa trẻ các vụ án trên, 3 đứa trẻ cơ quan điều tra đã tìm được và đưa vào Trung tâm bảo trợ xã hội nuôi dưỡng, riêng con của N.H.T. chưa tìm được. Từ việc làm vi phạm pháp luật trên, Lan đã thu lợi bất chính được 21 triệu đồng, Phương được 8,5 triệu đồng, Thương được 4,5 triệu đồng và Quỳ 3 triệu đồng.
Liên quan đến vụ án 3, ba bà mẹ có hành vi bán con, trong đó có Trang không bị truy tố với lý do hành vi của Trang đã chấm dứt trước khi bị công an phát hiện. Đối với hai bà mẹ còn lại, qua điều tra, những người này khai không có đủ điều kiện nuôi con nên muốn cho con để người khác nuôi có cuộc sống tốt đẹp hơn chứ không có ý định bán con để có tiền.
Ngoài ra, qua điều tra CQĐT phát hiện, nơi cấp giấy chứng sinh cho những đứa trẻ trên là nhà bảo sanh T.H. (đặt tại quận 1) nhưng do hai giấy chứng sinh đã cấp không thu hồi được nên nơi này chỉ bị xử lý hành chính./.
Theo_VOV
Chần chừ, hiểu sai, VN sẽ thành "ốc đảo kỳ lạ" Quyền im lặng cũng như mọi quyền khác, nếu chúng ta không hiểu rõ và quy định một cách thiếu cẩn trọng thì có khi lại hạn chế quyền của công dân. Những người làm luật thường dẫn ra câu chuyện "thỏ bị bắt nhận làm gấu" để mô tả hiện tượng khi chịu sự áp lực của tra khảo và giam giữ,...