Philippines muốn đánh thuế người chơi Axie Infinity
Những người bán thú ảo trong Axie Infinity để kiếm tiền sẽ phải nộp thuế thu nhập, theo Thứ trưởng Tài chính Philippines.
“Bất kỳ ai kiếm tiền từ Axie Infinity cũng phải báo cáo thu nhập và nộp thuế”, Thứ trưởng Tài chính Philippines Antonette Tionko tuyên bố tuần trước.
Axie Infinity là dự án game blockchain của công ty Sky Mavis do người Việt sáng lập. Trò chơi lấy cảm hứng từ game Pokemon của Nintendo và một dự án NFT là Crypto Kitties . Điểm đặc biệt của Axie Infinity là cho phép người dùng “chơi để kiếm tiền”.
Giao diện màn hình chính của game Axie Infinity
Người chơi sẽ sở hữu một đội thú cưng ảo gọi là Axie và đưa Axie đi chiến đấu, nhân giống, hoặc thu thập các thú hiếm để sưu tầm. Phần thưởng nhận về từ việc chiến thắng hoặc bán Axie là các đồng tiền mã hóa SLP, có thể bán lấy tiền. Nhà phát triển sử dụng NFT để tạo ra tính duy nhất cho các Axie trong game, đồng thời cũng thu phí mua bán hoặc nhân giống Axie. Để tham gia, người chơi cần đầu tư một số tiền nhất định ban đầu để mua Axie.
Video đang HOT
Hàng nghìn người Philippines đang tham gia game này. Họ chưa thể kiếm tiền trực tiếp từ NFT thu được trong game, nhưng các giao dịch thú ảo đã ghi nhận giá trị từ hàng chục đến hàng trăm USD.
Thứ trưởng Tionko cho biết, các giao dịch này sẽ đều bị tính thuế, dù NFT được trả bằng tiền hoặc hiện vật, đồng thời tiền điện tử thu được trong game cũng phải chịu thuế. Chính phủ Philippines chưa đề ra cơ chế xác định giá trị và quy trình thu thuế từ tài sản kỹ thuật số.
“Tiền số là một loại tài sản và nó nằm trong danh mục đánh thuế ở Philippines. Loại thuế nào sẽ được áp dụng? Rõ ràng số tiền người chơi kiếm được sẽ phải chịu thuế thu nhập. Nếu soi xét kỹ hơn, nhiều thứ sẽ phụ thuộc vào đặc tính của tài sản, đây là điều mà Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch, cũng như Ngân hàng Trung ương Philippines phải quyết định”, bà Tionko nói thêm.
Giới chức Philippines cho biết chưa có biện pháp đánh thuế nhà phát triển Sky Mavis, do đây là doanh nghiệp nước ngoài không có trụ sở và đăng ký kinh doanh tại Philippines.
Cách một startup huy động được 12,5 triệu USD trong 31 giây
Nền tảng cho mượn NFT trong các game như Axie Infinity đã kiếm được 12,5 triệu USD sau đợt rao bán token kéo dài trong 31 giây.
Nền tảng tiền số Yield Guild Games (YGG) đã thu về 12,5 triệu USD sau đợt bán YGG, token dùng để nhận phần thưởng, mua nội dung độc quyền hoặc thanh toán cho các dịch vụ trong mạng lưới của YGG.
Lượng token được ra của YGG chiếm 2,5% tổng nguồn cung, tương đương 25 triệu token. Trong 31 giây, số token đã được bán hết dưới dạng đấu giá ngược kiểu Hà Lan (Dutch Auction) để tránh tình trạng token được trả giá quá cao.
Theo Business Insider , nhiều người có nhu cầu đã không thể sở hữu YGG do token được bán hết trong thời gian quá nhanh. Một số người đã phàn nàn trên máy chủ Discord của YGG do đợt bán kết thúc ngay lập tức, khiến họ không mua được token.
YGG là token của Yield Guild Games, nền tảng cho mượn các NFT trong game để người chơi đầu tư và kiếm doanh thu.
"Chúng tôi rất vui vì (các token) đã được bán hết... Chúng tôi khá mệt mỏi do bị nhiều người tấn công", Gabby Dizon, đồng sáng lập YGG chia sẻ.
Ra mắt lần đầu vào tháng 12/2020, YGG từng kiếm được 4,6 triệu USD trong vòng gọi vốn của công ty đầu tư mạo hiểm Andreessen Horowitz. Nền tảng này được ví như "Uber của tài sản số" khi mua hoặc tạo ra tài sản NFT trong các game blockchain như Axie Infinity , sau đó cho người dùng mượn chúng (còn gọi là scholar) để xây dựng và đầu tư. Một phần doanh thu tạo ra từ NFT sẽ được chia cho YGG.
Axie Infinity là game blockchain do một studio tại Việt Nam phát triển. Ngày 6/8, Axie Infinity tuyên bố cán mốc 1 triệu người chơi/ngày. Số lượng người chơi tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á, nhiều nhất là Philippines.
"Trong bối cảnh đại dịch, nhiều người đang kiếm sống bằng những trò chơi NFT này", Dizon chia sẻ. Tuy nhiên khi những game như Axie Infinity ngày càng phổ biến, chi phí mua NFT cần thiết cũng cao hơn.
Khi mới chơi Axie Infinity vào mùa hè năm ngoái, Alexei Udall, Giám đốc quan hệ đối tác của YGG, cho biết giá khởi điểm của các NFT là 40 USD. Tuy nhiên hiện nay, chúng đã tăng lên hơn 200 USD. Do đó, Dizon, Beryl Li và Owl đã tạo ra YGG, cho phép người chơi mượn NFT trong game để đầu tư.
Đến nay, YGG đã có 4.700 scholar trên thế giới, đa số đến từ những nước đang phát triển, mục tiêu mở rộng lên 15.000 người vào cuối năm nay. Dịch vụ cho mượn NFT trong game của YGG giúp nhiều người thuê nhà riêng, mua thuốc hoặc trang trải chi phí sinh con trong bệnh viện.
Đầu năm 2021, NFT thành cơn sốt khi những bức ảnh, nhạc và video được giao dịch với giá hàng triệu USD. Arianna Simpson, đối tác của Andreessen Horowitz cho rằng các tựa game blockchain là một phần quan trọng của thế giới ảo, tạo ra cơ hội kiếm tiền cho nhiều người.
Một số người nhận định NFT chỉ là bong bóng đầu cơ không giá trị, lượng điện dùng để xử lý giao dịch có thể tác động mạnh đến môi trường. Tuy nhiên, đại diện YGG cho rằng những quan điểm trên đã bị lãng quên từ lâu.
Ai được hưởng lợi khi tiền ảo của Axie Infinity tăng giá trị đột biến? Đội ngũ phát triển Sky Mavis chắc chắn là những người được hưởng lợi trực tiếp từ thành quả của mình, nhưng ngoài ra còn có các đối tác, nhà đầu tư ban đầu và cả người chơi Axie Infinity. Cơn sốt Axie Infinity của Việt Nam vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại khi đồng tiền ảo trong trò chơi này là...