Philippines mở tung cửa đón Mỹ lập căn cứ
Tình hình căng thẳng trên Biển Đông với Trung Quốc làm Philippines lo ngại, đề xuất quân đội Mỹ sử dụng 8 căn cứ ở nước này.
Người phát ngôn quân đội Philippines, Đại tá Restituto Padilla ngày 13/1 cho biết nước này đã đề xuất để Mỹ sử dụng 8 căn cứ.
Reuters cho hay, theo đề xuất này của Philippines, Washington có thể xây dựng các cơ sở làm kho trang thiết bị và quân nhu dựa trên Thỏa thuận Tăng cường Hợp tác Quốc phòng (EDCA) mới ký giữa hai nước.
“Danh sách các căn cứ này đã được chuẩn bị từ nhiều tháng trước”, Đại tá Padilla khẳng định. Theo ông, 8 căn cứ nêu trên gồm 5 sân bay quân sự, 2 căn cứ hải quân và 1 doanh trại huấn luyện trong rừng sâu.
Ba trong số những căn cứ này- nằm trên đảo chính Luzon ở miền Bắc Philippines – gồm sân bay Clark (căn cứ trước đây của Không quân Mỹ) và 2 căn cứ còn lại nằm trên hòn đảo phía Tây Palawan, gần Biển Đông. Trong khi đó, phía Mỹ cũng đang tìm cách tiếp cận 3 hải cảng dân sự và các sân bay ở Luzon, trong đó có Vịnh Subic-căn cứ trước đây của Hải quân Mỹ.
Hoạt động xây dựng trái phép của Trung Quốc trên đá Xubi, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Ảnh: SIA
Video đang HOT
Theo các chuyên gia, khu vực vịnh Subic trước đây được đánh giá là điểm trọng yếu có thể kết hợp với vị trí địa lý Cam Ranh của Việt Nam để tạo nên thế gọng kìm, kiểm soát Biển Đông nếu có sự tương đồng về sức mạnh và phối hợp nhịp nhàng giữa hai bên.
Theo chuyên gia bình luận chính trị Hiroyuki Noguchi của Nhật Bản nhận xét trên tờ Sankei Express hồi năm 2013, người Mỹ là người hiểu Cam Ranh hơn ai hết nhất là khi họ đã từng có quân cảng ở đây và biết rõ trị của nó.
Quay lại với sự hợp tác ngày càng rộng lớn đặc biệt là về quân sự giữa Philippines và Mỹ trong thời gian gần đây cho thấy sự kiên quyết của Philippines ở Biển Đông. Việc cho phép Mỹ lập căn cứ ở vịnh Subic cho thấy quan điểm rõ ràng của Philippnines với ông lớn quân sự sau 23 năm đóng cửa quân cảng này.
Vịnh Subic nằm cách đảo đá ngầm Scaborough bị Trung Quốc đánh chiếm vào năm 2012 chỉ có 270km. Chuyên gia an ninh Mỹ Patrick Cronin, chiến đấu cơ FA-50 chỉ cần vài phút là bay đến mục tiêu. Ông Cronin cho rằng một ngày nào đó, Trung Quốc có thể biến Scarborough trở thành một hòn đảo nhân tạo.
Khi đó, Philippines sẽ gặp khó khăn lớn hơn trong việc bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế ngoài khơi đảo Luzon. “Việc mở cửa trở lại căn cứ ở Vịnh Subic có vẻ như là một bước đi phòng thủ khôn ngoan của chính quyền Philippines”, chuyên gia Cronin nhận xét.
Động thái hỗ trợ mới nhất và liên tiếp sau khi Philippines đề xuất Mỹ mở căn cứ ở vịnh Subic là sự kiện tàu ngầm tấn công nhanh USS Topeka (SSN 754) của Mỹ tới nước này. Hoạt động này nằm trong việc “triển khai thường lệ tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”.
Tàu ngầm USS Topeka. Ảnh: Hải quân Mỹ
“Với thủy thủ đoàn gồm 160 thành viên, Topeka sẽ thực hiện nhiều nhiệm vụ và phát huy năng lực mới nhất của hạm đội tàu ngầm”, tuyên bố của Hải quân Mỹ nêu rõ.
Việc điều tàu ngầm tới Philippines thực hiện theo Hiệp định Tăng cường quốc phòng Hợp tác (EDCA) mà hai nước đã ký từ tháng 4/2014. EDCA cho phép quân đội Mỹ có quyền đồn trú luân phiên tại các trung tâm quân sự và triển khai máy bay, tàu chiến từ Philippines. Quân đội Mỹ cũng có thể xây trại bên trong các căn cứ quân sự lớn của lực lượng vũ trang Philippines, đồng thời lưu trữ hoặc đặt thiết bị quân sự tại quốc gia Đông Nam Á.
Tổng thống Mỹ Barack Obama tới thăm Philippines hồi tháng 11/2015 cũng đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Mỹ tới quốc gia này. Vừa đến Philippines, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lập tức đến thăm tàu chiến BRP Gregorio del Pilar, biểu tượng của sự hỗ trợ mà Mỹ dành cho Philippines.
Trên boong con tàu này, ông Obama bày tỏ cam kết sắt đá đối với việc bảo vệ đồng minh lâu năm Philippines cũng như tự do hàng hải ở châu Á: “Mỹ cam kết bảo vệ an ninh của khu vực này hơn 70 năm qua. Chúng tôi có thỏa thuận, có cam kết sắt đá để bảo vệ đồng minh Philippines. Philippines có thể dựa vào nước Mỹ.
Đông Phong(Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Máy bay tuần tra P-3C của Nhật Bản sẽ thăm căn cứ Cam Ranh
Theo Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, trang tin Yomiuri Shimbun cho biết máy bay tuần tra P-3C của Nhật Bản sẽ hạ cánh xuống căn cứ của các nước trong khu vực Biển Đông, trong đó có cả Việt Nam, sau khi kết thúc hoạt động chống hải tặc ở ngoài khơi Somalia.
Máy bay tuần tra P-3C của Nhật Bản. (Nguồn: Thestar.com.my)
Đây là quyết định của Bộ Quốc phòng và Lực lượng phòng vệ Nhật Bản.
Động thái trên được cho là sẽ cho phép Nhật Bản hỗ trợ Hoa Kỳ trong chiến dịch tuần tra nhằm đảm bảo an ninh hàng hải ở Biển Đông, đặc biệt xung quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng.
Trước đây, máy bay tuần tra hàng hải tiếp nhiên liệu tại căn cứ tương đối xa Biển Đông, ở các nước như Singapore và Thái Lan, sau đó khi trở về sẽ tiếp nhiên liệu ở các căn cứ xung quanh Biển Đông ở các quốc gia như Việt Nam, Philippines, Malaysia. Máy bay tuần tra của Nhật Bản cũng sẽ tham gia vào các hoạt động trao đổi quốc phòng tại các địa điểm đến thăm.
Trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 11/2015 của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, hai nước đã nhất trí rằng Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản sẽ thăm vịnh Cam Ranh - căn cứ hải quân chiến lược ở Biển Đông trong năm nay.
Theo kế hoạch, máy bay tuần tra P-3C sẽ hạ cánh xuống căn cứ hải quân Cam Ranh và tham gia các cuộc diễn tập thiện chí vào tháng tới./.
Theo Vietnam
Nhật Bản gấp rút phối hợp với Mỹ trừng phạt Triều Tiên Nhật Bản và Mỹ sẽ nhanh chóng đề xuất biện pháp trừng phạt mới đối với Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc sau vụ nước này thử bom nhiệt hạch. Trước việc Triều Tiên tiến hành thành công vụ thử bom nhiệt hạch, Nhật Bản liên tiếp có những động thái tăng cường phối hợp với cộng đồng quốc tế và Liên Hợp...