Philippines lập “hạm đội tàu cá” đối phó với Trung Quốc ở biển Đông?
Hạ nghị sĩ Biazon thậm chí kêu gọi Liên Hợp Quốc gửi lực lượng gìn giữ hòa bình đến biển Đông một khi căng thẳng vẫn tiếp tục leo thang.
Ngày 26/7, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và An ninh thuộc Hạ viện Philippines, Muntinlupa Rep. Rodolfo Biazon vừa lên tiếng kêu gọi chính phủ nước này cử một đội tàu đánh cá ra biển Đông trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng hung hăng kéo cả đội tàu cá ra quần đảo Trường Sa đánh bắt trái phép.
Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng, An ninh Philippines, Hạ nghị sĩ Rodolfo Biazon
Hạ nghị sĩ Rodolfo Biazon cho hay, “hạm đội tàu cá” sẽ là cách để Philippines thể hiện yêu cầu, tuyên bố chủ quyền trên biển Đông.
“Tôi đề nghị Cục Cảnh sát biển và Cục Thủy sản phái tàu trở lại (Scarborough) mang theo cờ Philippines. Chúng ta nên tổ chức ngư dân Philippines thành “hạm đội tàu cá” và được hộ tống bởi tàu hải quân Philippines nếu cần thiết”, Hạ nghị sĩ này cho hay.
Các nhà lập pháp Philippines đưa ra đề xuất “hạm đội tàu cá” sau khi có ít nhất 30 tàu cá Trung Quốc đã tụ tập và đánh bắt trái phép trên khu vực quần đảo Trường Sa (của Việt Nam) mà hiện có 5 nước 6 bên tuyên bố chủ quyền, gồm Việt Nam, Philippines, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Brunei.
Hạ nghị sĩ Biazon cũng yêu cầu Bộ Ngoại giao Philippines không được để phía Trung Quốc tiếp tục leo thang, lấn lướt trên biển Đông, nơi Philippines tuyên bố chủ quyền.
Video đang HOT
Philippines sẽ thành lập “hạm đội tàu cá” để đối phó với lực lượng ngư dân, tàu cá Trung Quốc trên biển Đông?
“Bất kỳ thời điểm nào phía Trung Quốc có hành vi vi phạm pháp luật quốc tế, chúng tôi luôn luôn phải đưa ra kháng nghị”
Mặc dù nhấn mạnh, các bên đều cần bình tĩnh và giải quyết tranh chấp chủ quyền trên biển Đông thông qua đối thoại hòa bình, đàm phán đa phương trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước biển Liên Hợp Quốc 1982, nhưng Trung Quốc luôn tìm cách gạt đi.
Hạ nghị sĩ Biazon thậm chí kêu gọi Liên Hợp Quốc gửi lực lượng gìn giữ hòa bình đến biển Đông một khi căng thẳng vẫn tiếp tục leo thang.
Có thể thấy rằng Philippines đang rất tích cực tìm kiếm các giải pháp xử lý tranh chấp chủ quyền lãnh hải thông qua đối thoại hòa bình, đàm phán đa phương trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước biển Liên Hợp Quốc 1982.
Manila cũng đã thường xuyên và liên tục kiềm chế trước các động thái, phát ngôn, áp lực truyền thông chụp mũ của Bắc Kinh và luôn luôn tỏ rõ thiện chí.
Song nếu Bắc Kinh vẫn cứ làm già lấn tới, bất chấp công luận và luật pháp quốc tế, thì những ý kiến đề xuất táo bạo như việc yêu cầu Liên Hợp Quốc phái lực lượng gìn giữ hòa bình đến biển Đông không phải nước cờ tồi, Bắc Kinh cần cân nhắc thận trọng.
Theo GDVN
Thế giới bất đồng, chưa tìm ra lối thoát cho Syria
Trong khi thế giới chưa tìm được lối thoát cho Syria, có ý kiến cho rằng, LHQ nên chỉ đạo việc thành lập lực lượng gìn giữ hòa bình.
Trong bối cảnh bạo lực tại Syria tiếp tục leo thang, cộng đồng quốc tế vẫn chưa thể tìm được tiếng nói chung cho cuộc khủng hoảng tại nước này. Vấn đề này khiến cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Syria tiếp tục kéo dài.
Ngày 26/7, Pháp kêu gọi Nga và Trung Quốc có những hành động ngăn chặn bạo lực tại Syria sau khi có những báo cáo cho biết, Chính phủ Syria đang điều xe tăng và binh lính đến thành phố Aleppo để ngăn chặn các cuộc nổi loạn tại đây.
Chiếc xe tăng bị thiêu cháy của lực lượng Chính phủ Syria ở Azzaz, Aleppo ngày 19/7/2012 (Ảnh: Reuters)
Phát biểu khi thăm Vacsava, Ba Lan, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius nói: "Tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt là nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc nên hiểu trách nhiệm của mình. Điều tôi muốn đề cập là Nga và Trung Quốc luôn phản đối nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhằm gia tăng áp lực lên chính quyền Syria. Họ cần phải có những hành động nhằm chấm dứt đổ máu tại nước này".
Trong khi đó, cùng ngày, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cáo buộc Mỹ và một số nước phương Tây, Arab và Thổ Nhĩ Kỳ đã thổi bùng ngọn lửa bạo lực tại Syria khi hỗ trợ cho lực lượng đối lập tại nước này. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng chỉ trích việc Mỹ không lên án vụ đánh bom nhằm vào các quan chức an ninh hàng đầu của Syria ngày 18/7, cho đây là thái độ "bao biện cho khủng bố".
Theo ông Lavrov, với thái độ này, Mỹ thể hiện sẽ tiếp tục ủng hộ những hành động khủng bố như vậy chừng nào Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc chưa đáp ứng những gì Washington muốn.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói: "Chúng tôi cho rằng, cần phải có những hành động để có thể chấm dứt ngay lập tức bạo lực tại Syria. Khi phe đối lập tại Syria tiếp tục nhận được tiền và các loại phương tiện để thực hiện các hành động khủng bố thì chúng ta không thể bàn đến các biện pháp nhân đạo".
Cũng trong ngày 26/7, Tổng thống Indonesoa Susilo Bambang Yudhoyono tuyên bố, Indonesia đã đề xuất Liên Hợp Quốc thành lập một lực lượng gìn giữ hòa bình nhằm chấm dứt nội chiến ở Syria.Tuyên bố của ông Susilo được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon kêu gọi các nhà lãnh đạo trên thế giới cùng hành động để chấm dứt cuộc khủng hoảng nghiêm trọng tại quốc gia Trung Đông này.
Ông Susilo khẳng định, Indonesia đã đề xuất kiến tạo một hành động mang tính tập thể, thành lập lực lượng gìn giữ hòa bình. Theo ông Susilo, 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nên tổ chức chỉ đạo việc thành lập lực lượng gìn giữ hòa bình này, mà mục tiêu chính là chấm dứt ngay lập tức cuộc nội chiến ở Syria, chứ không phải là để tấn công Tổng thống Bashar al-Assad. Điều quan trọng nhất là chấm dứt thảm họa mà người dân Syria đang phải gánh chịu.
Trong khi đó, tình hình Syria tiếp tục diễn biến phức tạp. Một nguồn tin an ninh cho hay các binh sĩ chính phủ Syria đã sẵn sàng mở một cuộc phản công tại nhiều khu vực do phe đối lập đang kiểm soát ở thành phố Aleppo, miền Bắc Syria. Theo nguồn tin này, các lực lượng đặc biệt đã được triển khai từ ngày 25 và 26/7 quanh thành phố Aleppo và đã có thêm nhiều binh sĩ được điều động tham gia chiến dịch phản công tổng lực vào ngày 27 và 28/7.
Trong bối cảnh bạo lực leo thang, người dân Syria đã bắt đầu rời bỏ nhà cửa để tìm nơi lánh nạn và dự báo sẽ có một cuộc khủng hoảng nhân đạo xảy ra nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài. Theo Tổ chức Trăng lưỡi liềm đỏ Arab ở Syria hiện có khoảng 1,5 triệu người đang bị mất nhà cửa và trên 115.000 người khác đã chạy sang các quốc gia láng giềng./.
Theo VOV
Hoàn Cầu: Trung Quốc hãy ngừng giúp đỡ Philippines để Manila "trả giá" Hoàn Cầu thời báo đề nghị Bắc Kinh phải "trừng phạt Manila vì đã dám tranh cãi về chủ quyền bãi đá Scarborough. Manila đã kích động cuộc xung đột và phải chịu hậu quả" Giới truyền thông Philippines ngày 24/7 đưa tin, tờ báo hàng đầu Trung Quốc theo đuổi quan điểm hiếu chiến đối với vấn đề biển Đông, Hoàn Cầu...