“Lính mũ nồi xanh” giữa hai làn đạn
Liên hợp quốc vừa lên tiếng cho biết hoạt động gìn giữ hòa bình của tổ chức đa phương lớn nhất toàn cầu này hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức.
Lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ ở Congo
Xuất hiện như một công cụ nhằm buộc các bên đối địch trong các cuộc xung đột quân sự trên toàn cầu phải tôn trọng các thỏa thuận hòa bình và ngăn chặn tình trạng thù địch tái diễn, lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ, hay còn gọi là lính “mũ nồi xanh”, đã khẳng định vai trò không thể thiếu của mình trong việc đem lại hòa bình tại nhiều điểm nóng trên thế giới. Hơn 100 quốc gia đã phái binh sĩ của mình phục vụ trong hàng ngũ “mũ nồi xanh”.
Video đang HOT
Không đơn giản chỉ là những binh lính và sĩ quan trang bị nhẹ nhàng đi tuần tra trên đường phân chia ranh giới giữa các bên xung đột, lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ ngày càng phải giải quyết các vấn đề phức tạp và đa diện, từ giám sát việc tuân thủ lệnh ngừng bắn, đến tổ chức bầu cử, cải cách hệ thống cảnh sát và tư pháp, bảo vệ nhân quyền, tiến hành rà phá bom mìn, đảm bảo cung cấp viện trợ nhân đạo…
Trên thực tế, xung đột trên thế giới chưa bao giờ ngưng. Sự cần thiết của lực lượng gìn giữ hoà bình LHQ tăng mạnh từ giữa những năm 80. Hiện giờ trên thế giới có 17 chiến dịch gìn giữ hoà bình với sự tham gia của khoảng 120.000 người. Năm 1998, lực lượng “mũ nồi xanh” đã được nhận giải Nobel hòa bình cho công lao giữ gìn hòa bình.
Đóng góp của lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, dư luận quốc tế đôi lúc tỏ ra nghi ngờ tính hiệu quả hoạt động gìn giữ hòa bình này của Liên hợp quốc. Tuy có thành công nhất định nhưng LHQ cũng còn bộc lộ nhiều yếu kém, bất lực, ít tác dụng, hoặc bị chi phối, lợi dụng. Tiêu biểu như các cuộc xung đột ở Bosnia, Kosovo (Nam Tư cũ), ở Rwanda, Somalia, Afghanistan và đặc biệt là các cuộc xung đột ở Trung Đông…. Sự can dự của LHQ tại các điểm nóng trên tỏ ra kém hiệu quả.
Thách thức thứ hai là gánh nặng chi phí cho hoạt động của lực lượng gìn giữ hòa bình. Từ sau “Chiến tranh lạnh”, chi phí này đã tăng lên đột ngột. Trước đây, chi phí cho gìn giữ hòa bình của LHQ hàng năm chỉ ở mức 3,6 tỷ USD Mỹ, chủ yếu là chi phí cho các hoạt động gìn giữ hòa bình ở Nam Tư cũ và Somalia. Năm 1998, con số này giảm xuống chỉ còn dưới 1 tỷ USD. Tuy nhiên vài năm gần đây, mức chi phí lại tăng lên khoảng 5,3 tỷ USD. Tháng 7 năm ngoái, Đại hội đồng LHQ đã thông qua ngân sách trị giá 7 tỷ USD cho các hoạt động của lực lượng “mũ nồi xanh” trên toàn cầu trong tài khóa 2011 – 2012. Đây là mức chi phí cao nhất trong lịch sử hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ.
Chính vì thế mà Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon phải lên tiếng kêu gọi các quốc gia thành viên và các cơ quan chuyên ngành của LHQ đóng góp về nhân lực, vật lực và tài chính cũng như ủng hộ kiên định và mạnh mẽ về chính trị cho hoạt động gìn giữ hòa bình của tổ chức này.
Là ví dụ độc đáo về quan hệ đối tác toàn cầu, về lòng can đảm bởi luôn “đi giữa hai làn đạn” nhưng lực lượng gìn giữ hòa bình vẫn phải thay đổi mạnh mới giữ được hình ảnh mà thế giới dành cho họ – “ lính mũ nồi xanh”.
Theo ANTD
Nhật Bản cử khoảng 150 quân lính tới Nam Sudan
Lực lượng phòng vệ mặt đất (GSDF) của Nhật Bản đã cử khoảng 150 quân tới Nam Sudan. Đây là một phần trong đợt hai tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại quốc gia châu Phi này.
Quân lính của Lực lượng phòng vệ mặt đất (GSDF) của Nhật Bản ở Nam Sudan. (Ảnh: Reuters)
Các thành viên GSDF đến Nam Sudan trong ngày 10/6 và cùng tham gia hoạt động với các đơn vị khác nhằm nâng cấp cơ sở hạ tầng như đường sá, cầu cống ở Nam Sudan.
Phát biểu trước khi lên đường tới Sân bay Chitose ở Hokkaido, Trung tá Nobutaka Matsuki cho biết họ sẽ hỗ trợ xây dựng Nam Sudan "một cách đặc biệt."
Khoảng 100 thành viên khác của GSDF sẽ lên đường tới Nam Sudan vào ngày 22/6.
Đây là những đơn vị cuối cùng của đợt chuyển quân thứ hai tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc của Nhật Bản./.
Theo TTXVN
Bảy binh sĩ gìn giữ hòa bình bị giết Bảy binh sĩ lực lượng hòa bình Liên Hiệp Quốc người Niger đang thực hiện sứ mệnh tại Bờ Biển Ngà đã thiệt mạng trong một cuộc phục kích ở phía tây nam nước này, theo Hãng tin AFP ngày 9-6. Hiện có 10.000 bính sĩ thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc làm nhiệm vụ tại Bờ Biển Ngà...