Philippines kiện Trung Quốc ra toà: Kiếm cớ hay tạo cớ?

Theo dõi VGT trên

Việc Philippines quyết tâm tạo sự răn đe chiến lược ở Biển Đông trên cả ba phương diện pháp lý, ngoại giao và quân sự đang đặt khu vực trước hai ngả rẽ, hoặc sẽ là cú hích đẩy nhanh tiến trình thảo luận COC, hoặc ngược lại sẽ làm đóng băng tiến trình này.

Philippines kiện Trung Quốc ra toà: Kiếm cớ hay tạo cớ? - Hình 1

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Philippines liên tục “khẩu chiến” trong những ngày vừa qua về vụ kiện Biển Đông.

Từ lâu, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc đã ráo riết thúc đẩy tiến trình thảo luận nhằm sớm cho ra đời Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), một văn kiện pháp lý mang tính ràng buộc giúp kiềm chế căng thẳng trong khu vực. Tuy nhiên, thỏa thuận được mong đợi này đang đứng trước hai ngả rẽ: hoặc sẽ được tiếp tục đẩy nhanh hơn, hoặc sẽ bị tạm gác sang một bên sau khi Philippines quyết định đi nước cờ mạo hiểm đưa vấn đề Biển Đông ra Tòa án quốc tế.

Trung Quốc kiếm cớ hay Philippines tạo cớ?

Theo nhận định của một số chuyên gia biển đảo trong khu vực, do lâu nay Trung Quốc luôn tìm cách trì hoãn sự ra đời của Bộ quy tắc COC, nay lại có thêm cớ từ vụ kiện của Philippines, nên khả năng xảy ra phương án đầu tiên (đẩy nhanh tiến trình thảo luận văn kiện này) là rất thấp.

“Nếu Trung Quốc đang tìm mọi cách gác qua một bên tiến trình thương lượng với ASEAN về tình trạng căng thẳng ở Biển Đông thì hành động của Philippines có lẽ là cái cớ tốt nhất được tạo ra vào thời điểm này”, tờ Hoa Nam Buổi sáng của Hồng Kông dẫn lời một nhà phân tích nói.

Một số chuyên gia nắm rõ tiến trình đàm phán COC cũng cho rằng động thái của Manila tìm kiếm sự bảo trợ của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) sẽ làm phức tạp thêm tình hình căng thẳng biển đảo lâu nay trong khu vực.

“Hành động của Philippines có thể sẽ gây nguy hiểm hơn cho các cuộc thương lượng vốn đã bị trì hoãn lâu nay”, một chuyên gia ở Hồng Kông nói.

Cũng đề cập dưới góc độ này, tờ New Strait Times của Malaysia dẫn nhận định của Tiến sĩ B.A. Hamzah thuộc trường Đại học Quốc phòng Malaysia cho rằng: “Bằng việc khởi xướng một phiên tòa trọng tài chống lại Trung Quốc, Philippines đã tăng thêm tiền tố trong vấn đề Biển Đông”.

“Thành công trong vấn đề trọng tài quốc tế rất mờ mịt, đặc biệt khi xét tới thực tế Trung Quốc là nền kinh tế thứ hai thế giới và là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc”, Tiến sĩ Hamzah nói thêm.

Lý giải của Manila

Video đang HOT

Theo dự đoán của giới chuyên gia, cuộc chiến pháp lý giữa Philippines và Trung Quốc sẽ diễn ra vô cùng phức tạp với tiến trình tranh tụng có thể kéo dài hàng năm. Dẫu vậy, Philippines vẫn tuyên bố quyết theo đuổi vụ kiện tới cùng, cho dù Bắc Kinh đã chính thức bác bỏ hành động pháp lý của Manila thông qua hành động trả lại công hàm ngoại giao thông báo về vụ việc.

Trong đơn kiện gửi Tòa án Trọng tài Quốc tế của UNCLOS, Philippines yêu cầu phía Trung Quốc phải giải thích rõ về những cơ sở pháp lý vận dụng cho việc đưa ra đường 9 đoạn, hay còn gọi là “đường lưỡi bò”, chiếm gần hết Biển Đông.

Manila hy vọng việc làm này sẽ giúp một nước ở thế yếu hơn tìm kiếm phán quyết công bằng từ tòa án quốc tế, đồng thời phơi bày quyết tâm vẽ lại bản đồ khu vực của Bắc Kinh sau khi Trung Quốc liên tục tìm cách trì hoãn các cuộc đàm phán về COC với lý do không muốn có sự can dự từ bên ngoài, ám chỉ Mỹ.

“Chúng tôi muốn Tòa án Trọng tài Quốc tế xác định tính hợp pháp của đường 9 đoạn mà Trung Quốc vẽ ra, cũng như tình trạng pháp lý của 10 hòn đảo mà Trung Quốc đã chiếm đóng ở Biển Đông”, Manila tuyên bố.

Mặc dù khẳng định sẽ tuân theo lộ trình của ASEAN, nhưng giới chức Philippines cũng không quên nói thêm rằng Manila đang bị dồn vào chân tường sau 18 năm thất bại trong đàm phán ngoại giao song phương với Bắc Kinh về tranh chấp biển đảo.

“Philippines đã cạn kiệt tất cả các giải pháp chính trị và ngoại giao nhằm giải quyết vấn đề thông qua đàm phán hòa bình với Trung Quốc. Chính điều này đang đẩy vấn đề bảo vệ chủ quyền của chúng tôi vào vòng nguy hiểm”, Ngoại trưởng Philippines Del Rosario tiết lộ.

“Do chủ quyền bị đe dọa trực tiếp, chúng tôi buộc phải hành động để bảo vệ các lợi ích quốc gia. Chúng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải tìm kiếm một giải pháp bền vững và chúng tôi nhận thấy không thể tiếp tục chờ đợi thêm nữa”, một quan chức khác của Philippines nhấn mạnh.

Cách lý giải này của Manila đã nhận được sự đồng cảm của một số nước, đặc biệt là Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).

“Washington ủng hô nô lực của Philippines trong giải quyêt các tranh châp chủ quyên bằng pháp lý”, tân Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố thẳng với người đồng cấp Del Rosario trong cuộc điện đàm tôi 13/2.

“EU đứng về phía Philippines. Chúng tôi hy vọng Trung Quốc sẽ chấp nhận vì tiến trình này sẽ giúp đưa cả hai bên tới… một giải pháp”, trưởng phái đoàn lập pháp EU Werner Langen nói khi tới thăm Manila hôm 15/2.

Đối sách của Trung Quốc

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng “không vừa”. Nước này đang tìm cách “tương kế, tựu kế” sau màn khai hỏa của Philippines với dự định sẽ sử dụng chiêu bài “gậy ông đập lưng ông”. Theo đó, Bắc Kinh sẽ cố tình trì hoãn thêm các cuộc thương lượng với ASEAN về COC với lý do điều kiện chưa chín muồi.

Trước mắt, Trung Quốc cũng đã tỏ rõ lập trường phản đối việc Philippines đưa tranh chấp Biển Đông ra tòa án quốc tế.

“Chúng tôi không đồng ý với việc Bộ Ngoại giao Philippines đưa vấn đề ra trọng tài quốc tế… Cả Trung Quốc và Philippines đều đã ký Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) với cam kết thực hiện nghiêm túc tuyên bố này”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nêu rõ trong cuộc họp báo thường nhật.

“Đề nghị của Philippines là sai trái về mặt lịch sử và pháp lý, mang nội dung cáo buộc không thể chấp nhận được đối với Trung Quốc”, ông Hồng Lỗi nói thêm.

Ông Hồng Lỗi cũng nhắc lại quan điểm của Bắc Kinh muốn mọi tranh chấp biển đảo phải được giải quyết thông qua đàm phán giữa các bên liên quan trực tiếp. “Trung Quốc cam kết sẽ giải quyết tranh chấp với Philippines thông qua đàm phán song phương nhằm đảm bảo thuận lợi cho quan hệ hai bên cũng như hòa bình, ổn định trong khu vực”.

Tuy nhiên, chính từ “song phương” mà Trung Quốc nhắc tới lại là điều không được Philippines và nhiều nước khác trong khu vực lựa chọn. Nếu làm theo phương cách này, cái mà các nước nhận được chỉ là sự thua thiệt trước một Trung Quốc “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”.

Tìm kiếm hướng giải quyết khả thi

Để tránh leo thang căng thẳng, việc trước mắt hai bên cần phải làm là không nên kéo dài tình trạng “hòn bấc ném đi, hòn chì ném lại” như hiện nay.

Mặc dù Philippines vẫn liên tục khẳng định nước này đã đi đúng hướng trong việc kiện Trung Quốc ra tòa án luật biển quốc tế và rằng Manila đã không khởi động vụ kiện nếu như không nắm đủ trong tay các bằng chứng cũng như cơ sở pháp lý đủ sức nặng, song ở góc độ toàn diện hơn thì một cuộc chiến “ăn thua tới cùng” với Bắc Kinh cũng chưa chắc đã tạo ra hướng đi ổn định lâu dài cho khu vực.

Vì vậy, điều quan trọng hơn cả hiện nay là các bên phải cùng nhau xác định được những vấn đề ưu tiên trong xử lý các tranh chấp. Nó có thể được khởi đầu bằng việc các bên xây dựng lại lòng tin thông qua hợp tác thực hiện một dự án chung ở vùng lãnh thổ tranh chấp. Tiếp theo là các bên nhất trí chỉ sử dụng chế tài UNCLOS khi những tranh chấp biển đảo không thể giải quyết được bằng con đường ngoại giao, và khi ASEAN và Trung Quốc không thể soạn thảo được Bộ quy tắc được mong đợi COC.

Hiện tại, COC đang được xây dựng theo hướng trở thành một văn kiện ràng buộc pháp lý để giúp ASEAN – Trung Quốc nâng cao năng lực quản lý, cũng như giải quyết các xung đột ở Biển Đông. Văn kiện này được hoàn thiện dựa trên DOC ký giữa Trung Quốc và ASEAN năm 2002. Mặc dù ASEAN đã bước sang một giai đoạn mới với việc cả nước chủ tịch Brunei và tân Tổng thư ký Lê Lương Minh đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhanh chóng cho ra đời COC, song vẫn có ít dấu hiệu cho thấy những cuộc thương lượng cụ thể với Trung Quốc sẽ sớm được bắt đầu, nhất là khi Bắc Kinh còn đang vướng vào vụ kiện của Manila.

Khi phải đối mặt với khó khăn, phản xạ đầu tiên của con người thường là tìm cách thoái thác với bất kỳ cớ nào có được. Trong hành trình tìm kiếm COC hiện nay cũng vậy, Bắc Kinh rất có thể sẽ viện cớ “đang vướng vào cuộc chiến pháp lý với Philippines” để trì hoãn đàm phán COC. Một số nhà ngoại giao ASEAN còn dự đoán rằng phải chờ đến năm 2015, hoặc thậm chí lâu hơn ASEAN và Trung Quốc mới có thể “khai sinh” Bộ quy tắc này, dù rằng vẫn biết việc COC có thực sự phát huy tác dụng trong quản lý và giải quyết tranh chấp ở Biển Đông lại là một câu hỏi khác.

Theo Dantri

Philippines quyết tâm kiện Trung Quốc

Philippines tuyên bố sẽ vẫn nhờ đến tòa án quốc tế phân minh tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông, bất chấp Bắc Kinh có từ chối ra tòa đi chăng nữa.

Philippines quyết tâm kiện Trung Quốc - Hình 1

Hải quân và các nghị sĩ Philippines cắm quốc kỳ trên một mỏm đá nhỏ thuộc bãi cạn tranh chấp với Trung Quốc Scarborough/Hoàng Nham năm 1997. Ảnh: AFP

Trưởng cố vấn của Tổng thống Philippines Benigno Aquino, ông Rene Almendras, hôm qua cho hay chính phủ nước này đã tiên liệu trước việc Trung Quốc sẽ bác bỏ kế hoạch đưa vấn đề tranh chấp ra tòa án Liên Hợp Quốc.

Ông nhấn mạnh Philippines vẫn có thể tiếp tục vụ kiện mà không cần sự đồng thuận từ phía Trung Quốc.

"Chúng tôi sẽ theo đuổi vụ kiện này dù họ có đồng ý hay không", AFP dẫn lời ông Alemndras nói. "Tất nhiên, chúng tôi tin rằng mình đang đi đúng đường. Chúng tôi sẽ không bắt tay vào vụ kiện nếu chúng tôi không có đủ cơ sở để chứng minh cho tất cả các tuyên bố này".

Tháng trước, Philippines tuyên bố đã đệ trình hồ sơ về vụ tranh chấp với Trung Quốc tại một số vùng biển, đảo ở Biển Đông lên tòa án quốc tế để vụ việc được xử lý theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), mà cả hai nước đã ký kết.

Manila muốn tòa án phán quyết rằng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông, nơi được cho là có trữ lượng khoáng sản dồi dào, là bất hợp pháp. Trung Quốc thậm chí tuyên bố chủ quyền với cả các vùng biển sát bờ Philippines và các nước Đông Nam Á khác.

Tuy nhiên, hôm qua, Bắc Kinh thông báo đã từ chối đề nghị ra tòa của Philippines, khẳng định chỉ giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán song phương.

Dù Trung Quốc thời gian qua gửi tàu ra Biển Đông để thực thi tuyên bố chủ quyền và thành lập một chính quyền địa phương để cai quản vùng biển tranh chấp, nước này vẫn cảnh báo Philippines không nên làm leo thang căng thẳng.

"Philippines nên biết giữ lời, không nên có bất kỳ hành động nào làm phức tạp thêm tình hình", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói.

Theo quy định của công ước Liên Hợp Quốc, quá trình xét xử vụ kiện vẫn có thể diễn ra dù Trung Quốc từ chối tham gia. Trung Quốc có thể chọn cách làm lơ trước bất kỳ phán quyết cuối cùng nào của tòa án.

Tuy nhiên, nếu bản án của Liên Hợp Quốc tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông là bất hợp pháp thì đây vẫn là một cú đòn ngoại giao lớn đối với cường quốc này.

Căng thẳng giữa hai nước lên cao từ tháng 4 năm ngoái khi Philippines chặn các tàu cá Trung Quốc tại bãi cạn mà Philippines gọi là Scarborough còn Trung Quốc gọi là Hoàng Nham.

Philippines khẳng định bãi cạn này thuộc vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình, trong khi Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền tại khu vực được cho là có nguồn dầu mỏ và hải sản phong phú này. Hai nước liên tục điều các tàu tuần tra và cả tàu chiến tới bãi đá trong nhiều tháng liền, gây lo ngại xảy ra cuộc đối đầu trực tiếp. Căng thẳng chỉ dịu lại vào tháng 6 khi hai bên bắt đầu rút bớt tàu khỏi khu vực.

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Các lãnh đạo công nghệ ủng hộ Trump hay Harris trong cuộc đua Tổng thống?
18:44:50 02/11/2024
Giúp việc vứt cái đệm chứa 1,3 tỷ đồng ra bãi rác, chủ nhà suýt bị đau tim
22:12:36 01/11/2024
Triều Tiên cảnh báo đáp trả hạt nhân trước nguy cơ bùng nổ xung đột
23:08:27 01/11/2024
FAO cảnh báo về tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng tại 22 quốc gia
05:28:16 02/11/2024
Elon Musk dùng tiền giúp ông Trump theo cách "thông minh" như thế nào?
22:10:08 01/11/2024
Con cá sấu nuôi nhốt lớn nhất thế giới qua đời
11:52:54 03/11/2024
Số người chết vì lũ quét tăng lên 205, Tây Ban Nha mở nhà xác tạm
10:11:53 02/11/2024
Ông Trump có thể tạo ra điều chưa có tiền lệ 132 năm trong bầu cử Mỹ
16:08:57 02/11/2024

Tin đang nóng

"Búp bê xứ Hàn" lui về ở ẩn khi chồng bị đề nghị mức án 7 năm tù
09:05:01 03/11/2024
Vượt bi kịch chồng bị anh họ sát hại tranh thừa kế 1.360 tỷ, sao nữ đình đám sống thế nào sau 7 năm?
09:20:17 03/11/2024
Cho con học trường quốc tế, nữ diễn viên "đơ người" khi đi họp phụ huynh: Tất cả đều nói tiếng Anh, không biết họ khen hay chê con mình!
10:29:23 03/11/2024
Nữ ca sĩ được gọi là đại gia: "Tôi không biết đếm tiền, không biết có bao tiền trong ngân hàng"
11:47:27 03/11/2024
Khoe khoảnh khắc được chồng doanh nhân phụ việc, Tăng Thanh Hà khiến dân tình vừa ghen tị vừa ngưỡng mộ
12:48:00 03/11/2024
"Kiều nữ" Ngọc Lan sau khi ngưng đóng phim: Giảm 7kg, không nhớ nghề
09:13:40 03/11/2024
Siêu phẩm cổ trang mới chiếu đã tăng 660% độ hot, nữ chính gây sốc vì chết 20 lần trong 1 tập
10:15:34 03/11/2024
Đến nhà bạn trai chơi, nhìn thấy cuốn sổ trên bàn, tôi sợ hãi bỏ chạy cho dù lương anh ấy 40 triệu/tháng
08:35:00 03/11/2024

Tin mới nhất

Anh: Đảng Bảo thủ có lãnh đạo da màu đầu tiên

14:26:39 03/11/2024
Đây là chiến thắng sít sao nhất trong 4 cuộc đua giành vị trí lãnh đạo đảng Bảo thủ kể từ khi đảng này thay đổi quy định, cho phép các thành viên đảng có tiếng nói cuối cùng trong các cuộc bầu chọn thủ lĩnh.

Sôi nổi cuộc tranh tài hùng biện tiếng Việt của học sinh, sinh viên Nhật Bản

14:24:54 03/11/2024
Phát biểu khai mạc cuộc thi, cô Iwai Misaki, Chủ nhiệm ngành Đông Nam Á, Khoa Ngôn ngữ châu Á, Đại học Kanda cho biết, bộ môn tiếng Việt được thành lập vào tháng 4/2001 và đến nay đã có 20 khóa sinh viên tốt nghiệp.

Nga tăng mạnh lượng khí đốt cung cấp cho châu Âu

14:19:45 03/11/2024
Khối lượng cung cấp khí đốt Nga trung bình hàng ngày qua hệ thống chuyển tải khí đốt (GTS) của Ukraine trong tháng trước ở mức 42,3 triệu m3 - tăng 5% so với cùng kỳ năm trước.

Tây Ban Nha triển khai lực lượng vũ trang lớn nhất trong thời bình

12:16:57 03/11/2024
Số nạn nhân khả năng sẽ tiếp tục tăng do còn nhiều người mất tích và chưa thể xác định con số cụ thể khi hệ thống liên lạc vẫn bị hư hỏng nặng.

Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên đối đầu trong chặng đua nước rút cuối cùng

11:28:49 03/11/2024
Trong khi bà Harris kêu gọi sự đoàn kết và cảnh báo về mối đe dọa cho nền dân chủ, ông Trump tiếp tục thúc đẩy chính sách Nước Mỹ trên hết với những tuyên bố mạnh mẽ về cải tổ chính quyền.

Bạo lực leo thang, triển vọng ngừng bắn Trung Đông gặp khó

10:11:08 03/11/2024
Xung đột giữa Israel với Hamas ở Dải Gaza và Hezbollah ở Li Băng leo thang, khiến khủng hoảng nhân đạo thêm trầm trọng và làm lu mờ hy vọng ngừng bắn.

Phán quyết mới trước thềm bầu cử tổng thống Mỹ

10:10:09 03/11/2024
Tòa án Tối cao Mỹ vừa ra phán quyết về quy định phiếu bầu tại bang chiến địa Pennsylvania, một trong những tâm điểm của kỳ bầu cử tổng thống năm nay.

Nước Mỹ giữa cuộc đua vào Nhà Trắng - Kỳ 3: Ẩn số khó lường

10:08:56 03/11/2024
Nhiều người am hiểu và có ảnh hưởng trong nền chính trị Mỹ cũng đang hồi hộp chờ đợi kết quả sau cùng của cuộc bầu cử tổng thống năm nay, bởi còn rất nhiều ẩn số khó lường, đặc biệt là lực lượng cử tri mới.

Quá khứ vẫn chưa ngủ yên

09:16:08 03/11/2024
Giống như Ba Lan, Hy Lạp cũng tiếp tục thời sự hóa trở lại đòi hỏi nhà nước Đức hiện tại bồi thường vật chất cho hành vi của Đức quốc xã trong nửa đầu thế kỷ 20 đối với hai nước này.

Trung Quốc đang đóng một tàu sân bay mới, khác thường?

09:15:45 03/11/2024
Hình ảnh vệ tinh mới đây từ công ty Planet Labs (Mỹ) cho thấy một con tàu có sàn đáp phẳng lớn đang được đóng tại Nhà máy đóng tàu quốc tế Quảng Châu ở tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc, theo CNN hôm nay 2.11.

Mưa kỷ lục ở nhiều nơi tại Nhật Bản, gần 200.000 người phải sơ tán

08:14:18 03/11/2024
Cơ quan khí tượng Nhật Bản (JMA) ngày 2.11 yêu cầu gần 200.000 người sơ tán do mưa lớn, cùng nguy cơ lũ quét và sạt lở đất.

Bang Washington triển khai vệ binh quốc gia ứng phó nguy cơ bạo lực liên quan bầu cử

08:00:20 03/11/2024
Thống đốc bang Washington Jay Inslee cho hay ông đã huy động một số thành viên Lực lượng Vệ binh Quốc gia túc trực giữa lúc có lo ngại về khả năng xảy ra bạo lực liên quan cuộc bầu cử Mỹ năm 2024.

Có thể bạn quan tâm

Từng bất hòa, Thu Phương và ca nương Kiều Anh cư xử thế nào ở 'Chị đẹp đạp gió'?

Tv show

14:23:33 03/11/2024
Màn hội ngộ của Thu Phương và học trò cũ - ca nương Kiều Anh tại Chị đẹp đạp gió 2024 thu hút sự chú ý của công chúng.

Ngũ Cung nói gì về nhạc rock 'đinh tai nhức óc và khó nghe'?

Nhạc việt

14:17:20 03/11/2024
Ngũ Cung cho biết rock đôi khi bị định kiến là âm nhạc đinh tai nhức óc và khó nghe , tuy nhiên ban nhạc luôn nỗ lực tiếp cận số đông khán giả.

Sao Hàn 3/11: Baekhyun bị tố 'copy' Jungkook, G-Dragon trải lòng sau sóng gió

Sao châu á

13:53:39 03/11/2024
Baekhyun bị công ty HYBE chê nông cạn, tố sao chép Jungkook, G-Dragon nói về thời điểm khó khăn khi bị bủa vây bởi tin đồn, trong đó có cáo buộc dùng chất cấm.

Sao Việt 3/11: Con gái Quyền Linh gây sốt, Lan Phương lo khi chồng nhập viện

Sao việt

13:50:56 03/11/2024
Lọ Lem - con gái Quyền Linh gây sốt với đoạn video nhảy theo nhạc, diễn viên Lan Phương lo lắng khi chồng Tây nhập viện.

Phần mới 'Godzilla' được thực hiện bởi đạo diễn từng đoạt Oscar

Hậu trường phim

13:47:26 03/11/2024
Hãng phim khổng lồ Toho của Nhật Bản đã tiết lộ vào hôm thứ sáu vừa qua rằng, phần phim mới nhất của Godzilla sẽ sớm trở lại trên màn ảnh rộng.

Jennifer Lopez không muốn nhắc về người yêu cũ Sean 'Diddy' Combs

Sao âu mỹ

13:07:09 03/11/2024
Jennifer Lopez đang chủ động tránh trả lời mọi câu hỏi về vấn đề pháp lý của tình cũ Sean Diddy Combs sau khi anh ta bị cáo buộc phạm tội tình dục.

Người tâm thần cầm súng nhựa gây 'náo loạn' đường phố ở quận Bình Tân

Netizen

13:06:16 03/11/2024
Ngày 3-11, mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh nam thanh niên có biểu hiện không được tỉnh tháo cầm vật có hình dạng giống súng, chạy xe máy ngoài đường, sau đó chặn xe, chĩa vật cầm trên tay dọa người đi đường.

Cố Nữ hoàng Anh xuất hiện trong bộ phim bom tấn sắp ra mắt của Hollywood

Phim âu mỹ

12:59:09 03/11/2024
Bộ phim hoạt hình người đóng Paddington in Peru sẽ được phát hành vào ngày 8.11 tới đây sau 7 năm chờ đợi kể từ Paddington 2 .

Nữ game thủ nóng bỏng lộ nhan sắc "bất ổn" trên sóng, fan đổ tại cameraman

Cosplay

12:55:25 03/11/2024
Shizuka LQM hay còn được biết đến với tên thật Phan Thị Ngọc Hương, là một trong những nữ game thủ Liên Quân hàng đầu Việt Nam.

Thảm họa thời trang mới của xứ Trung: Nữ thần thanh xuân phối đồ xấu tức mắt!

Phong cách sao

12:37:55 03/11/2024
Được đánh giá cao về diễn xuất và gắn mình với danh xưng nữ thần thanh xuân cũng không giúp Lư Dục Hiểu thoát mác kẻ thù của thời trang.

Bom tấn của miHoYo bị chỉ trích vì "quá dễ", cộng đồng game thủ phản bác mạnh mẽ

Mọt game

12:33:41 03/11/2024
Dưới góc nhìn của các game thủ, Zenless Zone Zero chẳng khác gì một phiên bản với bối cảnh khác của Genshin Impact, dù cho có thêm một số tính năng mới được cải tiến.