Philippines điều tra vụ rò rỉ email liên quan tới phó tổng thống
Philippines đang điều tra về vụ rò rỉ các email tiết lộ kế hoạch của những người ủng hộ phó tổng thống Leni Robredo nhằm chống lại ông Duterte lan truyền trên mạng xã hội.
Phó tổng thống Leni Robredo trong lễ tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch Hội đồng Điều phối Nhà ở và Phát triển Đô thị trước tổng thống Rodrigo Duterte ngày 12-1-2016 trước sự chứng kiến của các con gái bà là Jillian, Tricia và Aika – Ảnh: Philstar
Theo báo Philstar, ông Martin Andanar, bộ trưởng phụ trách văn phòng truyền thông của tổng thống Rodrigo Duterte cho biết, mặc dù chính quyền coi đây là một vụ việc nghiêm trọng, nhưng sẽ không đưa ra bất cứ đánh giá nào cho tới khi thông tin có trong các email rò rỉ đó được xác thực.
Phát biểu trên đài dzBB ngày 8-1, ông Andanar nói: “Điều này đã thực sự trở thành vấn đề quốc gia. Ngay cả trước khi nó trở thành một vấn đề quốc gia, là một trong những người giúp việc cho tổng thống, tôi cũng rất quan ngại về nó. Tôi cần hiểu rõ về sự thật trong những thông tin được lan truyền”.
Cũng theo ông Andanar, cố vấn an ninh quốc gia Hermogenes Esperon Jr. cũng rất lo ngại về các email bị cáo buộc âm mưu và đã sẵn sàng điều tra về chúng.
Ông Andanar nói: “Tôi đã nói với ông Jun (Esperon), chuyện này đã lan tràn trên mạng. Nó có thể đi theo hai hướng. Hoặc là nó chứa toàn bộ sự thật, hoặc toàn những điều giả dối. Tôi phải chuyển các tài liệu để ông ấy có thể xem xét”.
Khi được hỏi liệu bà Robredo có tham gia trong các cuộc trao đổi ở những email đó không, ông Andanar cho biết: “Tôi không nghĩ thế. Tôi chưa thấy điều gì cho thấy bà ấy có tham gia. Người ta cho là các nhân viên của bà ấy có tham gia các cuộc trao đổi qua email này, nhưng chúng tôi chưa muốn nói về điều đó lúc này”.
Video đang HOT
Mặc dù chính quyền Philippines vẫn chưa khẳng định các email rò rỉ là của những người ủng hộ phó tổng thống Robredo, nhưng ông Andanar vẫn muốn đưa vấn đề này ra thảo luận tại cuộc họp nội các chính phủ trong hôm nay (9-1).
Ông Andanar cho biết cả ông và cố vấn an ninh quốc gia Esperon đều thống nhất sẽ trình bày vấn đề này với tổng thống Rodrigo Duterte. Ông nói: “Chuyện đó có thể dẫn tới bất ổn. Chúng tôi không biết. Chúng tôi muốn biết sự thật về nó, sự thật của các tài liệu, xem nó đúng hay sai, vì nó có thể gây ra bất ổn”.
Được gọi là vụ “Lenileaks”, các email rò rỉ liên quan tới những người thuộc Văn phòng phó tổng thống Philippines, bà Robredo. Các email này chứa đựng những nội dung trao đổi về những cuộc tuần hành biểu tình kêu gọi ông Duterte từ chức và những hoạt động quy mô lớn nhằm phản đối quyết định của ông Duterte trong việc cho phép mai táng nhà độc tài Ferdinand Marcos tại Libingan ng mga Bayani.
Trong các email đó, những người ủng hộ bà Roberdo đã thảo luận về kế hoạch vận động các trường học, tu sĩ chống lại ông Duterte. Các cuộc tuần hành phản đối ông Duterte được tổ chức nhằm ngăn chặn âm mưu lật đổ bà Robredo khỏi cương vị.
Bà Robredo không nêu quan điểm phản ứng về vấn đề các email bị rò rỉ trên mạng xã hội, nhưng trong một cuộc trả lời phỏng vấn trước đó, phó tổng thống Philippines cho biết những âm mưu lật đổ chống lại tổng thống sẽ không tốt cho đất nước.
Tháng trước tổng thống Duterte đã yêu cầu bà Robredo dừng tham gia các cuộc họp nội các. Tổng thống Duterte cáo buộc những người có liên quan tới đảng đối lập muốn lật đổ ông vì không thể chấp nhận thất bại trong cuộc bầu cử.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, ông Duterte đã tiết lộ nguyên nhân vì sao bà Robredo bị loại khỏi các phiên họp nội các. Theo đó ông cho rằng bà đã tham gia vào các cuộc biểu tình kêu gọi lật đổ ông. Bà Robredo bác bỏ cáo buộc và cho rằng ông Duterte đã tin vào những thông tin sai lạc gièm pha bà.
(Theo Tuổi Trẻ)
Nga lần đầu tập trận chung với Philippines dưới thời Duterte
Hai tàu chiến của Nga đã đến Manila trong cuộc tiếp xúc chính thức đầu tiên dưới thời chính quyền Tổng thống Duterte.
Theo tờ Straits Times, cuộc tập trận chung nói trên là mong muốn của Nga để giúp nước này chiến đấu chống khủng bố và cướp biển.
Tàu chống ngầm Đô đốc Tributs của Nga - (Ảnh: Sputnik)
Chuẩn Đô đốc Eduard Mikhailov, chỉ huy đội tàu thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga cho biết, tàu đô đốc Tributs - một tàu chống tàu ngầm - và tàu chở dầu biển Boris Butoma đã đến Philippines vào cuối ngày 3/1. Theo lịch trình, các thủy thủ đoàn sẽ chứng minh khả năng chống khủng bố và tổ chức các cuộc thảo luận về khả năng tổ chức tập trận hải quân giữa hai nước.
"Chúng tôi sẽ cho các bạn thấy điều chúng tôi có thể làm và chúng tôi cũng sẽ xem các bạn làm được gì và chứng tỏ với chúng tôi", ông Mikhailov nói.
Về phía Philippines, một phát ngôn viên của Hải quân Philippines cũng đã xác nhận đây là hoạt động tương tác chính thức đầu tiên giữa Hải quân nước này với Hải quân Nga.
Trên thực tế, phía Nga đã không chỉ một lần đề nghị Philippines đào tạo chuyên gia biết tiếng Nga, kể cả chuyên gia quân sự. Đề xuất này đã được nói lên tại các cuộc gặp cấp cao. Để thực hiện đề xuất này phải có một yêu cầu chính thức từ Manila để Matxcơva cấp học bổng cho công dân Philippines đi đào tạo tại các trường đại học Nga.
Nhiều nhận định cho rằng, nếu Philippines gửi yêu cầu cho Matxcơva thì điều đó sẽ cho thấy rằng, nước này quan tâm đến việc phát triển hợp tác với Nga. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có yêu cầu nào như vậy.
Phó Giáo sư của Học viện Ngoại giao trực thuộc Bộ Ngoại giao Nga Pyotr Tsvetov cho biết: "Việc mở rộng mối quan hệ với Philippines như một bộ phận hữu cơ của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương chắc chắn là một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga. Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực từ phía Nga và những cuộc tiếp xúc ở cấp cao khá thường xuyên trong những năm qua, đã có ấn tượng rằng, Manila không cố gắng lắm tìm cách mở rộng quan hệ với Nga. Có lẽ, bởi vì đã từ lâu họ có thiện cảm với Hoa Kỳ. Nhưng, chính sách đối ngoại của Nga về nguyên tắc nhằm thiết lập mối quan hệ đối tác chặt chẽ hơn với Philippines".
Vì vậy, cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Duterte vừa tuyên bố "chia tay" Mỹ đã đặt ra nhiều kỳ vọng lớn về mối quan hệ giữa hai nước.
Tổng thống Duterte đã có mối quan hệ không "xuôi chèo mát mái" với Mỹ, ngay sau khi tiếp nhận "quyền trượng" ông tuyên bố rằng ông muốn thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc và Nga.
Chuyên gia Nga phán đoán về tương lai Nga-Philippines ở Biển Đông
Trong nhiều năm, Philippines đã phụ thuộc nặng về vào Mỹ, một đồng minh hiệp ước, về các vũ khí, tàu chiến và máy bay, mặc dù nước này cũng hướng sang các quốc gia khác để mua thiết bị quốc phòng nhằm hiện đại hóa quân đội trong những năm gần đây.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana hồi tháng trước đã có chuyến thăm Moscow và cho biết quân đội đang cân nhắc mua súng trường của Nga.
(Theo Đất Việt)
Báo Trung Quốc vinh danh ông Duterte là Nhân vật của năm Ấn tượng bởi sự chuyển hướng trong chính sách đối ngoại của Philippines, tạp chí nổi tiếng Yazhou Zhoukan của Hong Kong, Trung Quốc, vinh danh Tổng thống Rodrigo Duterte là "Nhân vật của năm". Tạp chí chuyên về các vấn đề quốc tế, tên gọi tiếng Anh là "Asia Weekly" (Tuần báo Châu Á), dành hẳn 7 trang trong ấn bản tháng...