Philippines đẩy nhanh dự án quân sự ở căn cứ Subic trên Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines ngày 14/8 khẳng định nước này sẽ xúc tiến kế hoạch lập các doanh trại tại căn cứ Subic hướng ra Biển Đông,
AP dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin giải thích về kế hoạch này: Những doanh trại lập mới ở căn cứ Subic dành cho không quân và hải quân, để chiến đấu cơ và tàu khu trục loại nhỏ của nước này có thể phản ứng nhanh trước các tình huống bất ngờ tại các vùng biển đang có tranh chấp.
Trạm hải quân Subic (phải). (ảnh: Wikipedia)
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines khẳng định Manila quyết tâm mở lại các căn cứ quân sự tại Subic kể cả khi quân đội Mỹ không hiện diện ở đây.
Năm 2014, Philippines và Mỹ thống nhất thoả thuận cho phép quân đội Mỹ đồn trú tạm tại các căn cứ quân sự nước này, trong đó có Vịnh Subic. Tuy nhiên các nhóm thuộc phe cánh tả đặt nghi vấn về tính hợp hiến của thoả thuận trước tòa án tối cao.
Theo ông Gazmin, chính phủ Philippines sẽ sớm bắt đầu việc xây dựng các căn cứ kể cả nếu tòa án ra phán quyết cuối cùng, không cho phép lực lượng Mỹ tiếp cận khu vực này.
Theo AP, ước tính chi phí sửa chữa và nâng cấp căn cứ quân sự ở Subic bằng một nửa chi phí xây dựng một căn cứ không quân mới do khu phức hợp này đã có đường băng và các cơ sở hạ tầng đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Philstar hôm qua cũng dẫn lời giới chức quân đội Philippines đang nghi ngờ về kế hoạch của Trung Quốc trong việc xây dựng cũng như mục đích sử dụng các cơ sở trên đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa trên Biển Đông
Trước đó, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Triệu Giám Hoa tuyên bố các cơ sở mà Bắc Kinh định xây trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông nhằm ủng hộ quyền tự do hàng hải, tìm kiếm cứu hộ và nghiên cứu khoa học.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Philippines cho rằng, động thái này của Trung Quốc nhằm mục đích quân sự nhiều hơn./.
Ngân Giang
Theo_VOV
Nga lên tiếng về việc Trung Quốc leo thang căng thẳng trên biển Đông
Trước động thái của Trung Quốc gây leo thang căng thẳng trên Biển Đông, Nga đã phải lên tiếng về quan điểm của mình, không để Bắc Kinh ảo tưởng mãi.
Channel News Asia dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov : "Chúng tôi không ủng hộ các hành động đơn phương trên Biển Đông. Các vấn đề về tranh chấp biển phải được giải quyết theo cơ sở luật pháp quốc tế".
Trong một động thái đáng chú ý, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ngày 5/8 đã gặp gỡ người đồng cấp Nga Sergey Lavrov bên lề Hội nghị các Ngoại trưởng ASEAN ở Kuala Lumpur (Malaysia).
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (phải) gặp người đồng cấp Nga Sergey Lavrov. (ảnh: Reuters)
Theo Tân Hoa Xã, ông Vương Nghị nói rằng: "Trung Quốc sẵn sàng tăng cường hợp tác chiến lược với Nga ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương để thúc đẩy an ninh chung, cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định và phát triển".
Bắc Kinh cũng hoan nghênh sự hỗ trợ của Nga trong các vấn đề an ninh, lĩnh vực mà hai nước cùng có tầm nhìn chung. Cả Nga và Trung Quốc đều phản đối mạnh mẽ khả năng Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD ở Hàn Quốc. Từ ngày 20-28/8, Trung Quốc và Nga sẽ tiến hành diễn tập quân sự mang tên "Hợp tác Hàng hải 2015" tại vùng vịnh Peter Đại Đế và biển Nhật Bản.
Đây là bước đi mới nhất cho thấy Trung Quốc đang tìm cách tận dụng sự hiện diện quân sự của Nga trong khu vực để xây dựng lợi ích quốc phòng và an ninh theo ý đồ riêng ở Thái Bình Dương.
Mặc dù Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Lavrov nhấn mạnh đến hợp tác Nga-Trung, nhưng sự cương quyết về quan điểm của phía Moscow trong vấn đề Biển Đông lại khiến Bắc Kinh "hụt hẫng".
Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh ưu tiên giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông dựa trên cơ sở Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký giữa Trung Quốc và ASEAN: "Theo các văn kiện này, các quốc gia trực tiếp tham gia vào bất kỳ tranh chấp nào cần tìm ra giải pháp mà tất cả các bên cùng chấp nhận, không cần bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài".
Như vậy, các cuộc tập trận chung cũng như sự hợp tác giữa Nga và Trung Quốc không đồng nghĩa với việc Nga sẽ ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông- điều mà Bắc Kinh vẫn hy vọng Moscow ngả về phía mình thay vì đứng trung lập như thời gian vừa qua.
Nga - vốn "im hơi lặng tiếng" trong vấn đề Biển Đông
Điều này được nhà nghiên cứu chính trị thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học Nga Alexander Larin lý giải là do ảnh hưởng của Nga tại khu vực châu Á Thái Bình Dương hiện nay chưa lớn. Nga có mối quan hệ khá tốt đẹp với cả Việt Nam lẫn Trung Quốc.
Với Trung Quốc, Bắc Kinh đã hứa hỗ trợ Nga đưa thực phẩm của Nga vào thị trường các nước Đông Nam Á. Và hiện nay, các nhà lãnh đạo ngoại giao Nga-Trung đang xúc tiến vấn đề này. Do đó, trong mọi trường hợp Nga không muốn bị lôi kéo vào bất cứ bên nào.
Còn với Việt Nam, Nga có quan hệ bền vững trong lĩnh vực chính trị, kỹ thuật - quân sự và kinh tế. Hiện nay, công ty chi nhánh Gazprom đang hợp tác khai thác dầu tại thềm lục địa Việt Nam.
Cùng quan điểm này, học giả Anton Tsvetov, chuyên gia Hội đồng Nga từng bình luận rằng: "Nga rõ ràng đánh mất lý trí nếu như can thiệp vào vấn đề Biển Đông, nơi mà Việt Nam là một trong những đối tác gần gũi nhất của Nga ở Đông Nam Á".
Cuộc tập trận của hải quân Nga ở Biển Đông vào năm tới nhiều khả năng cũng có sự góp mặt của các "đồng minh châu Á-Thái Bình Dương", không chỉ bao gồm Trung Quốc mà còn có thể có sự hiện diện của Việt Nam.
Vì sao Nga phải lên tiếng?
Các chủ đề chính, chi phối Hội nghị ở Kuala Lumpur vẫn là đề cập đến tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông giữa Trung Quốc và một số nước láng giềng. Washington đã gay gắt công kích các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông trong thời gian gần đây.
Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN tại Malaysia.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết Mỹ đặc biệt lo ngại về "tình trạng căng thẳng leo thang trên Biển Đông vì các tranh chấp chủ quyền và vì Trung Quốc bồi đắp, xây dựng quy mô lớn và quân sự hóa các cấu trúc trên Biển Đông".
Ông nói thẳng với ông Vương Nghị rằng Washington kêu gọi Bắc Kinh "lập tức dừng ngay các hành động gây rối để tạo không gian cho ngoại giao".
Ngoài Mỹ, nhiều quan chức các nước đối tác của ASEAN cũng không ngần ngại thể hiện quan điểm phản đối Trung Quốc. Mặc dù Australia thể hiện quan điểm không đứng về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ nhưng tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần này, Ngoại trưởng Australia Julie Bishop đã thẳng thừng chỉ trích Trung Quốc bồi đắp, xây đảo nhân tạo trái phép gây căng thẳng trên Biển Đông trong suốt 18 tháng qua.
Trước công bố mới nhất của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) về khả năng Trung Quốc xây dựng đường băng thứ 2 dài 3km trên bãi đá Xubi, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Minoru Kiuchi khẳng định Tokyo "vô cùng lo ngại về các hành vi đơn phương làm thay đổi hiện trạng và đẩy căng thẳng lên cao ở Biển Đông".
Về phía Việt Nam, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho rằng: "Đây cũng là lần đầu tiên các bộ trưởng ngoại giao ASEAN lo ngại chung về vấn đề xây dựng đảo, mở rộng đảo tại diễn đàn ASEAN lần này. Các bộ trưởng cũng đều nhấn mạnh cần phải thực hiện nghiêm túc tuyên bố ứng xử của các bên tại Biển Đông, nhất là điều 5, liên quan đến việc duy trì nguyên trạng, không làm thay đổi, phức tạp thêm tình hình tại khu vực Biển Đông. Các bộ trưởng cũng khẳng định quyết tâm cần phải sớm đi đến ký kết bộ qui tắc ứng xử tại Biển Đông để đảm bảo đóng góp duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông".
Trước những tiếng nói đồng nhất về quan điểm trong vấn đề Biển Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 48 tại Malaysia, Ngoại trưởng Nga cũng đã lên tiếng khẳng định quan điểm nhất quán của Moscow không đứng về bên nào trong tranh chấp Biển Đông. Đồng thời, "các vấn đề về tranh chấp biển phải được giải quyết theo cơ sở luật pháp quốc tế". Điều này được cho là xoá tan những hy vọng của Trung Quốc về sự ủng hộ của Moscow đối với quan điểm của Bắc Kinh ở Biển Đông./.
Theo NTD
Ấn Độ và Nhật đều muốn Trung Quốc dừng xây đảo Hãng tin Kyodo (Nhật) ngày 8-8 đã đăng bài viết với tựa đề "Biểu dương sức mạnh của Trung Quốc ảnh hưởng thế nào đến ASEAN và Nhật". Bài viết ghi nhận tại các hội nghị bộ trưởng Ngoại giao ASEAN vừa qua ở Kuala Lumpur (Malaysia), Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Fumio Kishida đã giải thích đầy đủ chính sách an ninh...