Philippines có thể mất tới 10 năm để phục hồi kinh tế sau dịch COVID-19
Nền kinh tế Philippines có thể phải mất hơn một thập niên để khôi phục mức tăng trưởng trước khi đại dịch COVID-19 ập đến.
Bộ trưởng Kế hoạch Kinh tế Philippines Karl Kendrick Chua ngày 30/9 đã đưa ra nhận định trên, cảnh báo hai thế hệ tiếp theo của người dân Philippines sẽ phải gánh chịu hậu quả của COVID-19.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Manila, Philippines. Ảnh: THX/TTXVN
Các lệnh phong tỏa và các biện pháp hạn chế khác nhằm khống chế đà lây lan của virus SARS-CoV-2 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Philippines, khiến hàng triệu người mất việc làm và đẩy nhiều gia đình rơi vào cảnh nghèo đói.
Video đang HOT
Trao đổi với báo giới, Bộ trưởng Kendrick Chua cho biết chi phí lâu dài mà thế hệ hiện tại và tương lai của Philippines phải gánh chịu vì dịch COVID-19 và các biện pháp chống dịch có thể lên tới 41.400 tỷ peso (tương đương 810 tỷ USD). Con số này cao hơn gấp đôi Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Philippines vào năm 2020 mà Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính là 361,5 tỷ USD. Xã hội Philippines sẽ cảm nhận được những tổn thất này trong 10 đến 40 năm tới.
Cũng theo ông Kendrick Chua, hiện gần 70% nền kinh tế, bao gồm 23,3 triệu lao động, vẫn phải tuân thủ các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt được áp đặt để chống dịch. doanh thu từ tiêu dùng, đầu tư và thuế sẽ phải chật vật để phục hồi khi các quy định về giãn cách xã hội khiến các lĩnh vực kinh doanh trọng yếu như du lịch và nhà hàng không thể mở cửa trở lại hoàn toàn. Ngoài ra, năng suất của người lao động cũng sẽ thấp hơn do nhiều lao động đã tử vong, bệnh tật và học sinh không được tới trường học trực tiếp.
Ông Kendrick Chua nhận định nền kinh tế Philippines được dự báo sẽ tăng trưởng 4% đến 5% trong năm nay, song sẽ phải mất tới 10 năm để có thể quay trở lại mức tăng trưởng thời tiền đại dịch, trung bình là 6,4% trong 10 năm trước khi COVID-19 ập đến.
Từ tháng 3/2020, Philippines đã áp dụng các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 ở các mức độ khác nhau. Mặc dù thời gian phong tỏa nghiêm ngặt và kéo dài hơn, quốc gia Đông Nam Á này vẫn đang phải “vật lộn” với số bệnh nhân COVID-19 đang gia tăng mỗi ngày. Tới nay, Philippines đã ghi nhận trên 2,5 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có trên 38.000 ca tử vong. Tuy nhiên, hiện mới chỉ hơn 25% dân số trưởng thành đã được tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19.
Philippines thêm 16.694 ca mắc mới COVID-19
Ngày 21/8, Philippines thông báo ghi nhận thêm 16.694 ca mắc mới COVID-19. Đây là ngày có số ca nhiễm mới cao thứ 2 kể từ khi dịch bệnh bùng phát hồi tháng 1/2020.
Một khu điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Manila, Philippines ngày 6/4/2021. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Hiện quốc gia Đông Nam Á này ghi nhận tổng cộng 1.824.051 ca mắc COVID-19, trong đó có 31.596 ca tử vong. Theo Bộ Y tế Philippines, các biến thể của virus SARS-CoV-2, trong đó có biến thể Delta, là một trong những nguyên nhân dẫn tới làn sóng lây nhiễm dịch COVID-19 hiện nay. Ngoài ra, việc người dân không tuân thủ quy định phòng dịch, truy vết và phát hiện chậm cũng góp phần làm dịch bệnh lây lan.
Cũng trong ngày 21/8, thủ đô Tokyo của Nhật Bản thông báo ghi nhận thêm 5.074 ca mắc mới. Đây là ngày thứ 4 liên tiếp, số ca mắc mới của Nhật Bản vượt mốc 5.000 ca. Tính trên phạm vi cả nước, số ca mắc mới tại Nhật Bản vượt mốc 25.000 ca ngày thứ 3 liên tiếp.
Cùng ngày, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi tuyên bố chính quyền của ông ưu tiên giải quyết đại dịch COVID-19 và tăng tốc tiêm vaccine ngừa COVID-19 trước khi khôi phục nền kinh tế.
Phát biểu trước quốc hội, ông Raisi khẳng định ưu tiên hàng đầu của chính quyền là kiểm soát đại dịch, cải thiện tình hình y tế và tiêm chủng đại trà. Kinh tế và đời sống người dân là ưu tiên thứ 2. Theo Tổng thống Iran, kế hoạch này nhằm mang lại "công bằng và tiến bộ".
Kể từ cuối tháng 6, Iran đã chứng kiến làn sóng lây nhiễm thứ 5 dịch COVID-19, tồi tệ nhất trong các đợt dịch, mà nguyên nhân chủ yếu do biến thể Delta dễ lây lan hơn. Trong tháng này, Iran nhiều lần ghi nhận số ca nhiễm mới và tử vong ở mức cao nhất từ trước tới nay, đưa tổng số ca mắc kể từ khi bùng phát lên hơn 4,5 triệu ca, trong đó có hơn 100.000 người không qua khỏi.
Quốc gia Trung Đông này đã khởi động tiêm chủng kể từ tháng 2 vừa qua, song tốc độ tiêm được cho là chậm hơn dự kiến.
Thông điệp chuyến thăm Đông Nam Á của Phó Tổng thống Mỹ Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris sẽ nhấn mạnh cam kết lâu dài của Washington đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong chuyến thăm sắp tới tới Singapore và Việt Nam. Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris (Ảnh: Getty). "Khu vực này, Đông Nam Á, thực sự quan trọng đối với Mỹ", một quan chức cấp cao của...