Philippines có rồng biển thổi bay hải giám bành trướng Trung Quốc?
Đáp lại lời kêu gọi giúp đỡ từ Philippines, tiếp sau Mỹ, Nhật Bản đang xem xét giúp Philippines tăng cường an ninh hàng hải bằng việc bổ sung cho hải quân nước này thêm 10 tầu tuần duyên trong thời gian tới.
Bắc Kinh nóng mắt
Trong bối cảnh căng thẳng trên bãi Scarborough khó có thể hạ nhiệt trong thời gian ngắn và Trung Quốc liên tục duy trì, thậm chí có thể tăng cường lực lượng kiểm soát trên vùng biển đang xảy ra tranh chấp này, Philippines đã quyết định tăng cường sức mạnh cho các lực lượng bảo vệ vùng biển mà Philippines tuyến bố chủ quyền và đang căng thẳng với Trung Quốc.
Tăng cường hợp tác, tranh thủ sự ủng hộ từ quốc tế chính là phương cách mà Philippines đang áp dụng.
Không chỉ dựa lưng hoàn toàn vào Mỹ, Manila đang mở rộng hơn mối quan hệ của mình với nhiều quốc gia có nền kỹ thuật quân sự phát triển khác như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Italia, Anh, Pháp,…
Sau khi bổ sung cho lực lượng hải quân tầu chiến lớp Pohang của Hàn Quốc, mới đây Manila đã đưa ra lời gợi ý muốn sở hữu loại tàu tuần tra tương tự như tầu Shikishima của Nhật Bản.
Bản thân Chính phủ Nhật Bản cũng bày tỏ thiện chí muốn giúp đỡ Philippines hiện đại hóa quân đội để chống lại “gã nhà giàu” Trung Quốc.
Ngày 2/4/2012, Chính phủ và Quốc hội quốc gia mặt trời mọc đã thảo luận về việc sử dụng ODA cung cấp các tàu tuần tra biển và hệ thống thông tin liên lạc giữa tàu và đất liền cho Philippines nhằm đảm bảo an ninh cho tuyến đường biển quan trọng mà tàu thuyền của Nhật Bản thường qua lại.
Hải quân Philippines đang trưởng thành nhanh chóng trước sức ép lớn từ Trung Quốc trên biển Đông
Ngoài đối phó với nạn hải tặc, mục đích của việc cung cấp tàu tuần tra còn nhằm hỗ trợ tăng cường năng lực cảnh giới trên biển của Philippines, quốc gia đang có mối quan hệ căng thẳng với Trung Quốc ở Biển Đông.
Việc Nhật Bản thực hiện kế hoạch trên trong bối cảnh Washington đang tích cực kêu gọi những quốc gia đồng minh hãy liên minh “trợ giúp” Manila để đưa vấn đề biển Đông ra giải quyết theo hướng “đa phương” đã khiến Bắc Kinh thực sự “nóng mắt”.
Video đang HOT
Tokyo mới đây đã nới lỏng “3 nguyên tắc” xuất khẩu vũ khí, cho phép nước này được triển khai “vũ khí” ra nước ngoài nhằm phục vụ mục đích hòa bình, cứu trợ nhân đạo và hợp tác quốc tế.
Vì vậy, việc Nhật Bản triển khai tàu tuần tra đến Philippines phù hợp với các quy định sửa đổi về xuất khẩu vũ khí và cũng là trường hợp đầu tiên thực hiện theo tiêu chuẩn mới.
Shikishima dư sức thổi bay đội tàu Hải giám, Ngư chính của Trung Quốc
Đó chính là lời tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin khi ông đề cập đến 10 chiến thuyền Nhật Bản sắp được chuyển giao cho Philippines.
Mặc dù chi tiết cũng như chủng loại chiến thuyền mới nhận được của Philippines không được tuyên bố, nhưng rõ ràng ước mơ sở hữu Shikishima của Manila là có thật, do đó không loại trừ loại tầu tuần tra “hạng nặng” trên biển này của Nhật sẽ sớm có mặt trong biên chế hải quân Philippines.
Hiện tại, đội tầu tuần tra của lực lượng cảnh sát biển Philippines không đủ sức đối phó với những loại tầu lớn, và hiện đại của Trung Quốc.
Bằng chứng là vào ngày 18/5/2012 Ngư chính 310, Hải giám 75 và Hải giám 81 của Trung Quốc đã xua đuổi thành công 2 tầu tuần tra của Philippines trong khi họ cố gắng cảnh báo 5 tầu đánh cá của Trung Quốc vi phạm lãnh hải.
Shikishima là loại tầu tuần tra lớn nhất, nặng nhất và hiện đại nhất của hải quân Nhật Bản. Được mệnh danh là “rồng biển” Shikishima có thể thực hiện một cuộc hải trình dài từ Nhật Bản tới Châu Âu mà không cần tiếp nhiên liệu.
Tầu tuần tra biển hiện đại Shikishima của Nhật Bản chính là loại tầu Philippines muốn sở hữu để đối phó với tầu chiến hiện đại của Trung Quốc
“Rồng biển” Shikishima có trọng tải trên 7.000 tần, chiều dài đạt 150m, tầu chạy bằng 4 động cơ diesel được lắp vào 2 trục đẩy giúp cho tầu có thể đạt tốc độ tối đa lên tới 46 km/h. Ngoài ra, Shikishima được thiết kế để có thể hoạt động trong phạm vị 20.000 hải lý.
Tầu tuần tra Shikishima được trang bị hệ thống cảm biến và xử lý hiện đại OPS-14. Bên cạnh đó, tầu còn được trang bị một hệ thống vũ khí tối tân gồm: 2 pháo Oerlikon 35 mm, 2 súng máy JM61 20mm, ngoài ra tầu còn được biên chế 2 máy bay trực thăng loại Eurocopter AS332.
Song song với việc bổ sung thêm tầu tuần tra hiện đại, Bộ Quốc phòng Philippines cho biết sẽ tăng cường máy bay, tàu chiến, ra đa cho Bộ Tư lệnh miền Tây (Wescom) – đơn vị chủ lực phụ trách khu vực biển Đông mà Manila gọi là biển Tây Philippines.
Những động thái tích cực trên của Philippines đang thực sự khiến Trung Quốc cảm thấy lo ngại, có thể nói quân đội Philippines đang “lớn nhanh” từng ngày mặc cho sự bành trướng của Trung Quốc trên biển Đông ngày càng mở rộng…
Theo Phunutoday
Nga đang ủng hộ quan điểm của Trung Quốc ở Biển Đông?
Đây sẽ là một bất lợi đối với các bên tranh chấp trên biển Đông nếu như phải "đơn thương độc mã" đối phó với Trung Quốc. Nếu như một kịch bản tương tự như Scarborough tiếp tục xảy ra trong tương lai thì chiến lược thôn tính biển Đông của Bắc Kinh chỉ còn là vấn đề thời gian.
Diễn biến mới nhất xung quanh căng thẳng Philippines - Trung Quốc trên bãi Scarborough gần đây cho thấy, Bắc Kinh đã bắt đầu chương trình "hành chính hóa" cái gọi là "hoạt động quản lý" đối với bãi cạn Scarborough sau khi giành quyền kiểm soát nó trên thực tế từ 10/4 vừa qua.
Màn kịch dựng sẵn đã lộ rõ bản chất
Không chỉ tăng cường "hoạt động quản lý" bởi các tàu Ngư chính 310, Hải giám 75 và Hải giám 81 như bộ Ngoại giao nước này đã thông báo, Trung Quốc tiếp tục ban hành cái gọi là lệnh "cấm đánh bắt cá trên biển Đông" để cản trở mọi hoạt động của tàu thuyền nước ngoài (chủ yếu là Philippines) trên bãi cạn Scarborough.
Thạch Thanh Phong, Chủ nhiệm văn phòng kiêm người phát ngôn cục Hải dương quốc gia Trung Quốc
Hôm qua 20/5 cục Hải dương quốc gia Trung Quốc tiếp tục ban hành cái gọi là "Điều lệ quản lý công tác quan trắc dự báo biển", có hiệu lực triển khai thực hiện từ ngày 1/6 tới đây Trung Quốc sẽ thực thi hoạt động quan trắc, dự báo đối với bãi cạn Scarborough trên biển Đông và đảo Senkaku đang tranh chấp với Nhật Bản trên biển Hoa Đông.
Cái văn bản điều lệ "quái gở" này thực chất là một nước cờ hiểm đã được tính trước của Bắc Kinh. Đằng sau nó sẽ là hoạt động xây dựng các trạm quan trắc hoặc lắp đặt trang thiết bị trên bãi cạn Scarborough, một động thái khẳng định cái gọi là "chủ quyền" một cách nghiễm nhiên nhưng ít gây căng thẳng nhất so với việc thiết lập một điểm chốt quân sự.
Điều đó càng cho thấy cái lệnh "cấm đánh bắt cá trên biển Đông" cộng với kế hoạch tăng cường tuần tra, kiểm soát và xua đuổi tàu nước ngoài, triển khai "điều lệ quản lý công tác quan trắc dự báo biển" thực tế là một màn kịch đã được Trung Quốc dàn dựng sẵn, Manila vô tình mắc bẫy Bắc Kinh mà không hề hay biết.
Nga ủng hộ quan điểm của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông?
Trong một động thái khác có liên quan, ngày hôm qua 20/5 website CNTV của đài phát thanh internet Trung Quốc đưa tin (chưa xác nhận - PV), ngày 20/5 lần đầu tiên Đại sứ Nga tại Philippines, Nikolay Kudashev đại diện cho Kremlin chính thức lên tiếng bày tỏ quan điểm của Nga về biển Đông, không hiểu vô tình hay hữu ý, quan điểm của Nga là điều Trung Quốc đang mong muốn và theo đuổi và là một khó khăn mới cho các bên khác có tranh chấp trên biển Đông.
Đại sứ Nga tại Philippines, Nikolay Kudashev trong lễ trình quốc thư lên Phó tổng thống Philippines
"Liên bang Nga phản đối bất kỳ bên thứ 3 nào không có tranh chấp can dự vào hoạt động tranh chấp trên biển Đông", Đại sứ Nikolay Kudashev bày tỏ, "Đây là quan điểm chính thức của (chính phủ) chúng tôi. Cũng giống như Mỹ, Nga không phải là một bên tranh chấp trên biển Đông, nếu không Nga sẽ trở thành kẻ can thiệp vào công việc nội bộ của các bên tranh chấp."
Đại sứ Nga nhấn mạnh thêm, cũng giống như Mỹ, Nga bày tỏ sự quan tâm và ủng hộ việc duy trì an ninh và hoạt động tự do hàng hải trên biển Đông để đảm bảo cho các hoạt động thương mại của các nước, trong đó có Nga diễn ra bình thường. Nga ủng hộ một giải pháp hòa bình, đàm phán đối thoại giải quyết tranh chấp "song phương" giữa các bên, điều Bắc Kinh đang mong muốn và tìm mọi cách đạt được.
Tàu ngầm tấn công USS North Carolina của Mỹ bất thình lình nổi lên mặt nước cảng Subic gần Scarborough khiến Trung Quốc lo ngại. Bắc Kinh tìm mọi cách ngăn cản sự can thiệp của Mỹ vào biển Đông để họ có thể tự tung tự tác
Về vai trò của các bên ngoài tranh chấp như Mỹ, EU hay Nga, ông Nikolay Kudashev đánh giá, các đối tượng này đều giàu kinh nghiệm về mặt pháp lý, thậm chí có những ý tưởng mới (giải quyết tranh chấp), nếu hai bên tranh chấp (trên biển Đông) cùng nhất trí tham vấn ý kiến của Kremlin, Nga luôn sẵn sàng.
Gần đây, xu hướng hình thành liên minh đồng minh Nga - Trung Quốc ngày càng trở nên rõ nét hơn qua hàng loạt quan điểm đồng thuận giữa 2 cường quốc này đối với các vấn đề quốc tế và khu vực như cuộc khủng hoảng ở Syria hay chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên, đến bây giờ có thể là biển Đông. Trước đó, 2 nước vừa có cuộc tập trận chung trên biển Hoàng Hải với quy mô lớn chưa từng có từ trước tới nay.
Nếu các bên tranh chấp trên biển Đông không đoàn kết và tìm kiếm được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế mà để Trung Quốc lấn lướt, sẽ không có gì để đàm phán vì "luật chơi" Bắc Kinh đặt ra: Chủ quyền thuộc Trung Quốc, phải thừa nhận điều đó rồi muốn đàm gì thì đàm
Đây sẽ là một bất lợi đối với các bên tranh chấp trên biển Đông nếu như phải "đơn thương độc mã" đối phó với Trung Quốc. Nếu như một kịch bản tương tự như Scarborough tiếp tục xảy ra trong tương lai thì chiến lược thôn tính biển Đông của Bắc Kinh chỉ còn là vấn đề thời gian.
Hiện tại, trên các phương tiện truyền thông, hầu như mọi con mắt đang đổ dồn về phía Mỹ chờ đợi một dấu hiệu chính thức cho sự cân bằng cán cân lực lượng trên biển Đông.
Giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình, giao thiệp ngoại giao cố nhiên là sự ưu tiên, lựa chọn hàng đầu nhằm tránh những rủi ro, tổn thất do xung đột quân sự hay chiến tranh gây ra cho các bên.
Tuy nhiên, để bảo vệ quyền và lợi ích quốc gia trên bàn đàm phán thì việc đầu tiên cần làm là bảo vệ được hoạt động kiểm soát trên thực địa, không để cho Trung Quốc lấn lướt rồi chiếm quyền kiểm soát như những gì đã và đang diễn ra đối với Philippines trên bãi Scarborough.
Tàu chiến hạm đội Nam Hải - sức mạnh quân sự của Trung Quốc trên biển Đông đang ngày càng gia tăng
Trung Quốc một mặt đã và đang tìm mọi cách tăng cường hoạt động, lấn lướt và chiếm quyền kiểm soát với các vùng biển có tranh chấp trên thực địa, đồng thời cố gắng tối đa hóa hoạt động "phân tách" các bên có tranh chấp (nội khối ASEAN) cũng như ngăn cản sự can dự của Mỹ, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ vào biển Đông theo chiến thuật "bẻ từng chiếc đũa", cái ai cũng có thể nhìn thấy, nhưng đối phó với nó như thế nào lại là một bài toán không đơn giản.Theo GDVN
Biển Đông: Tàu chiến TQ mang theo tên lửa vẫn áp sát Philippines Hôm nay báo giới Philippines loan tin, 5 chiến hạm hiện đại nhất hạm đội Nam Hải vẫn đang "lởn vởn" gần vùng biển Philippines. 5 chiếc tàu chiến kéo theo 48 quả tên lửa này đã kéo sát tới vùng biển Philippines trong những ngày tàu ngầm tấn công USS North Carolina của Mỹ bất ngờ xuất hiện tại cảng Subic gần...