Philippines chi 375 triệu USD mua tên lửa chống hạm của Ấn Độ
Philippines đã hoàn tất thỏa thuận mua hệ thống tên lửa chống hạm của Ấn Độ với tổng chi phí gần 375 triệu USD nhằm tăng cường sức mạnh quân sự của quốc gia Đông Nam Á này.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana. Ảnh: Reuters
Hãng thông tấn Reuters (Anh) cho biết Philippines đang ở trong giai đoạn cuối của kế hoạch 5 năm với dự toán chi 5,85 tỷ USD để hiện đại hóa quân đội.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana ngày 14/1 đăng trên mạng xã hội Facebook cho biết, dựa trên thỏa thuận đàm phán với chính phủ Ấn Độ, công ty Brahmos Aerospace là đơn vị cung cấp tên lửa.
Dự án được lên kế hoạch từ năm 2017 nhưng đã phải trì hoãn do vấn đề phân bổ ngân sách và tác động của đại dịch COVID-19.
Video đang HOT
Vào năm 2018, Philippines đã mua tên lửa Spike ER do Israel sản xuất. Đây là hệ thống tên lửa trang bị trên tàu đầu tiên của Philippines.
Trong một diễn biến khác, vào tháng 12/2021, Philippines đã đặt mua 2 chiến hạm từ công ty đóng tàu Hyundai Heavy Industries (Hàn Quốc). Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana tuyên bố: “Dự án này sẽ cung cấp cho Hải quân Philippines hai tàu hộ tống nhỏ tiên tiến có khả năng chống hạm, chống tàu ngầm và tham gia nhiệm vụ tác chiến phòng không”.
Thế giới đã vượt 304 triệu ca mắc COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h30 (theo giờ Việt Nam), trên thế giới có tổng cộng 304.031.568 ca mắc COVID-19 và 5.499.418 ca tử vong.
Số ca hồi phục là 258.427.221 ca.
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Siliguri, Ấn Độ. AFP/TTXVN
Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19 với 60.464.426 ca mắc và 858.346 ca tử vong. Tiếp đến là Ấn Độ với 35.368.372 ca mắc và 483.463 ca tử vong, Brazil với 22.450.222 ca mắc và 619.878 ca tử vong, Anh với 14.193228 ca mắc và 149.744 ca tử vong, Pháp với 11.511.452 ca mắc và 125.206 ca tử vong.
Tại khu vực Đông Nam Á, Philippines ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 cao nhất trong gần 4 tháng qua, trong khi số ca mắc mới tại Lào cũng tăng mạnh. Cụ thể, Bộ Y tế Philippines ngày 8/1 thông báo trong 24 giờ qua, nước này phát hiện 26.458 ca mắc mới - mức cao nhất kể từ ngày 11/9/2021. Hiện Philippines đang phải đối phó với làn sóng lây nhiễm thứ 3 được cho là do biến thể Omicron. Tính đến nay, nước này có tổng cộng 2.936.875 ca mắc COVID-19, trong đó có 52.135 ca tử vong.
Cùng ngày, Bộ Y tế Lào báo cáo 1.066 ca mắc mới COVID-19 và 9 ca tử vong trong 24 giờ qua. Đến nay, tổng số ca mắc COVID-19 tại Lào là 117.956 ca, trong đó có 430 người tử vong.
Còn tại Thái Lan, với 8.263 ca mắc mới COVID-19 và 14 ca tử vong ghi nhận trong 24 giờ qua, tổng số ca mắc ở nước này từ đầu dịch hiện là 2.261.039 ca, trong đó có 21.813 ca không qua khỏi. Để chuẩn bị đối phó với sự gia tăng số ca nhiễm biến thể Omicron, thủ đô Bangkok của Thái Lan có kế hoạch thành lập 6 trung tâm cách ly dành riêng cho trẻ em cùng gia đình. Cục Dịch vụ Y tế Thái Lan (MSD) đã chuẩn bị 100 giường bệnh để điều trị cho những trẻ em có triệu chứng nghiêm trọng.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Islamabad, Pakistan. Ảnh: THX/TTXVN
Tình hình dịch bệnh cũng đang diễn biến phức tạp tại Pakistan và Mông Cổ. Theo đó, số ca mắc mới COVID-19 tại Pakistan trong 24 giờ qua là 1.345 ca, tăng gấp đôi trong vòng 1 tuần, đưa tổng số ca mắc ở nước này lên 1.302.486 ca, trong đó có 28.962 ca tử vong. Mông Cổ thông báo 1.040 ca mắc mới COVID-19, lần đầu tiên vượt mốc 1.000 ca kể từ ngày 11/11/2021, đưa tổng số ca mắc lên 394.797 ca. Tính đến nay, dịch bệnh đã cướp đi sinh mạng của 1.997 người tại nước này.
Tại Nhật Bản, chính quyền thủ đô Tokyo cho biết số ca mắc mới tại thành phố này trong ngày 8/1 là 1.224 ca, tăng gấp 15 lần trong 1 tuần và là mức cao nhất kể từ ngày 11/9/2021. Điều này cho thấy dịch bệnh đang lây lan nhanh chóng sau khi Tokyo ghi nhận trường hợp nhiễm Omicron đầu tiên khoảng 2 tuần trước. Không chỉ Tokyo, một số khu vực khác của Nhật Bản, trong đó có tỉnh Okinawa và Hiroshima cũng ghi nhận số ca mắc mới trong 1 ngày ở mức cao kỷ lục. Theo kế hoạch, từ ngày 9/1, Okinawa, Hiroshima và tỉnh Yamaguchi sẽ áp đặt tình trạng khẩn cấp và biện pháp phòng dịch trọng điểm, theo đó, các quán bar, nhà hàng sẽ rút ngắn thời gian hoạt động và ngừng phục vụ đồ uống có cồn.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Sydney, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN
Còn tại Australia, các bang New South Wales và Victoria đều ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 tăng mạnh, lần lượt ở mức 45.098 ca và 51.356 ca. Sau thời gian kiểm soát khá tốt dịch COVID-19 nhờ áp dụng các biện pháp phong tỏa trong thời gian ngắn, kiểm soát biên giới chặt chẽ và giãn cách nghiêm ngặt, hiện Australia lại đang chứng kiến tỷ lệ lây nhiễm cao nhất tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Kể từ khi dịch bùng phát vào đầu năm 2020 đến nay, Australia ghi nhận trên 684.000 ca mắc, trong đó có 2.301 ca tử vong. Hơn một nửa số ca mắc được ghi nhận chỉ trong 2 tuần qua.
Mỹ công bố phác thảo chiến lược 5 điểm với Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Ngày 14/12, Ngoại trưởng Mỹ Antony J. Blinken đã có bài phát biểu quan trọng tại Đại học Indonesia (Universitas Indonesia), đề cập đến chiến lược của Mỹ đối với Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Nội dung có một số điểm đáng chú ý như sau: Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu về chính sách Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tại trường...