Philippines cáo buộc Trung Quốc phá hoại môi trường biển
Đài GMA ngày 9.7 đưa tin Philippines đã đưa ra các lập luận cáo buộc Trung Quốc phá hoại môi trường biển tại phiên tòa liên quan đến yêu sách chủ quyền phi lý của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Trung Quốc bị cáo buộc phá hủy khoảng 311 ha rạn san hô ở Biển Đông thông qua các hoạt động bồi đắp phi pháp của nước này – Ảnh: Reuters
Theo phó phát ngôn viên Tổng thống Philippines Abigail Valte, Giáo sư Alan Boyle, một chuyên gia luật quốc tế, đã trình bày trước Tòa trọng tài thường trực (PCA) ở The Hague (Hà Lan) những luận điểm về môi trường và đánh bắt thủy sản chống lại Trung Quốc trong ngày thứ hai của phiên tòa.
Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển (UNCLOS), vốn được Manila sử dụng làm cơ sở khởi kiện Bắc Kinh, buộc các nước ký kết thực hiện những biện pháp nhằm bảo vệ môi trường biển.
Tuy nhiên, Trung Quốc, nước đã đặt bút ký UNCLOS, bị cáo buộc phá hủy khoảng 311 ha rạn san hô ở Biển Đông thông qua các hoạt động bồi đắp phi pháp của nước này.
Cũng trong ngày tranh biện thứ hai, các luật sư Lawrence Martin, Bernard Oxman và Paul Reichler của Philippines đã trình bày những lập luận cho thấy vụ kiện của Philippines hoàn toàn thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa trọng tài thường trực.
Trùng Quang
Video đang HOT
Theo Thanhnien
Tham dự vụ Philippines kiện TQ: Cơ hội tốt cho Việt Nam!
Các nước Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan và Nhật Bản được tham dự với tư cách là quan sát viên vụ Philippines kiện TQ là rất tốt.
PGS.TS Nguyễn Bá Diến, Chủ tịch Hội đồng Viện nghiên cứu Khoa học Biển và Hải đảo, Chủ nhiệm bộ môn Luật quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Giám đốc Trung tâm Luật biển và Hàng hải đã bày tỏ quan điểm với Đất Việt khi hay tin Tòa trọng tài thường trực (PCA) của Liên Hợp Quốc ở La Haye (Hà Lan) đã bắt đầu mở phiên tòa về đơn kiện của chính phủ Philippines.
Báo Inquirer (Philippines) đưa tin ngày 7/7 (giờ địa phương), Tòa trọng tài thường trực (PCA) thông báo: "sau khi nhận được những đề nghị bằng văn bản của các nước và tham khảo ý kiến từ các bên, Tòa cho phép các nước Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan và Nhật Bản, cử phái đoàn nhỏ đến tham dự với tư cách là quan sát viên".
Việc tòa cho phép các bên liên quan tham dự phiên tòa này được PGS.TS Nguyễn Bá Diến đánh giá là có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt với Việt Nam.
Theo vị Chủ nhiệm bộ môn Luật quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội này thì khi Việt Nam được tham dự sẽ theo dõi nắm bắt được tình hình của vụ kiện vì đây là một vụ kiện được xử kín.
"Việt Nam cũng như các nước tham dự sẽ được chứng kiến toàn bộ, nếu như có liên quan đến quyền lợi của mình thì thông qua đó có thể lên tiếng bảo vệ ngay tại tòa.
Từ đây Việt Nam cũng có thể rút được bài học kinh nghiệm cho mình trong trường hợp tiếp theo, vận dụng kinh nghiệm của Philippines trong việc đấu tranh bảo vệ quyền lợi chủ quyền của mình tại tòa", ông Diến nói.
Ông Antonio Carpio, thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines (trái) chỉ vào bản đồ cổ trước các bộ trưởng Ngoại giao, Tư pháp và Quốc phòng nước này tại trường De La Salle, Manila. Ảnh: Reuters
Phân tích và đối chiếu với luật pháp quốc tế, Luật biển Việt Nam, PGS.TS Diến cho rằng những hành động của Trung Quốc với chủ quyền lãnh thổ Việt Nam là phi pháp. Tham vọng và yêu sách của họ từ trước tới nay là phi lý, không dựa trên bất cứ căn cứ pháp lý nào, dường như là chỉ dựa trên luật của "kẻ mạnh".
"Trung Quốc đã vi phạm hiến chương Liên hợp quốc (LHQ); vi phạm quy định của công ước luật biển 1982; các nguyên tắc lớn đã được đại hội đồng LHQ thông qua ngày 24/10/1970; những nguyên tắc, nội dung được ghi nhận trong tuyên bố DOC... có thể thấy rõ ràng Trung Quốc yếu về mặt pháp lý, thậm chí không có bất kỳ một căn cứ pháp lý nào để biện minh cho hành vi và tham vọng của họ trên biển Đông. Chính vì thế, việc vi phạm luật pháp quốc tế là điểm yếu nhất của Trung Quốc", TS Diến phân tích.
Cũng chung quan điểm này, PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng Tòa trọng tài thường trực đang đánh bài ngửa vì không có sự tham gia của Trung Quốc tại phiên tòa này.
"Việc Tòa án quốc tế cho phép các bên liên quan tham gia là rất tốt vì rất có thể khi không tham gia vụ kiện Trung Quốc sẽ cho rằng những thông tin sẽ là không hợp pháp khi chỉ có một phía.
Vì vậy Tòa án quốc tế tạo điều kiện các nước cùng một lúc tiếp cận vấn đề mà các nước này đều có tác động trực tiếp hoặc có liên quan là một cách tiếp cận thông minh", PGS Nguyễn Chu Hồi đánh giá.
Theo cảm nhận của cá nhân nhà khoa học cũng có nhiều nghiên cứu về biển này thì việc Trung Quốc không đến tham dự phiên tòa đã là đuối lý.
"Việc không tham gia đã chứng tỏ anh (Trung Quốc - pv) không đúng. Trung Quốc cho rằng Tòa án quốc tế không hợp hiến, hợp pháp, không tham gia là cách hành xử thiếu trách nhiệm với tư cách là thành viên Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
Như vậy là coi thường luật pháp quốc tế, coi thường các cam kết khu vực và có những hành động bắt nạt nước nhỏ và coi thường thế giới", PGS. TS Nguyễn Chu Hồi phân tích.
Theo TS Hồi, với Biển Đông không thể vượt quá giới hạn bởi ván cờ này không phải một mình Trung Quốc tham gia mà còn có nhiều nước, vì vậy khi cần đã có sự xuất hiện của các nước lớn.
"Từ vụ việc này Trung Quốc đã mất rất nhiều, cả về lòng tin cũng như vị trí chiến lược lâu dài khi khinh xuất và chủ quan trong cuộc chơi lớn", ông Hồi nói.
Cho rằng từ kinh nghiệm của Philippines, Việt Nam và các nước liên quan cần phải đi tìm một cách tiếp cận mới. Song ông Hồi cho rằng cách đi của Philippines đang mở đầu cho một cuộc đấu tranh mới mà Việt Nam rất cần học hỏi kinh nghiệm.
"Đây thực sự là cơ hội tốt để Việt Nam vững bước thêm trên con đường bảo vệ chủ quyền của mình bằng biện pháp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế", PGS. TS Nguyễn Chu Hồi nhấn mạnh.
B ích Ngọc
Theo_Báo Đất Việt
Vụ Philippines kiện Trung Quốc: Mỹ không đứng về phía nào trong tranh chấp Biển Đông "Chúng tôi không lựa chọn đứng về phía nào trong các tuyên bố chủ quyền, chúng tôi lựa chọn đứng về cách họ giải quyết tranh chấp", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết khi được hỏi về phiên điều trần vụ Philippines kiện Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi lý trên Biển Đông. Một chiếc xuồng của ngư dân...