Philippines cân nhắc nới lỏng các biện pháp phòng dịch COVID-19
Ngày 22/2, Bộ Y tế Philippines thông báo thêm 2.288 ca mắc mới COVID-19, đưa tổng số ca mắc trong cả nước lên 563.456. Nước này cũng ghi nhận thêm 6 ca tử vong đưa tổng số ca không qua khỏi lên 12.094, trong khi có thêm 33 người khỏi bệnh đưa tổng số người hồi phục lên 522.874.
Nhân viên y tế đeo khẩu trang và tấm chắn nhựa phòng lây nhiễm COVID-19 tại Manila, Philippines. Ảnh: THX/TTXVN
Dự kiến, trong ngày 22/2, Tổng thống Rodrigo Duterte cùng các thành viên Chính phủ Philippines sẽ thảo luận về kế hoạch tiếp tục nới lỏng các biện pháp phòng dịch bắt đầu từ ngày 1/3, một động thái được ban cố vấn kinh tế của tổng thống ủng hộ nhằm nhanh chóng khôi phục nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch và giải quyết nạn thất nghiệp đang gia tăng.
Bộ trưởng Y tế Francisco Duque cho biết ban chỉ đạo chống dịch liên ngành ủng hộ biện pháp đặt Vùng thủ đô Manila và phần còn lại của đất nước vào mức cách ly cộng đồng được nới lỏng nhất (MGCQ).
Cùng ngày, Nga thông báo ghi nhận thêm 12.604 ca mắc mới COVID-19 trong 24 giờ qua, trong đó có 1.723 ca ở thủ đô Moskva, đưa tổng số ca mắc trong cả nước lên 4.177.330. Số trường hợp tử vong trong một ngày qua là 337 trường hợp, đưa tổng số bệnh nhân COVID-19 tử vong lên 83.630 người.
Video đang HOT
Trung Quốc 'trấn an' Philippines về luật hải cảnh
Đại sứ Philippines cho biết Trung Quốc khẳng định luật hải cảnh không nhằm vào quốc gia cụ thể nào và hứa "sẽ kiềm chế".
"Thông qua phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila, Trung Quốc trấn an chúng tôi rằng họ không nhằm vào Philippines hoặc bất cứ quốc gia cụ thể nào và sẽ không sử dụng vũ lực trước", Jose Santiago Sta. Romana, đại sứ Philippines tại Trung Quốc, cho biết trong cuộc họp báo trực tuyến ngày 17/2.
Sta. Romana đưa ra bình luận trên khi được hỏi rằng liệu Philippines có nên triệu tập đại sứ Trung Quốc vì luật hải cảnh, có hiệu lực từ 1/2, cho phép các tàu tuần tra của Trung Quốc nổ súng vào tàu thuyền nước ngoài trong vùng biển mà Bắc Kinh nêu yêu sách chủ quyền.
"Phía Trung Quốc đã tìm cách đảm bảo rằng họ sẽ kiềm chế", Sta. Romana nói.
Tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động gần bãi cạn Scarborough tranh chấp với Philippines, tháng 4/2017. Ảnh: Reuters .
Đại sứ Philippines cho biết luật hải cảnh Trung Quốc, được thông qua vào cuối tháng 1, sử dụng "ngôn ngữ ôn hòa hơn" so với dự thảo ban đầu. "Chúng tôi đã theo dõi luật hải cảnh", Sta. Romana nói. "Mặc dù việc này gây ngạc nhiên cho hầu hết mọi người, ngôn ngữ thực sự ôn hòa hơn so với phiên bản đầu tiên khi Trung Quốc bắt đầu xem xét đạo luật".
Sta. Romana cho biết Philippines phản đối việc luật hải cảnh được áp dụng cho tất cả vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. "Như đã giải thích trong công hàm gửi Bộ Ngoại giao Trung Quốc, chúng tôi phản đối ngôn ngữ liên quan đến việc sử dụng vũ lực và đặc biệt là khả năng áp dụng luật này ở những vùng chúng tôi coi là bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc hoặc nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của chúng tôi", Sta. Romana nói.
Luật hải cảnh Trung Quốc khiến nhiều quốc gia láng giềng lo ngại Bắc Kinh có thể áp dụng cách tiếp cận quyết liệt hơn trong các tranh chấp biển đảo, bao gồm Biển Đông. Trung Quốc nêu yêu sách với phần lớn diện tích Biển Đông, nơi tuyến hàng hải quốc tế quan trọng đi qua.
Philippines gửi công hàm phản đối luật hải cảnh Trung Quốc sau khi nó được thông qua. Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin gọi đây là "lời đe dọa chiến tranh với bất cứ quốc gia nào từ chối đạo luật".
Locsin hồi tuần trước cảnh báo luật hải cảnh Trung Quốc có thể gây hậu quả nghiêm trọng. "Tới nay chưa có sự cố nào xảy ra", Locsin nói trên kênh ABS-CBN News Channel. "Nếu có sự cố, tôi đảm bảo với bạn rằng sẽ nhiều điều xảy đến thay vì một lời phản đối".
Antonio Carpio, cựu phó chánh án Tòa án Tối cao Philippines, nói nước này nên cùng các quốc gia Đông Nam Á khác phản đối Luật Hải cảnh Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc, song Ngoại trưởng Locsin bác đề xuất này.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines hồi đầu tháng 2 tuyên bố luật hải cảnh của nước này là "đạo luật trong nước", cho biết sẽ tiếp tục tìm kiếm giải pháp với cho các tranh chấp với Philippines tại Biển Đông thông qua đàm phán.
Trung Quốc tìm cách cải thiện quan hệ với Philippines sau khi Tổng thống Rodrigo Duterte nhậm chức vào cuối năm 2016, hứa đầu tư và hỗ trợ tài chính hàng tỷ USD cho quốc gia Đông Nam Á này. Trung Quốc hồi tháng 1 cam kết gửi 500.000 liều vaccine Covid-19 cho Philippines.
Cựu ngoại trưởng Philippines: nên bắt Trung Quốc bồi thường phá hoại môi trường thay vì đòi tiền Mỹ Sau khi Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nói Mỹ phải trả tiền nếu muốn duy trì Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng (VFA), cựu ngoại trưởng Albert Del Rosario nhắc nhở Manila về "khoản nợ" của Trung Quốc. Lính Mỹ và Philippines tham gia tập trận chung Balikatan năm 2017 . Ảnh DEFENSE.GOV Trong buổi họp báo hôm 15.2 ở Manila, phát...