Phiêu bạt đến Gia Lai làm nghề gánh dưa thuê, một tháng có chục triệu nhưng không phải ai cũng theo được
Đều đặn đến mùa thu hoạch dưa hấu hằng năm, nhiều lao động ở các tỉnh đồng bằng lại xuôi ngược lên Tây Nguyên để mưu sinh bằng nghề gánh dưa thuê.
Bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 5 là bước vào vụ thu hoạch dưa hấu tại các huyện phía Đông Nam của tỉnh Gia Lai. Đây cũng là thời điểm nhiều lao động từ các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi chạy xe máy vượt hàng trăm km đến đây làm nghề gánh dưa thuê.
Sau nhiều lần tìm kiếm, theo chân những chiếc xe máy mang biển số 77, 78 của các anh trong “biệt đội” gánh dưa thuê, chúng tôi có mặt tại một ruộng dưa hấu trên địa bàn xã Ia Mlăh (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai).
Đều đặn mỗi năm, các lao động ở Phú Yên, Bình Định vượt hằng trăm km lên Gia Lai gánh dưa thuê để kiếm thu nhập trang trải cuộc sống. Ảnh: H.L
Theo quan sát của chúng tôi, mỗi người đàn ông phải gánh 2 chiếc giỏ chứa dưa nặng từ 60-70kg (tùy theo sức khỏe của mỗi người). Gương mặt ai nấy đều đỏ bừng, thở hổn hển vì quá nặng, mồ hôi nhễ nhại, ướt sũng cả áo.
Đang bốc những trái dưa để cho vào giỏ, anh Phạm Văn Cường (37 tuổi, quê ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) chia sẻ, cứ đến mùa thu hoạch dưa hấu là anh cùng nhiều người ở Phú Yên lên các cánh đồng dưa ở các tỉnh Tây Nguyên để làm nghề gánh dưa. Đến nay, anh đã có gần 7 năm trong nghề này.
Theo anh Cường, nghề gánh dưa rất đặc biệt, bởi mọi người phải thường xuyên làm việc về đêm, còn ban ngày ngủ để lấy sức. Vì vậy, những người gánh dưa thường đặt cho nó với cái tên là nghề “ngày ngủ đêm làm”.
“Công việc của chúng tôi thường bắt đầu từ 5h chiều hôm trước đến 2-3h sáng hôm sau. Do ban ngày thời tiết nắng nóng, nếu cắt dưa sẽ mau hư thối nên chúng tôi phải đợi đến chiều mát mới bắt đầu. Sau khi cắt dưa xong thì gánh ra đến xe luôn. Thậm chí, có những ruộng lớn phải gánh xuyên đêm đến 7-8h sáng hôm sau để kịp bốc lên xe vận chuyển đi”, anh Cường lý giải.
Mỗi gánh dưa trên vai người lao động nặng từ 60-70kg. Ảnh: H.L
Theo tìm hiểu của chúng tôi, những người gánh dưa được chia thành nhiều nhóm khác nhau, mỗi nhóm sẽ do một người gọi là “ông bầu” đảm nhiệm.
Ông Nguyễn Ngọc Diện (46 tuổi, quê ở huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) đã có kinh nghiệm hơn chục năm làm nghề gánh dưa thuê. Chính vì vậy, mọi người đã tin tưởng giao cho ông làm “ông bầu” và đứng ra lập nhóm đi hái dưa.
“Cứ đến mùa thu hoạch dưa hấu, tôi sẽ chủ động liên hệ với các chủ ruộng dưa ở khắp các tỉnh Tây Nguyên. Sau khi liên hệ thành công, tôi sẽ chia việc cho từng người căn cứ theo diện tích ruộng dưa và yêu cầu của chủ ruộng để từ đó quyết định số người trong nhóm. Công việc này thường kéo dài khoảng vài đêm. Sau khi gánh xong cho chủ ruộng dưa này thì chúng tôi lại tìm đến những chủ ruộng ở những tỉnh thành khác. Mỗi năm chúng tôi sẽ lên 2 lần và mỗi lần như vậy sẽ mất ít nhất 1 tháng. Năm nay, tôi dẫn khoảng 12 người, chủ yếu ở Phú Yên và số ít Bình Định lên Gia Lai gánh dưa”, ông Diện cho biết.
Video đang HOT
Những phận đời mưu sinh
Trời bắt đầu sẩm tối, nhóm gánh dưa tranh thủ nghỉ ngơi 1 lát. Sau đó, họ trải tấm bạt ra giữa đồng rồi dọn mâm cơm đã nấu sẵn ra ăn để lấy sức rồi tiếp tục công việc.
Ăn xong miếng cơm, anh Nguyễn Trung Kiếm (35 tuổi, trú tại huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) tranh thủ ngả lưng trong căn lều giữa ruộng dưa. Hơn 4 năm làm nghề gánh dưa, anh thấu hiểu được sự vất vả của công việc này nhưng không còn lựa chọn nào khác.
Công việc của những phu dưa bắt đầu từ chiều tối cho đến sáng hôm sau. Ảnh: H.L
Anh Kiếm tâm sự, gia đình anh canh tác được vài sào lúa. Bên cạnh đó, những lúc nhàn rỗi, anh đi làm thuê, làm mướn nhưng thu nhập cộng lại rất bấp bênh, không đủ để trang trải cho cuộc sống của gia đình. Chính vì vậy, mỗi năm, anh quyết định lặn lội hàng trăm km đến Tây Nguyên làm ăn với hy vọng cải thiện phần nào thu nhập.
“Trước Tết, tôi cũng đã đi gánh dưa thuê ở xã Ia Lâu, Ia Mơr (huyện Chư Prông), Ia Hlốp (huyện Chư Sê), thu nhập cũng hơn chục triệu đồng gửi về nhà cho gia đình ăn Tết. Sau Tết, chúng tôi lại xuống xã Phú Cần, Đất Bằng, thị trấn Phú Túc và bây giờ là Ia Mlăh (huyện Krông Pa). Tuy nhiên, hiện giá dưa xuống rất thấp, chỉ còn 1.500-2.000 đồng/kg kéo theo thu nhập của chúng tôi cũng giảm”, anh Kiếm bộc bạch.
Theo “ông bầu” Nguyễn Ngọc Diện, những năm trước đây, tình hình giao thương thuận lợi, giá dưa hấu ổn định, từ 5.000-1.000 đồng thì giá khoán cho gánh dưa khá cao, trung bình từ 400.000-500.000 đồng/sào. Từ đó, người lao động có thu nhập khá, khoảng chục triệu trồng/tháng.
Năm nay dịch bệnh Covid-19 phức tạp, cửa khẩu đóng cửa nên giá dưa xuống thấp kéo theo thu nhập của người lao động bị ảnh hưởng. Ảnh: H.L
Tuy nhiên, từ sau Tết, tình hình cửa khẩu phía Bắc thông thương với Trung Quốc đóng cửa, hàng không xuất bán được nên giá dưa hấu xuống thấp kéo theo giá khoán dưa chỉ còn khoảng trên dưới 300.000 đồng/sào. Do vậy, thu nhập của những người gánh dưa bị ảnh hưởng ít nhiều.
Trong cuộc trò chuyện với nhóm gánh dưa, chúng tôi tình cờ nghe được về số phận của anh Dương Đại Thọ (39 tuổi, trú tại huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên). Anh Thọ hiện đã có 2 đứa con, 1 đứa 4 tuổi và 1 đứa mới chỉ 2 tuổi. Cách đây 3 năm, do trục trặc trong chuyện gia đình nên anh và người vợ quyết định ly hôn, để lại 2 đứa cho anh chăm sóc. Giờ đây, anh Thọ mang trên vai trọng trách của người cha lẫn cả người mẹ nuôi nấng 2 đứa nhỏ. Chưa kể, anh còn mẹ già 75 tuổi lại bệnh tật triền miên. Hoàn cảnh vốn đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn.
Bữa cơm tối được chuẩn bị sẵn của những phu gánh dưa. Sau khi ăn xong, họ nghỉ ngơi 1 lát rồi tiếp tục công việc cho đến sáng. Ảnh: H.L
Để có tiền lo cho cuộc sống, mỗi năm, anh lại vượt hàng trăm km lên nhiều tỉnh thành để gánh dưa. “Từ lúc 18 tuổi đế nay, tôi đã làm nghề này rồi. Mặc dù đi làm xa nhà một chút với lại vất vả nhưng bù lại có đồng ra đồng vào ổn định để lo cho các con ăn học và lo tiền chữa trị bệnh cho mẹ già”, anh Thọ bộc bạch.
Được biết, sau khi gánh dưa xong, những lao động sẽ ra những cánh rừng, mắc võng ở đó để nghỉ ngơi và chờ những chủ vườn dưa khác liên lạc để tiếp tục công việc.
Gia Lai: Dưa hấu đã vào vụ mà thương lái vẫn bặt tăm, giá lại rẻ chưa từng có
Bước vào vụ thu hoạch năm nay, người trồng dưa hấu ở Gia Lai "đứng ngồi không yên" khi giá dưa hấu rớt thảm hại, chỉ còn 1.500 đồng/kg trong khi chi phí đầu tư lại khá cao.
Dưa hấu được mùa nhưng mất giá
Những ngày đầu tháng 3, nhiều ruộng dưa hấu tại huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đang bước vào vụ thu hoạch.
Tuy nhiên, chưa kịp vui khi vụ mùa thuận lợi, năng suất dưa đạt chất lượng thì nông dân lại đang "đứng ngồi không yên" khi giá dưa hấu xuống thấp chưa từng có, chỉ còn 1.500 đồng/kg trong khi chi phí đầu tư cao khiến họ bị lỗ nặng.
Năm nay thời tiết thuận lợi, dưa hấu ở nhiều vùng của Gia Lai đạt năng suất cao. Ảnh: Hoàng Lộc
Cách đây 3 tháng, gia đình anh Võ Văn Lành quyết định khăn gói từ thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định lên thuê 3,5 ha đất tại xã Ia Mlăh (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) để trồng dưa hấu.
Vụ mùa năm nay thời tiết thuận lợi, dưa hấu phát triển tốt, cho năng suất 50 tấn/ha. Tuy nhiên, những ngày gần đây, giá dưa hẩu rớt xuống chỉ còn 1.500 đồng/kg khiến gia đình anh Lành không khỏi lo lắng trong khi chi phí đầu tư để trồng dưa hết khoảng 160 triệu đồng, coi như gia đình cầm chắc phần lỗ trong tay.
"Dưa hấu cũng đã chín rồi. Tôi có gọi cho nhiều thương lái đến để thu mua nhưng họ không mặn mà lắm do việc xuất khẩu sang Trung Quốc đang gặp khó khăn. Chúng tôi phải cắm cả sổ đỏ, vay mượn khắp nơi để đầu tư vô vựa dưa này mà giá rớt thê thảm. Nói chung năm nay dân trồng dưa chúng tôi mất trắng hết rồi", anh Lành buồn bã nói.
Giá dưa hấu xuống thấp, chỉ còn 1.500 đồng/kg khiến người nông dân như ngồi trên đống lửa. Ảnh: Hoàng Lộc
Cách ruộng dưa của anh Lành không xa, ruộng dưa 3,6 ha của ông Võ Văn Chánh (cùng trú tại tỉnh Bình Định) cũng chuẩn bị thu hoạch nhưng đến hiện tại vẫn chưa có thương lái đến hỏi mua.
"Vào thời điểm này của những năm trước, thương lái đã hỏi mua nườm nượp, xe container vào tận ruộng để vận chuyển đem đi tiêu thụ nhưng năm nay tôi phải gọi điện xem họ có thu mua hay không. Họ nói là cửa khẩu Trung Quốc đóng cửa nên không thể chở dưa hấu sang bên đó tiêu thụ được.
Tháng 8/2021, chúng tôi có lên xã Ia Lâu (huyện Chư Prông, Gia Lai) thuê đất trồng dưa, lúc đó tình hình tiêu thụ lại ổn, giá bán khoảng 4.000 đồng/kg là có lời. Tuy nhiên, với mức giá 1.500 đồng/kg như hiện nay thì người dân chúng tôi lỗ nặng", ông Chánh chia sẻ.
Người trồng dưa hấu năm nay xem như lỗ nặng. Ảnh: Hoàng Lộc.
Thương lái cũng thất thu vì giá dưa hấu xuống thấp
Không chỉ người nông dân mà những thương lái buôn bán dưa cũng lỗ nặng trong vụ dưa này.
Thương lái Nguyễn Thị Thu (trú tại tỉnh Quảng Ngãi) cho biết, năm nay do cửa khẩu ở phía Bắc thông thương với Trung Quốc đóng cửa, nhiều xe chở nông sản ùn ứ nên bà buộc phải thu mua của các hộ dân trồng dưa với giá thấp, 1.500 đồng/kg.
"Không những người dân mà thương lái chúng tôi cũng chịu ảnh hưởng bởi thị trường Trung Quốc. Giờ cửa khẩu ách tắc, dưa hấu không xuất bán được sang Trung Quốc chúng tôi buộc phải mang đi tiêu thụ trong nội địa thôi. Điều này đồng nghĩa với việc giá bán sẽ không cao như khi xuất khẩu được. Thương lái chúng tôi cũng chịu nhiều chi phí, nào là tiền thuê xe container vận chuyển, tiền thuê nhân công thu hoạch, bốc xếp dưa lên xe", bà Thu nói.
Đến cả các thương lái mua bán dưa cũng thất thu trong vụ mùa năm nay. Ảnh: Hoàng Lộc
Theo thống kê của Phòng NNPTNT huyện Krông Pa, toàn huyện có gần 1.000 ha dưa hấu với sản lượng gần 40.000 tấn. Toàn bộ diện tích trồng dưa này là của người dân các tỉnh Bình Định, Phú Yên lên thuê đất để trồng và đều là tự phát, không có trong quy hoạch của huyện.
Bên cạnh đó, thương lái đến mua dưa tại huyện theo hình thức tự do, không có ký kết hợp đồng hay trợ giá tiêu thụ sản phẩm cho nông dân nên chính quyền và ngành chức năng không thể đưa ra những định hướng, hỗ trợ cho họ.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Đinh Xuân Duyên, Trưởng phòng NNPTNT huyện Krông Pa cho biết, thị trường tiêu thụ chính của dưa hấu chủ yếu là xuất sang Trung Quốc. Tuy nhiên, với tình hình Trung Quốc kiểm soát chặt tại các cửa khẩu để phòng chống dịch Covid-19 thì việc xuất khẩu rất khó khăn khiến người trồng dưa lỗ nặng, trung bình mỗi ha lỗ từ 40-50 triệu đồng.
"Chưa có năm nào giá dưa hấu lại xuống thấp như năm này. Chúng tôi cũng chia sẻ một phần với người nông dân. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tham mưu cho UBND huyện để cấp mã số vùng trồng cho sản phẩm dưa hấu của huyện, tiến đến xuất khẩu chính ngạch để giá dưa hấu khi xuất bán được đảm bảo hơn", ông Duyên cho biết thêm.
Vùng đất này ở Long An nông dân trồng dưa hấu to, lúc đầu thấy lo lo, ai ngờ nay thương lái cân hết sạch Dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, diện tích dưa hấu phục vụ thị trường tết giảm nhưng nông dân huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An lại trúng mùa, được giá. Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An - Lê Hoài Nam thông tin: "Xã Mỹ Lộc nổi tiếng với giống dưa hấu Mặt trời đỏ....