Phiền toái khi răng… nhạy cảm
Răng nhạy cảm là có cảm giác ê buốt khi ăn một số thức ăn ngọt, chua, nóng, lạnh,… thậm chí hít thở trong điều kiện không khí lạnh cũng có thể khiến bạn bị ê buốt chân răng.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới răng nhạy cảm và gây ra nhiều ảnh hưởng trong cuộc sống.
Răng có cấu tạo gồm 3 phần: men răng, ngà răng và tuỷ răng. Trong điều kiện bình thường, ngà răng được bao phủ bởi men răng nhưng vì nhiều lý do, lớp men bao phủ này bị mài mòn, khả năng bảo vệ ngà răng suy giảm. Lúc này các ống thần kinh phải tiếp xúc trực tiếp với đồ uống và thức ăn nóng, lạnh, gây kích thích dây thần kinh, tạo ra những cơn ê buốt hay còn gọi là hiện tượng quá cảm ngà.
Nhạy cảm ngà, hay nhạy cảm răng, là một vấn đề nha khoa phổ biến. Tình trạng này có thể tiến triển theo thời gian, và nó là kết quả của các vấn đề thường gặp như tụt nướu và mòn men răng, xảy ra hầu hết ở bệnh nhân thuộc độ tuổi từ 20-50 tuổi.
Răng nhạy cảm bắt đầu hình thành khi phần ‘ngà’ mềm hơn nằm ở bên trong răng bị ăn mòn. Phần ngà nằm dưới lớp men và nướu răng. Hàng ngàn kênh dẫn truyền cực nhỏ chạy qua ngà hướng đến phần trung tâm răng. Một khi ngà răng bị ăn mòn, các tác nhân bên ngoài (như đồ uống lạnh) có thể kích thích các dây thần kinh bên trong răng và kết quả là tạo ra cơn đau buốt ngắn và nhói cho răng nhạy cảm.
Răng nhạy cảm hình thành khi phần ngà răng bị ăn mòn.
Vì sao răng trở nên nhạy cảm?
Tình trạng răng nhạy cảm gây nhiều khó chịu cho người bệnh. Một số nguyên nhân phổ biến dẫn tới răng nhạy cảm bao gồm:
Tụt nướu: Chân răng được bao bọc bởi các mô nướu. Tuy nhiên, nếu như bị bệnh nha chu, nướu có thể bị tụt và lộ ra lớp ngà nhạy cảm. Do đó, khi gặp phải tình trạng tụt nướu thì cần đến gặp bác sĩ nha khoa để có những lời khuyên và được can thiệp kịp thời.
Răng bị vỡ, nứt: Nhai đá, cắn kẹo cứng, hay tai nạn va đập có thể dẫn đến mẻ hoặc nứt răng. Khi một chiếc răng bị nứt, các đầu mút dây thần kinh bên trong sẽ bị kích thích khi ăn nhai. Ngoài ra, vết nứt cũng là nơi chứa vi khuẩn gây viêm nhiễm, khiến răng bị đau buốt.
Sâu răng: Sâu răng tạo ra các lỗ sâu trên răng, khi lỗ sâu vào tủy làm lộ các đầu mút dây thần kinh trong tủy răng. Từ đó khiến răng dễ bị ê buốt. Cách tốt nhất trong trường hợp này là hãy giữ gìn vệ sinh răng miệng thật tốt, ăn uống đúng cách và nên đến nha sĩ kiểm tra răng định kì.
Nghiến răng: Mặc dù men răng là mô cứng nhất trong cơ thể, nhưng theo thời gian men răng cũng có thể bị mòn đi vì những thói quen mà nhiều người tưởng chừng vô hại ví dụ như nghiến răng. Vì vậy hãy hạn chế những hành động này để tránh làm răng bị ê buốt.
Video đang HOT
Thực phẩm chứa acid: Việc thường xuyên ăn những loại thực phẩm có hàm lượng axit cao như cam quýt, cóc, xoài, cà chua, dưa chua hay trà… có thể gây xói mòn men răng.
Lông bàn chải đánh răng cứng: Nếu đánh răng mạnh hay sử dụng các bàn chải quá cứng thì nướu có thể bị tổn thương và lộ ra lớp ngà. Từ đó, răng bị ê buốt khi ăn uống, đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa.
Làm thế nào để phòng tránh răng nhạy cảm?
Để làm giảm các nguy cơ răng bị ê buốt thì việc giữ gìn vệ sinh răng miệng là rất quan trọng để có thể ngăn ngừa bị lộ ngà cũng như là các bệnh nha chu.
Chải răng đúng cách đồng thời sử dụng các loại kem đánh răng có độ mài mòn thấp nhằm làm giảm nguy cơ mắc phải hiện tượng răng ê buốt. Chải răng bằng nước ấm khoảng 30-40 độ C có thể hạn chế ê buốt răng. Bên cạnh đó một chế độ ăn hạn chế chứa acid cũng giúp phòng ngừa hiện tượng răng ê buốt.
Răng nhạy cảm khiến cho người bệnh có cảm giác khó chịu, đau buốt, do đó khi thấy có những vấn đề bất thường về răng lợi, cần đến ngay các phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt để được thăm khám và can thiệp kịp thời.
Các vấn đề nhiễm trùng mắt thường gặp trong mùa mưa
Mùa mưa tới, các loại nấm mốc, vi sinh vật có điều kiện phát triển thuận lợi, chúng có thể hòa lẫn cùng với nước mưa bám vào cơ thể và gây bệnh.
Mùa mưa tới, các loại nấm mốc, vi sinh vật có điều kiện phát triển thuận lợi hơn, chúng có thể hòa lẫn cùng với nước mưa bám vào cơ thể và gây bệnh. Dưới đây là một số dạng nhiễm trùng mắt thường gặp trong mùa mưa cần lưu ý.
Ảnh minh họa
Viêm kết mạc (đau mắt đỏ)
Kết mạc của mắt bao gồm:
Kết mạc nhãn cầu (lớp màng mỏng trong suốt bám trên lòng trắng của mắt)
Kết mạc mi (là lớp niêm mạc lót ở bên trong giữa mi trên và mi dưới).
Viêm kết mạc là tình trạng các lớp kết mạc này bị viêm gây ra. Với mỗi nguyên nhân gây đau mắt đỏ khác nhau thì các biểu hiện cũng sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:
Đau mắt đỏ do virus
Có tới 80% các ca bị viêm kết mạc do chủng virus Adenovirus. Khi bị bệnh sẽ có các biểu hiện như phần kết mạc bị đỏ; bạn cảm thấy mắt nị ngứa, có cộm mắt và phù mi. Đôi khi giả mạc có thể xuất hiện kết hợp với các dấu hiệu như ho, sổ mũi, sốt, viêm họng; thậm chí là nổi hạch. Ngoài ra rất nhạy cảm với ánh sáng.
Đau mắt đỏ do vi khuẩn
Khi dịch tiết chứa các vi khuẩn như khuẩn tụ cầu, Hemophilus influenza, Streptococcus pneumoniae,... Đau mắt đỏ do vi khuẩn nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra các tổn thương nguy hiểm. Biểu hiện viêm kết mạc do vi khuẩn thường là có nhiều gỉ mắt màu xanh hoặc màu vàng kèm ngứa.
Đau mắt đỏ do dị ứng
Viêm két mạc dạng dị ứng có thể xuất hiện theo mùa hoặc quanh năm. Muốn khỏi bệnh thì phải tìm được tác nhân gây dị ứng là gì.
Cách tốt nhất để không bị viêm kết mạc chính là giữ vệ sinh mắt sạch sẽ. Vệ sinh mắt ít nhất từ 3 - 4 lần bằng nước muối sinh lý và nước sạch khi đi ngoài trời mưa về để rửa trôi các vi khuẩn có hại. Ngoài ra, khi đi mưa, hạn chế sử dụng kính áp tròng vì có thể làm vấn đề trầm trọng hơn.
Dị ứng
Những cơn mưa mùa thu có thể mang theo rất nhiều bụi, phấn hoa hay các vi sinh vật gây bệnh. Chưa kể đến tình trạng dị ứng nếu như không chữa trị kịp có thể lây lan nhanh hơn. Do vậy, ngoài việc có các biện pháp che chắn khi đi ngoài mưa thì cũng cần cẩn thận hơn khi sử dụng mỹ phẩm.
Ưu tiên những loại kem, đồ trang điểm chống trôi, chống nước và có chất lượng tốt là cần thiết. Nhất là mỹ phẩm dùng cho mắt không nên cản trở hoạt động bình thường của mắt.
Ảnh minh họa
Lẹo mắt
Lẹo mắt cũng là một dạng nhiễm trùng mắt hay xảy ra vào mùa mưa do dùng tay bẩn dụi lên mắt quá nhiều. Thói quen này có thể thấy nhiều nhất khi bạn đi ngoài mưa, chạy xe đưa tay lên dụi - lúc này nước mưa có vi khuẩn, bụi bẩn dễ xâm nhập vào mắt gây sưng đỏ kéo dài.
Nếu không được chú ý có thể bị vỡ ra dẫn tới nhiễm trùng.
Khi bị lên lẹo mắt, thì bạn có thể chườm nóng. Ngoài ra, điều quan trọng nhất chính là phải giữ bàn tay sạch sẽ, hạn chế đưa tay dụi mắt, nhất là khi đi ngoài đường.
Mắt bị khô (khô mắt)
Khô mắt có thể dẫn tới kích ứng và giảm chất nhờn. Khi gió mùa về, mắt có thể trở nên nhạy cảm hơn. Một vài trường hợp nghiêm trọng có thể gây ra hiện tượng mờ mắt. Lúc này, tốt nhất là nên tới thăm khám bác sĩ thay vì lựa chọn các loại thuốc nhỏ mắt không kê đơn có bán ngoài hiệu thuốc.
Ảnh minh họa
Một số tips để chống nhiễm trùng cho mắt
Vệ sinh mắt sạch sẽ, rửa tay đúng cách. Đặc biệt không nên dùng chung các đồ dùng cá nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng hay dao cạo râu. Hạn chế tiếp xúc với những người đang bị viêm giác mạc.
Đeo kính áp tròng đi mưa có thể gây đỏ mắt và ngứa nhiều hơn. Mắt là một bộ phận rất nhạy cảm, nên điều quan trọng là bạn phải bảo vệ chúng khỏi nước mưa và khỏi bụi.
Dùng thuốc nhỏ mắt: thuốc nhỏ mắt giúp bạn làm dịu và bảo vệ mắt khỏi sự xâm nhập của virus và vi khuẩn.
7 nguyên tắc để tránh xa bệnh gan nguy hiểm vẫn chưa có thuốc chữa Viêm gan B mãn tính cho tới nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm hoàn toàn. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị nhằm khống chế virus giúp người bệnh chung sống hòa bình với virus lâu dài. Viêm gan B mãn tính là tình trạng virus HBV tồn tại trong cơ thể người hơn 6 tháng. Bệnh rất khó...