Phiên tòa hoa hậu Phương Nga là bước tiến của công tác tố tụng
Phiên tòa xét xử vụ án hoa hậu Phương Nga không chỉ thu hút dư luận vì bị cáo là người nổi tiếng mà còn có những điểm mới tạo tiền lệ tốt trong ngành tòa án.
Nhận đình về phiên tòa xét xử hoa hậu Phương Nga, luật sư (LS) Phạm Công Hùng, người bào chữa cho Phương Nga, cho rằng phiên tòa tuy căng thẳng, nhưng rất thú vị.
Chưa từng có trong lịch sử
“Điều thú vị ở chỗ là tất cả nguyên tắc tranh tụng đều được đề cao. HĐXX đã chấp nhận tất cả chứng cứ mới mà các luật sư, các đương sự trình ở tòa và niêm phong để thẩm định. Điều này thể hiện sự tôn trọng chứng cứ ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình điều tra. Ngoài ra, HĐXX cũng đã quyết định trả hồ sơ để điều tra, tôi cho rằng đây là điều hợp lý!”, LS Hùng bình luận.
Trong khi đó, ông Trần Thu Nam, luật sư bảo vệ quyền lợi cho ông Cao Toàn Mỹ, cho rằng áp lực nhất trong vụ án này là từ dư luận.
“Dư luận thường quan tâm đến người yếu thế, đến trẻ em, đến phụ nữ, đến người già… có dấu hiệu của sự oan sai thì họ quan tâm đến oai sai. Đôi khi thông tin lan truyền rất phiến diện”, LS Nam nêu ý kiến.
Luật sư Phạm Công Hùng cho rằng việc HĐXX quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung là quyết định hợp lý. Ảnh: Thanh Tùng.
Theo ông Nam, khi nhắc đến vấn đề giữa đại gia và chân dài, thường dư luận quy chụp ngay vấn đề giao dịch tình cảm. Tuy nhiên, ông Nam lập luận chưa từng có ai thấy thân chủ của ông và hoa hậu Phương Nga có hành động thân thiết, vì thế không thể phán đoán, định kiến về mối quan hệ giữa hai người.
Trong 5 ngày diễn ra phiên xử (22, 23, 26, 27 và 29/6), có rất nhiều tình tiết của vụ án gây sự chú ý từ dư luận. Trong đó, việc bị cáo Phương Nga thực hiện quyền im lặng và các bên được quyền trình bày quan điểm không giới hạn thời gian,… được nhiều chuyên gia luật đánh giá là những tiến bộ trong quá trình tố tụng.
Tuy các quyền này hầu hết đều đã được quy định trong Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng Hình sự hiện hành, nhưng việc áp dụng vào thực tế đến nay còn hạn chế. Các chuyên gia đánh giá phiên tòa xét xử hoa hậu Phương Nga là chưa từng có trong lịch sử, cần phân tích ở vụ án này những điểm hay và chưa hay để áp dụng vào các vụ án trong tương lai.
Tạo ra tiền lệ tốt
Theo ông Vũ Phi Long, nguyên Phó chánh tòa Hình sự TAND TP.HCM, điểm mới rõ nét nhất trong phiên tòa xét xử hoa hậu Phương Nga đó là việc các bên và luật sư của các bên được quyền trình bày ý kiến mà không bị hạn chế thời lượng hoặc nội dung.
Căn cứ theo Điều 322, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (đã áp dụng những điều khoản có lợi cho bị can, bị cáo), chủ toạ phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh luận, phải tạo điều kiện cho người tham gia tố tụng tranh luận, trình bày hết ý kiến.
Video đang HOT
Chủ tọa có trách nhiệm điều khiển phiên tòa vào hướng tranh tụng để mọi vấn đề được xác định rõ, trong đó vấn đề về lời khai, về các nguồn chứng cứ… phải được trình bày tại tòa. Đó là cơ sở để tòa đưa ra phán quyết.
Theo ông Long, luật là vậy nhưng trên thực tế, trước đây phần trình bày của các bên thường bị ngắt quãng bởi lý do đi ngoài trọng tâm cáo trạng đã truy tố. Tuy nhiên, trong phiên tòa này, người tham gia tố tụng vẫn có quyền được trình bày, tranh luận để làm rõ tới cùng luận điểm của mình.
Mẹ của hoa hậu Phương Nga đối chất với ngân chứng bí ẩn. Ảnh: Lê Quân.
“Điều này đang được khuyến khích. Những phiên tòa diễn ra một cách công khai, bình đẳng, dân chủ như phiên tòa xét xử hoa hậu Phương Nga thực chất không quá mới lạ. Tuy nhiên phiên tòa này đặc biệt ở chỗ vận dụng được nhiều điều của bộ luật tố tụng mới theo tinh thần cải cách tư pháp”, ông Long nhận xét.
Ngoài ra, theo nguyên Phó chánh tòa Hình sự TAND TP.HCM, vụ án hoa hậu Phương Nga rất được dư luận quan tâm. Từng thủ tục tố tụng hình sự của vụ án đều được soi xét một cách khách quan, do vậy đây là bài học thực tiễn để vận dụng vào các phiên tòa sau này.
Theo TS Vũ Thị Thúy, giảng viên Khoa luật Hình sự, Trường Đại học Luật TP.HCM, diễn biến phiên tòa xét xử hoa hậu Phương Nga cho thấy người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng (luật sư, bị cáo, bị hại, người làm chứng…) khá bình đẳng với nhau trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ và đưa ra các yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan của vụ án.
Chủ tọa phiên tòa đã tạo điều kiện khá thuận lợi để luật sư, bị cáo, bị hại, người làm chứng được hỏi lẫn nhau. Các quyền của người tham gia tố tụng được tôn trọng và bảo đảm như quyền được đưa ra và trình bày ý kiến về các tài liệu, chứng cứ, đồ vật, yêu cầu; quyền im lặng của bị cáo…
“Đây có thể coi là một bước tiến của ngành tòa án”, bà Vũ Thị Thúy nêu quan điểm.
Sử dụng quyền im lặng và nguyên tắc suy đoán vô tội
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Đức Sáu, nguyên Chánh tòa Hình sự TAND TP.HCM, cho biết pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về “quyền im lặng” của bị can, bị cáo. Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 và Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (đã áp dụng những điều khoản có lợi cho bị can, bị cáo) đã có quy định gián tiếp về quyền này.
Cụ thể, Điều 10 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 và Điều 15 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 nêu rõ: Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.
Luật sư bào chữa cho hoa hậu Phương Nga đối chứng với ông Cao Toàn Mỹ. Ảnh: Tùng Tin.
Thêm vào đó, theo Điều 13 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về nguyên tắc suy đoán vô tội, người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh là có tội và đã có bản án kết tội của Tòa án.
Theo ông Sáu, những điều khoản trên coi như đã xác định quyền im lặng của bị can, bị cáo. Bị can, bị cáo không cần trình bày, bào chữa, chứng minh mình vô tội mà đó là trách nhiệm của cơ quan điều tra, VKS và toà án.
“Trước vụ án hoa hậu Phương Nga, tôi cho rằng có rất ít bị can, bị cáo thực hiện quyền im lặng của mình. Nhiều người cho rằng chỉ cơ quan công an mới có trách nhiệm điều tra xác minh sự thật vụ án nhưng theo luật định thì đó cũng là trách nhiệm của Viện kiểm sát và Toà án. Do vậy, trước tòa, bị cáo vẫn có quyền im lặng”, ông Sáu nói.
“Chủ tọa phiên tòa làm rất tốt”
Đây là nhận xét của LS Bùi Quang Nghiêm, Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM. LS Bùi Quang Nghiêm cho rằng trước nay các quyền của bị cáo đều được bảo vệ trong Bộ Luật Hình sự và Luật Tố tụng Hình sự. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều trường hợp chủ tọa và HĐXX điều khiển phiên tòa chưa được tốt, dẫn đến việc quyền lợi của các bên không được đảm bảo.
“Ở phiên tòa lần này, chủ tọa Vũ Thanh Lâm và HĐXX đã làm đúng luật và làm rất tốt, đảm bảo được quyền của bị cáo, của các luật sư, HĐXX và VKS, đảm bảo để người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng đều có cơ hội làm rõ sự thật vụ án”, LS Nghiêm nêu ý kiến.
Ông Vũ Thanh Lâm, chủ tọa phiên tòa xét xử hoa hậu Phương Nga. Ảnh: Hải An.
Theo ông Quang Nghiêm, việc luật có quy định là một chuyện, nhưng người thực thi có áp dụng được luật vào thực tiễn hay không lại là một chuyện khác. Dù luật có hay nhưng không được áp dụng tốt thì cũng chỉ là luật trên giấy tờ.
Đồng tình với quan điểm của LS Nghiêm, TS Vũ Thị Thúy cũng đánh giá rất cao vai trò của Chủ tọa Vũ Thanh Lâm trong việc điều khiển phiên tòa.
“Chủ tọa đã thể hiện tốt vai trò của mình thông qua việc điều hành phiên tòa đúng với các quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự; bảo đảm và tôn trọng các quyền của người tham gia tố tụng; tất cả các chứng cứ buộc tội và gỡ tội đều được kiểm tra, đánh giá tại phiên tòa một cách cẩn trọng, khách quan, toàn diện và đầy đủ”, bà Thúy nhận xét.
Theo TS Vũ Thị Thúy, vụ án xét xử bị cáo Phương Nga ban đầu thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội bởi bị cáo là người nổi tiếng. Tuy nhiên, sau đó, dư luận chuyển hướng quan tâm đến những diễn biến bất ngờ, đầy kịch tính của phiên tòa.
“Đó là những tín hiệu tích cực về kết quả của quá trình cải cách tư pháp theo hướng bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử ở Việt Nam”, bà Thúy nhận định.
(Theo Zing News)
Nhiều chứng cứ mới, tòa có hoãn để điều tra lại vụ án Phương Nga?
15h hôm nay, vụ án hoa hậu Phương Nga - Cao Toàn Mỹ tiếp tục được đưa ra xét xử. Với nhiều chứng cứ mới, liệu tòa có trả hồ sơ để điều tra bổ sung và Phương Nga có được tại ngoại?
Cuối phiên xử sáng nay, chủ tọa tuyên bố kết thúc phần xét hỏi. Tòa đã cho niêm phong các chứng cứ mới, gồm các tập tin ghi âm, ghi hình, thư nylon của nhân chứng Mai Phương, mẹ Phương Nga, Lữ Minh Nghĩa và tài liệu mà các luật sư bào chữa cho hoa hậu cung cấp.
Tại phần xét hỏi, Nguyễn Đức Thùy Dung (28 tuổi, ngụ TP.HCM), người bị cáo buộc tiếp tay cho Phương Nga trong vụ án lừa đảo tiền của ông Cao Toàn Mỹ (40 tuổi, ngụ quận 3, TP.HCM), khai nhận: "Ông Mỹ chuyển 16,5 tỷ đồng cho Nga vì giữa hai người có quan hệ tình cảm".
Bị cáo Trương Hồ Phương Nga tại tòa. Ảnh: Hải An.
Trong khi đó, Phương Nga khai rằng vì bị ông Mỹ nhiều lần đe dọa nên hoa hậu đã thuê xã hội đen để bảo vệ cho mình, không vì mục đích làm ông Mỹ rút đơn tố cáo. Thế nhưng, Cao Toàn Mỹ khẳng định ông đã bị chính bạn trai của Phương Nga gây sức ép.
Về các bức thư viết trên nylon mà Thùy Dung chuyển ra từ trại giam, ông Mỹ nói rằng: "Nghĩa đã khoe với tôi về những bức thư đó, Nghĩa nói phải 5 triệu đồng cho mỗi bức thư nylon".
Những điểm đáng chú ý trong phiên xét xử sáng 29/6:
- Phương Nga khai thuê vệ sĩ để bảo vệ, không phải làm ông Mỹ rút đơn.
- Cao Toàn Mỹ tố bạn trai của Phương Nga đe dọa ông.
- Ông Mỹ tố Lữ Minh Nghĩa trả 5 triệu đồng mỗi bức thư nylon.
- Thùy Dung nói ông Mỹ cho Nga 16,5 tỷ đồng do quan hệ tình cảm
(Theo News Zing)
Vụ hoa hậu Phương Nga: Niêm phong chứng cứ đặc biệt Các chứng cứ trong vụ án hoa hậu Phương Nga được các nhân chứng cung cấp đã được niêm phong có chữ ký giữa các bên và kiểm sát viên. Sáng 29-6, bà Hồ Mai Phương (mẹ hoa hậu Phương Nga) khai bà Nguyễn Mai Phương thường xuyên cung cấp số điện thoại những người thực thi công quyền để bà liên hệ...