Phiến quân Myanmar nghi sát hại 25 công nhân
Nhóm phiến quân KNDO bị cáo buộc bắt cóc 47 công nhân tại một công trường xây dựng và sát hại 25 người trong số này.
Truyền thông Myanmar ngày 14/6 đưa tin khoảng 30 thành viên nhóm phiến quân dân tộc thiểu số mang tên Tổ chức Phòng vệ Quốc gia Karen (KNDO) hôm 31/5 bắt cóc 47 người tại công trình cầu Uhu trên tuyến đường Kanelay-Mawkhi, gần làng Kanelay thuộc huyện Myawady, bang Kayin. Công trình này do một đơn vị quân chính phủ Myanmar làm chủ thầu.
Trong số những người bị bắt cóc có 31 đàn ông, 6 phụ nữ và 10 trẻ em. 22 người, bao gồm 6 đàn ông, 6 phụ nữ và 10 trẻ em, sau đó trốn thoát khỏi nơi giam giữ của KNDO từ ngày 1/6 đến 9/6. Một số người bị thương và được quân y Myanmar điều trị.
Đến ngày 11/6, giới chức Myanmar phát hiện một thi thể bị cháy và 6 thi thể bị trói tay sau lưng tại địa điểm cách cầu Uhu 1.300 m về phía đông bắc. Một ngày sau, họ tìm thấy thêm 18 thi thể đang trong quá trình phân hủy trong một khu rừng thuộc bang Kayin.
Thi thể các công nhân nghi bị phiến quân Myanmar sát hại tại một khu rừng thuộc bang Kayin ngày 12/6. Ảnh: GNLM .
Video đang HOT
Các quan chức công trường đã kiểm tra danh tính nạn nhân tại hiện trường để thông báo cho thân nhân của họ. Các đơn vị quân đội chính phủ Myanmar đang truy lùng nhóm phiến quân KNDO thực hiện vụ bắt cóc, đồng thời triển khai các biện pháp an ninh nhằm “đánh đuổi nhóm khủng bố”.
Chính quyền quân sự Myanmar và nhóm KNDO chưa bình luận về thông tin.
Xung đột giữa quân chính phủ Myanmar và các nhóm phiến quân bùng phát tại một số địa phương, sau khi quân đội bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và tiếp quản quyền lực. Giao tranh gia tăng ở miền đông Myanmar khiến hàng nghìn người phải rời bỏ nhà cửa.
Vị trí huyện Myawady (đánh dấu đỏ) của Myanmar. Đồ họa: Google .
KNDO, được thành lập năm 1947 với mục đích giành quyền tự trị lớn hơn cho người Karen, là một trong các nhóm phiến quân thiểu số phản đối mạnh mẽ việc quân đội Myanmar đảo chính.
Cuộc đảo chính của quân đội cũng vấp phải làn sóng biểu tình quy mô lớn ở Myanmar. Một tổ chức quan sát cho biết an ninh Myanmar hạ sát hơn 800 người trong các cuộc biểu tình kể từ tháng 2. Tuy nhiên, quân đội Myanmar cho biết con số này thấp hơn nhiều.
Đụng độ đẫm máu ở Myanmar, ít nhất 20 người thiệt mạng
Ít nhất 20 người thiệt mạng sau khi đụng độ với lực lượng an ninh Myanmar tại khu vực đồng bằng sông Ayeyarwady ngày 5.6.
Myanmar vẫn chìm trong bất ổn . Ảnh REUTERS
Reuters dẫn truyền thông Myanmar đưa tin đụng độ đẫm máu đã xảy ra tại khu vực làng Hlayswe, thị trấn Kyonpyaw, vùng đồng bằng Ayeyarwady, cách thành phố Yangon 150km về phía tây bắc.
Theo đó, rạng sáng 5.6, các binh lính thuộc lực lượng an ninh Myanmar vào làng tìm vũ khí bị cất giấu. Đụng độ xảy ra, dân làng chống trả lực lượng an ninh bằng máy bắn đá và nỏ.
Khit Thit Media và Hãng tin Delta cho biết 20 dân thường đã thiệt mạng và nhiều người khác bị thương.
Phía chính quyền quân sự Myanmar chưa đưa ra phản ứng với thông tin về vụ đụng độ mới nhất trên.
Theo Reuters, nếu thông tin thương vong trên là đúng, đây sẽ là con số dân thường thiệt mạng lớn nhất trong vòng gần hai tháng qua ở Myanmar và cũng là một trong những vụ bạo lực đẫm máu nhất ở vùng đồng bằng Ayeyarwady kể từ khi xảy ra cuộc chính biến ngày 1.2.
Myanmar rơi vào tình trạng khủng hoảng và bất ổn kể từ sau cuộc chính biến, trong đó lãnh đạo chính quyền dân sự gồm tổng thống và các quan chức cấp cao như cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi bị bắt. Quân đội sau đó lên nắm quyền.
Biểu tình đẫm máu đã xảy ra ở khắp Myanmar, trong khi xung đột ở khu vực biên giới trở nên ác liệt giữa lực lượng chính quyền quân sự và các nhóm vũ trang thiểu số.
Theo Reuters, một vụ tấn công nhằm vào đồn cảnh sát đã xảy ra ở thị trấn Shwegu, miền bắc Myanmar vào khuya 4.6, trong khi tại miền đông cũng xảy ra đụng độ chết người trong cùng ngày.
Cộng đồng quốc tế, với ASEAN giữ vai trò trung tâm và tích cực nhất đã thúc đẩy các nỗ lực đối thoại với chính quyền quân sự Myanmar. Hôm 4.6, hai đặc phái viên ASEAN tới Myanmar gặp Thống tướng Min Aung Hlaing. Sau cuộc gặp, lãnh đạo chính quyền quân sự nói sẽ tổ chức bầu cử khi tình hình bình thường trở lại.
Nhật Bản đình chỉ viện trợ ODA cho Myanmar Ngày 30/3, Ngoại trưởng Nhật Bản Motegi Toshimitsu cho biết nước này đã đình chỉ cung cấp viện trợ mới cho Myanmar sau khi quân đội quốc gia Đông Nam Á này bắt giữ các lãnh đạo chính phủ, các thủ hiến vùng, bang và các thành viên cấp cao của đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD) hồi tháng 2...