Phiên giao dịch chiều 25/2:VN-Index giảm mạnh theo thị trường TQ
Việc thị trường chứng khoán Trung Quốc giảm mạnh đã tạo thêm chất xúc tác cho sự điều chỉnh của thị trường Việt Nam trong phiên ngày 25/2.
Khép lại phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 5,22 điểm, tương đương 0,92%, xuống 562,82 điểm; còn chỉ số HNX-Index giảm 0,39 điểm, tức 0,49%, xuống 78,51 điểm.
Sau khi tăng vào đầu phiên và có lúc lên tận 573,63 điểm, chỉ số VN-Index đóng cửa ở mức thấp nhất trong phiên trong bối cảnh thị trường Trung Quốc giảm mạnh, phần nào tác động đến tâm lý nhà đầu tư trong nước khi thị trường này đóng cửa trước Việt Nam.
Chỉ số chủ chốt Shanghai Composite Indexcủa Trung Quốc chốt phiên giảm tới 6,4% xuống 2.741,25 điểm, mức thấp nhất kể từ đầu tháng 2. Các chỉ số khác của Trung Quốc cũng giảm mạnh, trong đó chỉ số Shenzhen Composite Indexmất 7,2%, còn chỉ số ChiNext giảm 7,5%.
Theo MarketWatch, chứng khoán Trung Quốc giảm mạnh ngay trước thêm cuộc họp của nhóm G20 tại Thượng Hải vào ngày mai do những lo ngại về nền kinh tế nước này.
Hụt hơi sau khi tăng mạnh đầu phiên, các chỉ số chứng khoán của Việt Nam quay đầu giảm vào giữa phiên.
Kết thúc phiên giao dịch buổi sáng, chỉ số VN-Index giảm 1,4 điểm, tương đương 0,25%, xuống 566,64 điểm, sau khi có lúc lên tận 573,63 điểm.
Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index cũng giảm 0,28 điểm, tức 0,36%, xuống 78,61 điểm.
Áp lực chốt lời khiến các cổ phiếu giảm giá trên diện rộng. Trên sàn Thành phố Hồ Chí Minh, bình quân cứ 2 mã giảm có 1 mã tăng.
Tuy nhiên, mức giảm của thị trường chung không mạnh do phần lớn các cổ phiếu trụ cột vẫn giữ giá, trong đó các mã VNM, MSN, GAS, CTG đứng giá.
Video đang HOT
Một số cổ phiếu trụ cột đã quay đầu giảm điểm, trong đó VCB giảm 1,4%, BVH giảm 0,9%, SSI giảm 1,8%.
Cổ phiếu HNG tiếp tục bị chốt lời khi giảm 4,3% xuống 8.900 đồng, với khối lượng giao dịch đạt 5,7 triệu đơn vị – cao nhất trên sàn HOSE và đứng thứ hai trên thị trường chung.
Giao dịch lớn nhất thuộc về SCR trên sàn HNX khi cổ phiếu này ghi nhận 8,3 triệu đơn vị được khớp lệnh, với giá đóng cửa phiên sáng tăng 1% lên 9.800 đồng.
Tính đến cuối phiên sáng, tổng khối lượng giao dịch trên sàn HOSE đạt 74,4 triệu đơn vị với giá trị giao dịch đạt 1,67 nghìn tỷ đồng, bằng một nửa so với khối lượng giao dịch của cùng thời điểm phiên trước.
Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục khởi sắc vào đầu phiên giao dịch sáng ngày 25/2 khi cổ phiếu ngành ngân hàng tiếp tục là động lực thúc đẩy thị trường, trong khi cổ phiếu ngành dầu khí hồi phục nhẹ trở lại.
Lúc 90h30, chỉ số VN-Index tăng 4,26 điểm, tương đương 0,75%, lên 572,3 điểm, còn chỉ số HNX-Index tăng 0,36 điểm, tức 0,45%, lên 79,25 điểm.
Các cổ phiếu bluechip đồng loạt tăng, trong đó tứ trụ là VNM, VCB, GAS và VIC đều tăng gần 1%.
Ngoài GAS, một số cổ phiếu ngành dầu khí khác như PVD, PVS cũng tăng nhẹ trở lại sau khi giá dầu đêm trước trên thị trường quốc tế tăng.
Cổ phiếu ngành ngân hàng tiếp tục thu hút lực cầu mạnh. Ngoài VCB, một só mã lớn khác trong ngành là BID và CTG cũng kéo dài đà tăng từ phiên trước.
Trên thị trường thế giới, chứng khoán Mỹ có phiên tăng nhẹ vào đêm trước khi giá dầu ổn định trở lại. Chỉ số chủ chốt S&P 500 chốt phiên tăng 0,44% lên 1.929,8 điểm.
Thị trường Châu Á đang có diễn biến trái chiều, với thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc tăng 0,5-0,7%, còn chứng khoán Trung Quốc giảm 1,6%.
Theo NDH
Nhận định thị trường phiên 26/2: Giảm tỷ lệ margin
Phiên 26/2 sẽ tiếp tục là phiên giảm điểm với thanh khoản lớn, VN-Index có thể giảm xuống ngưỡng 555-560 điểm. Nhà đầu tư hạn chế mua vào trong giai đoạn này và nên giảm tỷ lệ margin để tránh rủi ro.
ĐTCK lược trích báo cáo nhận định thị trường của một số CTCK cho phiên giao dịch ngày 26/2.
Giảm tỷ lệ margin
(CTCK Maritime - MSI)
Áp lực bán chốt lời và thông tin xấu từ TTCK Trung Quốc khiến thị trường giảm điểm mạnh. VN-Index đã điều chỉnh sau khi chạm gần tới ngưỡng 574 điểm và hình thành mẫu hình nến Dark Cloud Cover cho thấy, thị trường sẽ bước vào xu hướng giảm trong ngắn hạn.
Phiên 26/2 sẽ tiếp tục là phiên giảm điểm với thanh khoản lớn, VN-Index có thể giảm xuống ngưỡng 555-560 điểm. Nhà đầu tư hạn chế mua vào trong giai đoạn này và nên giảm tỷ lệ margin để tránh rủi ro.
Không nên giải ngân vội vàng
(CTCK FPT - FPTS)
Trong các phiên tới, dòng tiền có thể sẽ chứng kiến sự phân hóa rõ hơn giữa các nhóm cổ phiếu và nhóm dẫn dắt sẽ sớm bộc lộ vài trò quan trọng của mình. Các hành động giải ngân vội vàng trước khi dòng tiền xác định được nhóm cổ phiếu dẫn dắt sẽ chịu rủi ro rất lớn. Thanh khoản thị trường có thể sẽ sụt giảm nhẹ nếu chỉ số đi ngang, nhưng sẽ phải được cải thiện mạnh nếu như
chỉ số đối diện khu vực kháng cự mạnh. Nếu điều kiện này không được thỏa mãn, khả năng vượt qua khu vực kháng cự 570-580 điểm là rất thấp.
Ngoài ra, chiến lược giao dịch giai đoạn này cũng cần thay đổi theo hướng thận trọng hơn bởi nguy cơ đến từ bên ngoài có khả năng gây tác động xấu đến thị trường đang có dấu hiệu tăng cường.
Rung lắc
(CTCK Sài Gòn Hà Nội - SHS)
Áp lực chốt lời xuất hiện, cùng với việc TTCK Trung Quốc bất ngờ giảm mạnh đã khiến TTCK Việt Nam quay đầu giảm điểm. Giá trị giao dịch trên HOSE lần đầu vươt mốc 4.000 tỷ đồng kể từ tháng 11/2014, tuy nhiên, hơn nửa đến từ giao dịch thỏa thuận của VNM (trị giá hơn 2.340 tỷ đồng), nếu xét riêng, giá trị giao dịch khớp lệnh chỉ đạt trên 1.972 tỷ đồng, giảm nhẹ so với mức trung bình trên 2.200 tỷ đồng của 4 phiên gần đây cho thấy, bên mua bắt đầu giao dịch thận trọng hơn tại vùng giá cao.
Thị trường vẫn sẽ chịu tác động khá lớn từ Trung Quốc, cũng như diễn biến giá dầu trong những phiên tới, tuy nhiên, Trung Quốc hiện đang tích cực bơm thêm tiền vào hệ thống (khoảng 580 tỷ Nhân dân tệ từ đầu tuần) cũng giảm phần nào lo ngại cho giới đầu tư.
Thị trường có dấu hiệu rung lắc, tuy nhiên, dòng tiền vẫn được duy trì khá tốt, nhà đầu tư nên tiếp giữ tỷ trọng cổ phiếu ổn định, chờ đợi diễn biến của thị trường trong các phiên tiếp theo.
Tăng giảm trong biên độ nhỏ
(CTCK BIDV - BSC)
Diễn biến trong phiên tới sẽ khá cân bằng. VN-Index có thể tăng giảm trong biên độ nhỏ nhằm kiểm định lại đà tăng trong các phiên vừa qua. Nếu thành công, VN-Index sẽ tiếp tục hướng tới mốc 580 điểm. Nhà đầu tư ưa mạo hiểm có thể mua vào trong các nhịp điều chỉnh kỹ thuật tiếp theo của thị trường và cân nhắc bán ra khi VN-Index tiến gần đến kháng cự 580 điểm.
Trạng thái hiện tại chưa quá lo ngại
(CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam - KIS)
VN-Index đã điều chỉnh giảm trở lại sau khi chạm đến vùng kháng cự mạnh 570-580 điểm. Mẫu hình nến cho khả năng đảo chiều giảm Dark Cloud Cover cũng đã xuất hiện. Tuy nhiên, trạng thái hiện tại vẫn chưa quá lo ngại. Ngưỡng 555 dự kiến sẽ có lực hỗ trợ cho VN-Index trong ngắn hạn. Các hoạt động giải ngân vào thời điểm hiện tại vẫn nên thận trọng.
N.Tùng
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Góc nhìn kỹ thuật phiên 24/2: Có thể điều chỉnh kỹ thuật Các chỉ báo xu hướng MACD, ADX vẫn phản ứng tích cực với diễn biến hiện tại của chỉ số, trong khi chỉ có số ít các chỉ báo nhạy cảm với biến động như STO, CCI có tín hiệu cảnh báo "quá mua". Do đó, một vài phiên điều chỉnh kỹ thuật nếu có sẽ được đánh giá như là một động...