Phiên giao dịch chiều 20/1:VN-Index lại tuột khỏi mốc 530 điểm
Giao dịch trên thị trường phiên hôm nay có sự đóng góp khá lớn của các giao dịch thỏa thuận &’khủng’. Tổng giá trị giao dịch thỏa thuận đạt gần 600 tỷ đồng. Trong đó, VNM nâng lượng thỏa thuận lên thành 1,8 triệu cổ phiếu (217,7 tỷ đồng).
Về cuối phiên giao dịch, lực bán tiếp tục tăng mạnh đã đẩy hàng loạt các cổ phiếu trụ cột trên thị trường lùi xuống dưới mốc tham chiếu. Bên cạnh đó, nhiều cổ phiếu vừa và nhỏ cũng lao dốc mạnh và khiến đà giảm của hai chỉ số bị nới rộng đáng kể.
Cụ thể, các cổ phiếu vừa và nhỏ như FLC, HAG, OGC, AGR, ATA, CCL, COM, HVG, KSS… đều nằm sàn hàng loạt. Trong đó, FLC phiên hôm nay có khối lượng khớp lệnh đạt tới trên 20,7 triệu đơn vị. HAG cũng khớp lệnh được hơn 8,5 triệu đơn vị.
Ở nhóm cổ phiếu lớn, đà giảm của các cổ phiếu dầu khí như GAS, PVD, PVC, PVS… đã bị nới rộng thêm. Kết thúc phiên giao dịch, PVD giảm 1.100 đồng xuống 19.400 đồng/CP. GAS giảm 1.200 đồng xuống 30.700 đồng/CP. PVC cũng giảm tới 700 đồng xuống 11.000 đồng/CP.
Phiên hôm nay, ACB và SHB là hai cổ phiếu ngân hàng hiếm hoi còn duy trì được mức giá tham chiếu, trong khi đó, các mã BID, CTG, VCB, STB, EIB và MBB đều đồng loạt giảm. Bên cạnh đó, khá nhiều cổ phiếu lớn là BVH, VNM, VIC… cũng đều chìm trong sắc đỏ.
Giao dịch trên thị trường phiên hôm nay có sự đóng góp khá lớn của các giao dịch thỏa thuận &’khủng’. Tổng giá trị giao dịch thỏa thuận đạt gần 600 tỷ đồng. Trong đó, VNM nâng lượng thỏa thuận lên thành 1,8 triệu cổ phiếu (217,7 tỷ đồng), HNG là 1,69 triệu cổ phiếu (36,5 tỷ đồng), VHG là 3 triệu cổ phiếu (16,2 tỷ đồng…
Tuy nhiên, thanh khoản trên thị trường vẫn ở mức trung bình. Tổng giá trị giao dịch trên HOSE và HNX chỉ đạt khoảng hơn 2.200 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 6,33 điểm (-1,18%) xuống 529,44 điểm. Toàn sàn có 69 mã tăng, 143 mã giảm và 96 mã đứng giá.
Chỉ số HNX-Index cũng giảm 0,37 điểm (-0,5%) xuống 73,93 điểm. Toàn sàn có 87 mã tăng, 106 mã giảm và 187 mã đứng giá.
Mặc dù trong phiên, thị trường có lúc bật tăng trở lại, tuy nhiên, về cuối phiên sáng lực cầu yếu đi đáng kể đã khiến nhiều cổ phiếu lớn đảo chiều giảm giá trở lại từ đó cả hai chỉ số cũng đều lùi xuống dưới mốc tham chiếu.
Phiên sáng nay, cổ phiếu nhóm dầu khí như GAS, PVD, PVC, PVS, PGS… đều đồng loạt giảm khá mạnh và đang là &’gánh nặng’ của thị trường. Trong đó, GAS giảm 600 đồng xuống 31.300 đồng/CP. PVD giảm 1.000 đồng xuống 19.500 đồng/CP. PVC giảm 400 đồng xuống 11.300 đồng/CP. PVS giảm 400 đồng xuống 13.200 đồng/CP.
Video đang HOT
Trong khi đó, các cổ phiếu như BID, BVH, CTG, VNM, DBC, ACB…cũng chìm trong sắc đỏ.
Chiều ngược lại, thị trường vẫn ghi nhận nhiều sự tích cực đến từ các cổ phiếu như DPM, FPT, NT2, KDC, NTP, AAA… Trong đó, AAA tăng mạnh 300 đồng lên 14.800 đồng/CP. Được biết, ba lãnh đạo của AAA vừa đăng mua mua tiếp tổng cộng 2,5 triệu cổ phiếu.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, sự phân hóa đã diễn ra tương đối trong phiên sáng. Các cổ phiếu như FLC, IJC, OGC, …đều đã giảm giá. Trong khi đó, JVC, KSA, NVT… đã được kéo lên mức giá trần.
Giao dịch trên thị trường trong phiên sáng diễn ra ảm đạm. Tổng giá trị giao dịch trên HOSE và HNX chỉ đạt hơn 1.200 tỷ đồng, nhưng có tới trên 300 tỷ đồng là của giao dịch thỏa thuận. Đáng chú ý, CII có thỏa thuận 4 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch là 90,8 tỷ đồng. VHG và VNM được thỏa thuận lần lượt 3 triệu cổ phiếu và 1,45 triệu cổ phiếu.
Tạm dừng phiên sáng, chỉ số VN-Index giảm 3,02 điểm (-0,56%) xuống 532,75 điểm. Toàn sàn có 78 mã tăng, 103 mã giảm và 127 mã đứng giá.
Chỉ số HNX-Index cũng giảm 0,41 điểm (-0,55%) xuống 73,89 điểm. Toàn sàn có 64 mã giảm, 80 mã giảm và 236 mã đứng giá.
Sau khi hồi phục khá tốt ở phiên giao dịch trước, thị trường bước vào phiên giao dịch mới với tâm lý thậm trọng. Bên cạnh đó, lực cầu trong khoảng thời gian đầu của phiên hôm nay tỏ ra khá yếu, trong khi đó, lực bán giá thấp có phần dâng cao, chính điều này đã khiến nhiều cổ phiếu trụ cột trên thị trường đồng loạt giảm trở lại.
Các cổ phiếu như BID, BVH, CTG, VCB, VNM, MSN, ACB… đều đang chìm trong sắc đỏ. Hiện tại, CTG giảm 400 đồng xuống 17.000 đồng/CP. VCB giảm 700 đồng xuống 39.600 đồng/CP.
Đáng chú ý, mặc dù giá dầu có phần hồi phục trở lại, tuy nhiên, các cổ phiếu dầu khí trên thị trường như GAS, PVD, PVS, PGS, PVC… đều đang giảm giá tương đối mạnh. Hiện giờ, GAS giảm 400 đồng xuống 31.500 đồng/CP. PVD giảm 700 đồng xuống 19.800 đồng/CP. PVC giảm 300 đồng xuống 15.000 đồng/CP. Giá dầu Brent phiên 19/1 hồi phục từ mức đáy của 12 năm sau khi số liệu cho thấy nhu cầu cao kỷ lục của Trung Quốc, nhưng đà tăng chững lại khi IEA cảnh báo thị trường có thể “ngập trong tình trạng thừa cung”.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, các mã như HQC, HHS, HAG, FLC… cũng đều đang chìm trong sắc đỏ.
Chiều ngược lại, thị trường vẫn đang ghi nhận sự tích cực đến từ một vài cổ phiếu lớn khác như DPM, Nt2, NTP, PLC…
Sau 30 phút giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 4,75 điểm (-0,89%) xuống 531,02 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 10 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 133 tỷ đồng.
Chỉ số HNX-Index cũng giảm 0,8 điểm (-1,08%) xuống 73,5 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 6 triệu cổ phiếu, tương ứng trên 55 tỷ đồng.
Theo NDH
Phiên giao dịch chiều 5/1:Trụ đồng loạt giảm, VN-Index mất hơn 4 điểm
Thanh khoản trên thị trường tiếp tục ở mức thấp. Tổng giá giá trị giao dịch trên thị trường chỉ đạt khoảng 2.000 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận là gần 200 tỷ đồng.
Về cuối phiên giao dịch, hàng loạt các cổ phiếu trụ cột trên thị trường bị bán mạnh trở lại và đều chìm trong sắc đỏ. Các cổ phiếu như SSI, STB, PVD, PGS, PVD... đều giảm khá sâu. Trong đó, STB giảm 300 đồng xuống 12.300 đồng/CP. PVD giảm 1.300 đồng xuống 25.000 đồng/CP. PGS giảm 400 đồng xuống 16.500 đồng/CP.
Bên cạnh đó, các cổ phiếu lớn khác là VNM, VCB, BID, BVH, CTG, SHB... cũng đều giảm giá, tuy nhiên, mức giảm của các mã này không quá mạnh.
Mặc dù vậy, thị trường vẫn có những sắc xanh hiếm hoi đến từ các cổ phiếu lớn khác là DPM, KDC, PLC, AAA... Đáng chú ý, mã AAA tiếp tục tăng 900 đồng lên 13.500 đồng/CP và khớp lệnh được hơn 13,5 triệu đơn vị. Tương tự, KDC cũng có một phiên giao dịch tích cực với mức tăng 700 đồng lên 24.200 đồng/CP.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, các mã như HAG, HHS, HQC, ITA, KBC... cũng chịu chung &'số phận' và đều đồng loạt giảm giá khá mạnh. Trong đó, HAG giảm tới 500 đồng xuống 9.600 đồng/CP và khớp lệnh được hơn 7,5 triệu đơn vị. HHS cũng giảm 400 đồng xuống 12.000 đồng/CP và khớp lệnh tới hơn 9 triệu đơn vị.
Thanh khoản trên thị trường tiếp tục ở mức thấp. Tổng giá giá trị giao dịch trên thị trường chỉ đạt khoảng 2.000 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận là gần 200 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 4,47 điểm (-0,78%) xuống còn 569,94 điểm. Toàn sàn có 67 mã tăng, 138 mã giảm và 103 mã đứng giá.
Bên cạnh đó, chỉ số HNX-Index giảm 1,02 điểm (-1,29%) xuống còn 78,43 điểm. Toàn sàn có 67 mã tăng, 131 mã giảm và 180 mã đứng giá.
Về cuối phiên giao dịch, lực bán có phần suy yếu đi bên cạnh đó, một số cổ phiếu lớn như BID, BVH, MBB, KDC, GAS, AAA... duy trì được sắc xanh rất tốt nên đà giảm của hai chỉ số cũng được thu hẹp lại đáng kể. Khép phiên sáng, KDC tăng mạnh 800 đồng lên 24.300 đồng/CP. AAA tăng 700 đồng lên 13.300 đồng/CP.
Tuy vậy, rất nhiều cổ phiếu lớn như VIC, VCB, SSI, MSN, PVS, PVD... vẫn đồng loạt giảm giá. Trong đó, VIC giảm 400 đồng xuống 47.100 đồng/CP. Được biết, trong phiên hôm qua, VIC đã bị khối ngoại đẩy mạnh bán ròng hơn 53 tỷ đồng. Bên cạnh đó, PVD giảm 700 đồng xuống 25.600 đồng/CP.
Giao dịch trên thị trường trong phiên sáng nay vẫn tương tự như các phiên trước, thanh khoản hai sàn duy trì ở mức thấp, tổng giá trị giao dịch trên thị trường chỉ đạt hơn 900 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt hơn 90 tỷ đồng.
Mã FLC phiên sáng giảm 100 đồng xuống 7.800 đồng/CP và vươn lên dẫn đầu khối lượng khớp lệnh trên HOSE, đạt hơn 3,5 triệu đơn vị. Trên HNX, vị trí số 1 thuộc về mã TIG, đạt hơn 1,9 triệu cổ phiếu. Khép phiên sáng, TIG 300 đồng xuống 10.900 đồng/CP.
Kết thúc phiên sáng, chỉ số VN-Index giảm 1,27 điểm (-0,22%) xuống còn 573,14 điểm. Toàn sàn có 61 mã tăng, 119 mã giảm và 128 mã đứng giá.
Chỉ số HNX-Index cũng giảm 0,86 điểm (-1,08%) xuống còn 78,59 điểm. Toàn sàn có 50 mã tăng, 102 mã giảm và 226 mã đứng giá.
Thị trường chứng khoán Việt Nam bước vào phiên giao dịch mới tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi tâm lý lo ngại trước tình hình chứng khoán Thế giới mà đặc biệt là Trung Quốc. Hôm qua, giao dịch của tất cả các cổ phiếu, hợp đồng quyền chọn và trái phiếu tại thị trường Trung Quốc đại lục đã ngừng lại vào lúc 1h34 chiều theo giờ địa phương, sau khi chỉ số CSI 300 sụt 7%.
Lúc 9h30, các chỉ số Nikkei 225, Sanghai Composite, Hang Seng đang hồi phục nhẹ trở lại, tuy vậy mức tăng của các chỉ số này đều dưới 1%.
Quay trở lại với những diễn biến trên thị trường chứng khoán Việt Nam, trong khoảng thời gian đầu của phiên giao dịch, sắc đỏ tiếp tục bao trùm lên đa số các cổ phiếu lớn trên thị trường như BVH, VNM, VCB, STB, PVS, SHB, ACB... Trong đó, VNM đang giảm nhẹ 1.000 đồng xuống 125.000 đồng/CP. STB tiếp tục giảm mạnh 300 đồng xuống 12.300 đồng/CP.
PVD giảm 500 đồng xuống 25.800 đồng/CP. PVS giảm 100 đồng xuống 16.600 đồng/CP. Được biết, Giá dầu giảm trong phiên giao dịch đầy biến động ngày 4/1 dù tăng vào đầu phiên do căng thẳng tại Trung Đông khi thị trường chứng khoán toàn cầu lao dốc và lo ngại về nhu cầu tiêu thụ dầu của Trung Quốc.
Chiều ngược lại, DPM, KDC, AAA... là những cổ phiếu lớn hiếm hoi còn duy trì được sắc xanh. Trong đó, AAA đang tăng mạnh 900 đồng lên 13.500 đồng/CP.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, các mã như HQC, HAG, ITA, KBC... cũng đồng loạt giảm. HQC đang giảm 100 đồng xuống 5.200 đồng/CP và khớp lệnh mạnh nhất sàn HOSE, đạt hơn 1,58 triệu đơn vị.
Giao dịch trên thị trường đang diễn ra chậm chạp, thanh khoản hai sàn vẫn duy trì ở mức thấp.
Sau 30 phút giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 2,62 điểm (-0,46%) xuống 571,79 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 12 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 151 tỷ đồng.
Chỉ số HNX-Index cùng thời điểm giảm 0,63 điểm (-0,79%) xuống 78,82 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 6,6 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 68 tỷ đồng.
Theo NDH
Phiên giao dịch chiều 30/12:STB và EIB bứt phá Về cuối phiên, thị trường ghi nhận thêm giao dịch thỏa thuận của SHB, đạt 9 triệu cổ phiếu, trị giá 54,9 tỷ đồng. Về cuối phiên giao dịch, lực cầu có phần tăng trở lại ở một số cổ phiếu lớn và giúp thị trường giao dịch có phần tích cực hơn. Trong đó, hai cổ phiếu EIB và STB bất ngờ...