Phiên giao dịch chiều 11/11: Nhạt nhòa
Trong phiên chiều nay, trong khi bên mua vẫn gần như chỉ đứng ngoài quan sát, thì bên bán cũng chẳng vội vã, khiến thị trường tiếp tục diễn biến hết sức buồn tẻ, trước khi đóng cửa trong sắc đỏ nhạt.
Sau 3 phiên giảm điểm liên tục và để tuột mốc hỗ trợ cứng 610 điểm, thị trường đã hồi phục trở lại ở phiên giao dịch sáng nay. Tuy nhiên, sự hồi phục này lại không đi cùng sự tích cực, mà trái lại còn mang đến những lo âu khi cho thấy bên cầm tiền đã cực kỳ dè dặt, còn bên cầm cổ thì “hở” ra là bán. Thị trường theo đó giao dịch hết sức ảm đạm, nếu trừ lượng giao dịch thỏa thuận “khủng” hơn 341 tỷ đồng của cổ phiếu VNM thì thanh khoản gần như tắc nghẽn.
Trong phiên giao dịch chiều, diễn biến đã không có gì đột biến. Bên cầm tiền vẫn gần như chỉ đứng ngoài sát, trong khi bên cầm cổ dường như cũng nhận thấy điều này nên cũng chẳng vội vàng ra hàng. Thị trường theo đó cứ trôi đi trong sự ảm đảm và buồn tẻ, sắc xanh từ từ được thay bằng sắc đỏ. Thanh khoản tiếp tục trì trệ, tổng giá trị giao dịch trên 2 sàn chưa đầy 2.300 tỷ đồng.
Bản tin kinh doanh trưa
Lo lắng về một phiên giảm sâu đã không xảy ra, song có lẽ nhà đầu tư cũng chẳng vui vẻ gì khi thị trường diễn biến quá nhạt nhòa như thế này!
Đóng cửa, với 133 mã giảm và 87 mã tăng, VN-Index giảm 1,74 điểm (-0,29%) xuống 603,53 điểm. Chỉ số VN30-Index giảm 1,85 điểm (-0,3%) xuống 612,71 điểm với 21 mã giảm và 7 mã tăng.
Tổng khối lượng giao dịch chỉ đạt 95,35 triệu đơn vị, giá trị 1.902,2 tỷ đồng. Trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 4,9 triệu đơn vị, giá trị gần 433 tỷ đồng. Ngoài VNM và SHI thì giao dịch thỏa thuận trong phiên chiều này không có sự nổi bật.
Còn với 93 mã giảm và 80 mã tăng, HNX-Index giảm 0,31 điểm ( 0,38%) về 80,53 điểm. Chỉ số HNX30-Index giảm 0,87 điểm ( 0,58%) về 148,24 điểm với 13 mã giảm và 7 mã tăng.
Tổng khối lượng giao dịch đạt 37,2 triệu đơn vị, giá trị 388,53 tỷ đồng. Trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 1,16 triệu đơn vị, giá trị 16,37 tỷ đồng.
” Nhóm khoáng sản, ô tô sau vài phiên tăng tốt đã bị chốt lời, trong khi nhóm mía đường vẫn giữ được đà tăng tốt cả về giá và thanh khoản. FLC sau 2 phiên bứt phá về thanh khoản đã hạ nhiệt trở lại và những nhà đầu tư đua mua trong 2 phiên vừa qua đang đối mặt với rủi ro thua lỗ”.
Video đang HOT
Nhóm cổ phiếu lớn tiếp tục suy yếu trong phiên giao dịch chiều, thanh khoản cũng ít được cải thiện. Áp lực bán đã có gia tăng song không mạnh, nhưng sức cầu quá thận trọng khiến nhiều mã tăng trong phiên sáng như FPT, KDC, SSI, BVH, VIC… quay đầu giảm điểm.
FTP giảm 500 đồng về 50.500 đồng/CP. VIC giảm 400 đồng về 44.100 đồng/CP. FPT, SSI, VIC khớp từ 1,3-1,8 triệu đơn vị. HAG giảm 100 đồng về 14.000 đồng/CP và khớp 1,5 triệu đơn vị.
Ngược lại, chỉ một số mã còn giữ được sắc xanh như VNM, MBB, GMD, VSH, HSG. VNM giữ nguyên mức tăng 2.000 đồng lên 130.000 đồng/CP và khớp 0,83 triệu đơn vị. MBB tăng 100 đồng lên 14.400 đồng/CP và khớp 1,82 triệu đơn vị. CTG đứng giá tham chiếu 20.300 đồng/CP và khớp 1,08 triệu đơn vị.
Với nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, thanh khoản cũng chỉ nhúc nhắc tăng và vẫn tập trung tại một số mã như CII, FLC, ITA, DLG, FIT, HQC, LDG, SHI, GTN, BCG,VHG…
FLC tiếp tục giảm thêm cả về điểm số lẫn thanh khoản trong phiên chiều nay. Kết thúc phiên, FLC giảm 200 đồng về 7.400 đồng/CP và khớp được 7,15 triệu đơn vị. OGC bứt phá lên mức trần 2.900 đồng và khớp tới hơn 9 triệu đơn vị.
Nhóm khoáng sản, ô tô sau vài phiên tăng tốt cũng bị chốt lời trong phiên này nên hầu hết giảm điểm, nhiều mã giảm sàn như BGM, DHM, KSA, LCM, HAX, trong đó BGM khớp 2,2 triệu đơn vị, KSA khớp 1,3 triệu đơn vị. QBS giảm 400 đồng về 11.200 đồng/CP và khớp 1,68 triệu đơn vị.
Riêng nhóm mía đường vẫn giữ được đà tăng tốt và thanh khoản mạnh, trong đó BHS tăng 600 đồng lên 19.600 đồng/CP và khớp 2,4 triệu đơn vị. SBT tăng 400 đồng lên 16.900 đồng/CP và khớp 3,3 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, các mã như ACB, PVS, VND cũng giảm trở lại, còn NTP, SHS, BVS lùi về tham chiếu. ACB và PVS cùng giảm 300 đồng. NTP đứng giá 57.500 đồng/CP.
SCR dẫn đầu thanh khoản trên HNX với 3,5 triệu đơn vị được khớp, nhưng vẫn giảm 100 đồng về mức 8.000 đồng/CP.
KLF khớp 1,67 triệu đơn vị và đứng giá tham chiếu 4.300 đồng.
Nhóm khoáng sản trên HNX cũng nhiều mã giảm điểm, trong đó nằm sàn có BAM, KSK… ACM giảm 200 đồng xuống còn 4.000 đồng/CP và khớp 1,07 triệu đơn vị. Riêng KHB đi ngược chiều và tăng kịch trần lên 3.000 đồng/CP và khớp 1,06 triệu đơn vị.
Các mã khớp trên 1 triệu đơn vị còn có HJS, KVC, TIG và tất cả cùng tăng điểm. TIG tăng 100 đồng lên 10.900 đồng/CP và khớp 2,2 triệu đơn vị.
Nguyễn Tùng
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Bất động sản HN quý 3 tăng trưởng tích cực, hút dòng tiền
Thị trường bất động sản Hà Nội trong quý 3/2015 tiếp tục hút dòng tiền, lượng giao dịch thành công tăng, bao gồm cả mảng nhà ở và văn phòng cho thuê.
Thị trường bất động sản Hà Nội trong quý 3/2015 tiếp tục hút dòng tiền, lượng giao dịch thành công tăng, bao gồm cả mảng nhà ở và văn phòng cho thuê.
Theo báo cáo mới đây của Công ty CBRE Việt Nam, thị trường bất động sản Hà Nội quý 3/2015 có sự tăng trưởng ấn tượng, thanh khoản khá tốt. Cụ thể, với phân khúc căn hộ chung cư, lượng giao dịch tăng tích cực, lượng cung cũng dồi dào, có thêm nhiều dự án mới mở bán. Tổng cộng có khoảng 9.160 căn hộ được chào bán mới ra thị trường từ 26 dự án, tăng hơn gấp hai lần so với quý 3/2014.
Ảnh minh họa.
Ở mảng nhà ở, các căn hộ thuộc phân khúc cao cấp tiếp tục chiếm tỷ lệ cao trong số căn mở bán, với khoảng 2.900 căn hộ cao cấp được mở bán, chiếm 32% tổng số mở bán mới. Tính cả 9 tháng đầu năm, lượng căn hộ cao cấp được chào bán chiếm 25% tổng số căn mở bán, so với mức 20% trong 6 tháng đầu năm.
Lượng mở bán mới từ khu vực phía Nam trung tâm (quận Hai Bà Trưng) và khu phía Nam thành phố (quận Hoàng Mai) chiếm khoảng 48% tổng lượng mở bán mới, trong khi đó, số căn chào bán từ khu phía Tây và Tây Nam khiêm tốn hơn, chiếm khoảng 42% trong quý này.
Khảo sát của CBRE cho thấy, nhìn chung, thị trường trong quý diễn biến tích cực, thúc đẩy lượng tiền đổ vào từ người mua nhà. Khoảng 6.880 căn ước tính được giao dịch trong quý, tăng 154% so với quý 3/2014.
Đối với thị trường biệt thự, nhà liền kề tại Hà Nội, quý 3 vừa qua có khá nhiều dự án chào bán, như Evelyne Garden - Park City giai đoạn 2, Starlake, khu ngoại giao đoàn, Aquabay Ecopark và Gamuda giai đoạn 2.
Các dự án này đã bổ sung 1.000 căn nhà, lô đất mới cho thị trường biệt thự, liền kề. Đây đều là các dự án nằm tại khu vực dân cư phát triển nhanh, do có cơ sở hạ tầng được cải thiện.
Sau nhiều quý tăng giá, giá thứ cấp trung bình của phân khúc này đã giảm nhẹ 0,1% so với quy trước. Tuy nhiên so với cùng kỳ năm ngoái, mức giá thứ cấp tại thời điểm hiện tại vẫn cao hơn 2%.
Các quận Tây Hồ, Hà Đông, Thanh Trì và Từ Liêm là những quận được ghi nhận có mức giá tăng, từ 1,2% đến 4,6% so với quý trước.
Ở mảng văn phòng cho thuê, thị trường văn phòng tại Hà Nội không có nguồn cung mới nào được ghi nhận kể từ đầu năm 2015. Điều này đã góp phần ổn định giá thuê trên thị trường trong những quý gần đây.
Giá chào thuê trung bình văn phòng hạng A đã tăng nhẹ 0,3% so với quý trước trong khi giá chào thuê văn phòng hạng B lại giảm 0,9%.
Tại khu vực trung tâm chỉ có 2 tòa nhà điều chỉnh giá, khiến cho giá chào thuê trung bình khu vực này tăng nhẹ 0,6% so với quý trước. Trong khi đó, không có sự thay đổi nào về giá chào thuê diễn ra tại các tòa nhà hạng A của khu vực Đống Đa, Ba Đình và khu vực phía Tây.
Trái lại, 26% các tòa nhà hạng B lại giảm giá chào thuê trong quý này, kéo giá thuê trung bình của các khu vực xuống từ 0,6% đến 1,8%. Động thái này được xem là sự chuẩn bị cho thời gian sắp tới khi một loạt các tòa nhà văn phòng mới sẽ tham gia vào thị trường.
Cũng theo khảo sát của CBRE, trong quý này, 3.800 m2 văn phòng hạng A đã được hấp thụ trong khi con số này của hạng B là hơn 23.000 m2. Nhiều khách thuê mới là các doanh nghiệp nước ngoài, chiếm phần lớn trong số khách hỏi thuê.
Minh Hiếu
Theo_Kiến Thức
Góc nhìn kỹ thuật phiên 23/9: Rung lắc có thể tiếp tục diễn ra Áp lực bán dự kiến sẽ mạnh hơn khi lượng hàng bắt đáy cuối tuần trước sẽ về tài khoản vào ngày 23/9. Bên cạnh đó, thị trường đang đi vào vùng trũng thông tin khi thiếu vắng cả tin tích cực lẫn tiêu cực, do đó, nhiều khả năng các chỉ số sẽ giảm điểm vào ngày 23/9. Biểu đồ kỹ thuật...