Phiên chiều 3/9: Mất kiên nhẫn
(ĐTCK) Sau khi giao dịch cầm chừng trong phiên sáng, bên nắm giữ cổ phiếu tỏ ra mất kiên nhẫn, khiến VN-Index lao nhanh qua ngưỡng 980 điểm.
Sau khi kỳ nghỉ lễ, thị trường chứng khoán Việt Nam chưa thoát khỏi sự nặng nề. Việc CNY tiếp tục mất giá, chờ đợi động thái của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) về chính sách lãi suất USD trong cuộc họp vào giữa tháng 9 này… vẫn là những yếu tố tác động tới tâm lý nhà đầu tư thời điểm hiện tại, từ đó ảnh hưởng tới động lực tăng của thị trường.
Sự dè dặt đã tác động xấu lên sức cầu thị trường. Theo đó, sắc xanh đầu phiên nhanh chóng được thay bằng sắc đỏ, thậm chí đà giảm đã tăng mạnh trong phiên chiều, kéo VN-Index rời xa ngưỡng hỗ trợ 980 điểm. Đã có những nỗ lực đỡ giá trong thời điểm cuối phiên, nhưng chưa đủ mạnh để VN-Index lấy lại ngưỡng này.
Đóng cửa, với 220 mã giảm, gấp hơn 2,5 lần lượng mã tăng với 85 mã, VN-Index giảm 4,7 điểm (-0,48%) về 979,36 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 186,47 triệu đơn vị, giá trị 4.478,97 tỷ đồng, tăng 30% về khối lượng và 39% về giá trị so với phiên 30/8.
Trong bối cảnh giao dịch khớp lệnh khá nhỏ giọt, giao dịch thỏa thuận trở thành “cứu cánh” thanh khoản ở phiên này khi đóng góp tới 60,3 triệu đơn vị, giá trị gần 2.022 tỷ đồng, tức trên 40% tổng giá trị giao dịch của sàn HOSE. Trong đó, riêng ROS đạt 19,4 triệu đơn vị, giá trị 580,06 tỷ đồng.
Sức ép mạnh khiến Top 30 mã vốn hóa lớn nhất HOSE hầu hết giảm điểm, trong đó nhiều mã giảm mạnh như MSN -1,9%, CTG -1,2%, HPG -2,5%, HDB -,12%…
ROS mặc dù thỏa thuận mạnh, khớp lệnh cũng dẫn đầu sàn HOSE với 12,24 triệu đơn vị, nhưng giảm tới 3,2% về 27.100 đồng.
Video đang HOT
Nhóm cổ phiếu ngân hàng, chỉ có duy nhất VCB còn tăng nhẹ. MBB có thanh khoản cao nhất nhóm với 8,7 triệu đơn vị, giảm 1,3% về 22.800 đồng.
Ngoài ngân hàng, nhóm cổ phiếu bất động sản và khu công nghiệp cũng đồng loạt giảm điểm, trong đó nhiều mã nằm sàn như NTC, SZL, SZC…
Trên sàn HNX, diễn biễn cũng xấu đi trong phiên chiều khi áp lực bán tăng lên. Điểm tích cực tương tự HOSE là thanh khoản tăng nhờ giao dịch thỏa thuận.
Đóng cửa, với 84 mã giảm và 52 mã tăng HNX-Index giảm 0,91 điểm (-0,89%) xuống 101,4 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 31,28 triệu đơn vị, giá trị 414 tỷ đồng, tăng 43% về khối lượng và 56% về giá trị so với phiên 30/8. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 10,8 triệu đơn vị, giá trị 148,75 tỷ đồng.
Tương tự ROS trên HOSE, mã PVI trên HNX cũng được thỏa thuận đột biến với hơn 96 tỷ đồng và cũng giảm mạnh 3,7% về 33.700 đồng, là một trong những mã gánh nặng của HNX.
Ngoài PVI, các mã lớn như ACB, VCS, VCG, PVS, SHB, NTP… cũng đều giảm mạnh. SHB khớp lệnh 2,4 triệu đơn vị, dẫn đầu sàn, giảm 1,6% về 6.200 đồng. Ba mã khác có thanh khoản trên 1 triệu đơn vị là PVS, SHS và NVB, nhưng đều không tăng.
Trên sàn UPCoM, sàn này chìm trong sắc đỏ trong suốt phiên và giảm ở mức mạnh nhất ngày trước áp lực trên thị trường chung.
Đóng cửa, với 104 mã giảm và 72 mã tăng, UPCoM-Index giảm 0,52 điểm (-0,9%) xuống 57,31 điểm. Tổng khối lượng giao dịch 16,96 triệu đơn vị, giá trị 424 tỷ đồng, tăng 13% về khối lượng và 83% về giá trị so với phiên 30/8. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp lớn với 1,69 triệu đơn vị, giá trị 114,8 tỷ đồng.
VIB dẫn đầu thanh khoản với 1,89 triệu đơn vị, tăng 1,1% lên 17.700 đồng. 3 mã thanh khoản cao còn lại là GVR, BSR, SGP đều giảm điểm.
Nhiều mã lớn khác cũng giảm như VGI, CTR, VEA, NTC, OIL, KDF…
Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đều không tăng, trong đó mã VN30F1912 đứng giá. Mã dẫn đầu thanh khoản là VN30F1909 với 36.193 hợp đồng được chuyển nhượng, khối lượng mở 16.379 đơn vị.
Trong khi đó, cả 3 hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ không có giao dịch.
Trên thị trường chứng quyền, trong 16 mã được niêm yết, chỉ có 2 mã tăng, 2 mã đứng giá, còn lại đều giảm. Trong đó, mã có thanh khoản tốt nhất là CMBB1902 với 434.890 đơn vị được khớp, tiếp đó là CHPG1901 với 280.903 đơn vị.
Thị trường vàng có dấu hiệu "hạ nhiệt"
Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc có dấu hiệu căng thẳng, biến động chính trị ở một vài khu vực khiến giá vàng biến động.
Sau 3 tháng liên tục "trồi sụt", giá vàng bắt đầu có dấu hiệu "hạ nhiệt" dần trở lại. Trong khi đó, lượng giao dịch trên thị trường vàng Việt Nam khá ổn định.
Thị trường vàng miếng trong nước ổn định, lượng mua vào bán ra không đột biến như trước ảnh minh hoạ
Vàng liên tục quay đầu giảm giá
Trái ngược với xu hướng tăng giá liên tục trong 4 tháng qua, mở cửa phiên giao dịch đầu tháng 9, giá vàng SJC trong quanh mức 42,2 - 42,8 triệu đồng/lượng. Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch sáng ngày 2/9, giá vàng miếng trong nước được Công ty Phú Quý niêm yết vàng miếng ở mức SJC 42,2 - 42,65 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết vàng SJC ở mức 42,35 - 42,8 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Mức giá này giảm 500.000 - 700.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và chiều bán ra so với phiên giao dịch trong tháng 8. Nối tiếp các phiên giao dịch cuối tháng 8, đầu tháng 9, giá vàng tiếp tục chuỗi ngày giảm giá.
Với giá vàng thế giới, tuần cuối của tháng 8/2019, sau khi tăng mạnh lên mức 1.554 USD/ounce vào đầu tuần, giá vàng thế giới hạ nhiệt dần và đóng cửa ở mức 1.520 USD/ounce. Bắt đầu phiên giao dịch đầu tháng 9/2019, giá vàng thế giới tiếp tục giảm, ở mức 1.518 USD/ounce. Theo chuyên gia tư vấn đầu tư Phan Dũng Khánh, trong năm 2019, giá vàng thế giới khó chạm mức 2.000 USD/ounce. Giá vàng từng đạt đỉnh 1.920 USD/ounce vào tháng 8/2011, cũng là giá cao nhất trong lịch sử, nhưng rất khó để đạt mốc này.
"Thời gian tới, giá vàng có thể điều chỉnh trong ngắn hạn, trước khi tiếp tục chu kỳ tăng trong trung dài hạn. Giá vàng sẽ ở quanh ngưỡng 1.500 - 1.600 USD/ounce (tương đương 42-45 triệu đồng/lượng) và khó có chuyện tăng mạnh như đồn đoán", ông Phan Dũng Khánh dự báo. Ông Khánh cho rằng, những yếu tố đang tác động tới giá vàng khiến giá vàng tăng như diễn biến căng thẳng từ thương chiến Mỹ - Trung, chính sách điều hành lãi suất của Mỹ, thậm chí là nguy cơ xấu hơn về khả năng có thể xảy ra chiến tranh tiền tệ... đều đã nằm trong dự báo, được lường trước của giới phân tích thời gian qua và phần nào phản ánh vào giá vàng hiện tại.
"Chu kỳ tăng giá của vàng cần khoảng thời gian rất dài. Trong quá khứ để đạt mốc cao nhất trong lịch sử trên 1.920 USD/ounce, vàng đã có chuỗi tăng giá suốt 10 năm", ông Khánh cho biết.
Cùng quan điểm, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, trong ngắn hạn, giá vàng có thể biến động do tác động của Chiến tranh thương mại. Tuy nhiên, về trung và hạn, giá vàng không tăng cao như trước đây do Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung không thể kéo dài. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát của Kitco về xu hướng giá vàng trong tuần từ 2- 6/9, có 40% chuyên gia phân tích của phố Wall cho rằng vàng giảm giá, 20% số người dự báo giá vàng sẽ đi ngang.
Thị trường vàng trong nước ổn định
Đại diện Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam đánh giá, thời gian qua, dù giá vàng liên tục biến động nhưng tại thị trường Việt Nam, giá vàng không quá sốt nóng. Bởi việc xuất nhập khẩu vàng tại Việt Nam không dễ dàng như trước. Mọi hoạt động kinh doanh vàng tại Việt Nam phải thực hiện theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Ngoài ra, do giá vàng trong nước vốn không theo kịp giá vàng thế giới, nên thường diễn biến trồi sụt mỗi khi thị trường vàng thế giới biến động.
"Theo quy luật cung - cầu, nơi nào có giá vàng cao thì sẽ thu hút vàng chảy về nơi đó, nên việc xuất khẩu vàng ra bên ngoài nếu có cũng là điều dễ hiểu. Còn với nhà đầu tư, thời gian qua, các kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản đã tăng thu hút nguồn tiền nhàn rỗi, trong khi sóng vàng không còn sốt như trước nên cũng không được chú ý nhiều", đại diện Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam cho biết.
Trước xu hướng tăng của giá vàng hiện nay, nhiều người bắt đầu chú ý và quay lại với vàng. Vì vậy, thời gian tới, nhà đầu tư có thể đầu tư vào vàng. Tuy nhiên, cơ hội có lợi nhuận cao sẽ chỉ đến với những nhà đầu tư lớn, chuyên nghiệp, còn đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ, thời điểm giá vàng biến động bất thường như hiện nay không thích hợp để "lướt sóng" vì tiềm ẩn rủi ro.
Theo Tiền Phong
"Sóng ngầm" nguồn cung căn hộ tại khu Đông TPHCM trong 6 tháng cuối năm 2019 Dự báo thị trường bất động sản 6 tháng còn lại của năm 2019, riêng phân khúc căn hộ, nguồn cung có thể tăng so với quý trước và dao động ở mức 6.000 - 7.000 căn. Sức cầu của thị trường có thể tăng nhẹ so với quý II, nhu cầu người mua đang tăng cao nên cũng sẽ đẩy giá bán...