Phiên chiều 31/3: Nhà đầu tư nhanh chóng lấy lại bình tĩnh
Thông tin cách ly toàn xã hội trong 15 ngày được đưa ra trong giờ nghỉ trưa khiến nhà đầu tư thoát chút hoảng hồn đầu phiên chiều, nhưng nhanh chóng đã lấy lại sự bình tĩnh sau đó, giúp thị trường đóng cửa với sắc xanh nhạt.
Sau phiên sáng khởi sắc với sự đồng thuận cao của nhiều nhóm cổ phiếu, đặc biệt là các bluechip, nhiều nhà đầu tư đã kỳ vọng thị trường sẽ có phiên hồi phục mạnh, bù đắp cho mất mát lớn của phiên đầu tuần.
Tuy nhiên, thông tin về việc Thủ tướng có chỉ thị cách lý toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0h ngày 1/4 đưa ra sau khi phiên sáng kết thúc đã khiến nhà đầu tư có chút hoang mang khi bước vào phiên chiều.
Lực cung giá thấp ồ ạt dâng cao ngay khi bước vào phiên chiều khiến nhiều mã hạ thấp độ cao, thậm chí còn đảo chiều giảm giá và sắc đỏ ngày một lấn át trên bảng điện tử, khiến VN-Index lao thẳng đứng khi đánh mất gần 29 điểm, từ mức tăng gần 16 điểm của phiên sáng, thành giảm hơn 13 điểm.
Dù vậy, rất nhanh chóng, nhà đầu tư lấy lại bình tĩnh giúp VN-Index đảo chiều trở lại lên trên tham chiếu và giao dịch giằng co nhẹ quanh mốc tham chiếu trước khi đóng cửa có sắc xanh nhạt, với điểm số gần như không đổi.
Đóng cửa, sàn HOSE có 152 mã tăng và 214 mã giảm (55 mã giảm sàn), VN-Index tăng 0,27 điểm ( 0,04%), lên 662,53 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 262,8 triệu đơn vị, giá trị 3.771,8 tỷ đồng, tăng gần 13% về khối lượng và 10% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp gần 34,9 triệu đơn vị, giá trị 1.209 tỷ đồng.
Như vậy, trong tháng 3 này, VN-Index đã bay mất hơn 219 điểm, tương ứng gần 25% từ 882,19 điểm xuống 662,53 điểm.
Rổ VN30 nếu như phiên sáng có tới 25 mã tăng thì đóng cửa ghi nhận chỉ còn 13 chỉ còn 13 mã, và tương ứng là 16 mã giảm, duy nhất NVL về được tham chiếu tại 51.900 đồng.
Trong đó, mất điểm đáng kể là 4 mã giảm sàn VPB, ROS, EIB và CTD, cùng STB -4,5% xuống 7.300 đồng; CTG -2,8% xuống 17.200 đồng; PNJ -2,9% xuống 46.900 đồng; VHM -1,4% xuống 55.000 đồng; SBT -1,9% xuống 12.700 đồng, còn BID, MSN, MWG, MBB, POW giảm nhẹ.
Tăng điểm đáng kể là HPG, 3,1% lên 16.850 đồng, nhưng giao dịch với biên độ rất lớn, khi có thời điểm bị đẩy xuống mức giá sàn, và cao nhất tại 17.350 đồng.
Các mã còn giữ được sắc xanh khác đa số hạ thấp độ cao như HDB 3,2% lên 17.800 đồng; BVH 2,8% lên 37.000 đồng; VIC 2,5% lên 83.400 đồn; PLX 2% lên 36.500 đồng; VCB 1,6% lên 62.000 đồng; FPT 1,7% lên 41.100 đồng…
Thanh khoản STB vươn lên dẫn đầu với hơn 12,1 triệu đơn vị khớp lệnh; tiếp theo là HPG với 11,1 triệu đơn vị; ROS có gần 8 triệu đơn vị; CTG có 6,1 triệu đơn vị; MBB có 5,7 triệu đơn vị; VPB có 4,5 triệu đơn vị; MSN có 3,66 triệu đơn vị….
Video đang HOT
Nhóm cổ phiếu thị trường la liệt nằm sàn và đa số trắng bên mua như AMD, FLC, HAI, DXG, SCR, ASM, IDI, DRH, OGC, LMH, TNI, BCG, JVC, HAR, FTM…
Trong đó, nhóm cổ phiếu họ FLC chiếm thanh khoản lớn, ngoài ROS nêu trên thì AMD và FLC có 19,5 triệu và 15,37 triệu đơn vị khớp lệnh; HAI có 3,4 triệu đơn vị.
Các mã còn tăng điểm có HQC, NLG, KBC, APG, PVT, DPM, GVR, HII cùng sắc tím được giữ vững tại ABS 6,8% lên 23.550 đồng.
Trên sàn HNX, cũng chỉ ngay sau giờ nghỉ trưa, áp lực bán dồn dập đã khiến chỉ số HNX-Index lao thẳng đứng xuống dưới tham chiếu và mặc dù có hồi lại sau đó nhưng chừng đó không đủ kéo chỉ số xanh trở lại.
Đóng cửa, sàn HNX có 39 mã tăng và 46 mã giảm (25 mã giảm sàn), HNX-Index giảm 0,65 điểm (-0,69%), xuống 92,64 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 49,57 triệu đơn vị, giá trị 337 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 1,92 triệu đơn vị, giá tị 29,1 tỷ đồng.
Các mã lớn giảm có ACB -2,2% xuống 17.800 đồng; PVS -3,2% xuống 9.000 đồng; NVB -4,8% xuống 7.900 đồng; CEO -1,7% xuống 5.900 đồng; TVC -1,4% xuống 27.800 đồng; SHN -6,9% xuống 8.100 đồng; VCG -0,4% xuống 24.500 đồng; PVI -1,8% xuống 27.200 đồng; PVB giảm sàn -9,5% xuống 7.600 đồng…
Nhóm cổ phiếu thị trường, HUT, KLF, DST, ACM, TTH cũng đóng cửa trong sắc xanh mắt mèo, cùng nhiều mã giảm khác nhưu TIG, TNG, BCC, VCR…
Còn tăng điểm đáng kể có SHB 2,5% lên 12.200 đồng; VCS 1,7% lên 53.000 đồng; SHS 1,8% len 5.700 đồng; MBG 6,1% lên 5.200 đồng; AMV 0,9% lên 10.900 đồng…
Thanh khoản 2 mã HUT và KLF tiếp tục dẫn đầu với hơn 6,6 triệu đơn vị khớp lệnh. Tiếp theo là ACB và PVS có 4,53 triệu đơn vị; ART có 3,86 triệu đơn vị; SHB có 3,54 triệu đơn vị; NVB có 3 triệu đơn vị…
Trên UpCoM, diễn biến tương tự, khi chỉ số đổ đèo không phanh sau giờ nghỉ trưa, nhưng tương tự VN-Index, khi chỉ số may mắn trồi lên trên tham chiếu khi đóng cửa.
Sự phân hóa mạnh diễn ra với VGI, CTR, QNS, HND, VTD, PXL còn tăng điểm, trong khi VEA, VGT, ACV, DVN, MPC đóng cửa dưới tham chiếu.
LPB thanh khoản cao nhất với 2,2 triệu đơn vị đã đứng ở tham chiếu 5.600 đồng; BSR cũng có 2,2 triệu đơn vị, nhưng giảm 2% xuống 4.800 đồng.
Đóng cửa, UpCoM-Index tăng 0,11 điểm ( 0,22%), lên 47,74 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 9,47 triệu đơn vị, giá trị 96,3 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 3,68 triệu đơn vị, giá trị 88,3 tỷ đồng.
Trên thị trường phái sinh, 2 hợp đồng đáo hạn gần nhất là VN30F2004 và VN30F2005 đã đánh mắt sắc xanh, giảm lần lượt 0,74%và 0,17%, trong đó, VN30F2004 có hơn 226.000 hợp đồng được sang tay, khối lượng mở hơn 17.300 đơn vị.
Trên thị trường chứng quyền, sự phân hóa mạnh cũng diễn ra với 16 sắc xanh và 24 mã giảm và nhiều mã đứng tham chiếu. Trong đó, 2 mã có thanh khoản cao nhất là CROS2011 và CFPT1906 đều dừng lại ở tham chiếu, khớp 0,67 triệu và 0,59 triệu đơn vị.
Phiên sáng 27/3: Bộ ba VIC - VCB - SAB kéo VN-Index trở lại
Dù sắc đỏ vẫn chiếm thế áp đảo trên bảng điện tử, nhưng nhờ sự khởi sắc của bộ ba cổ phiếu lớn VIC - VCB - SAB, VN-Index đã đảo chiều thành công và đóng cửa với sắc xanh nhạt.
Mặc dù lực bán của nhà đầu tư nước ngoài suy giảm, nhưng với diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 khiến tâm lý nhà đầu tư thận trọng và muốn bảo toàn tài khoản, sẵn sàng tâm lý đối phó với những tình huống xấu nhất, áp lực bán trong nước đã nhanh chóng quay lại trong phiên 26/3.
Tuy nhiên, tâm lý tích cực có được từ phiên tăng mạnh nhất gần 11 năm qua, cùng đà tăng mạnh của một số mã vốn hóa như VNM, VIC, VCB... được duy trì, đã giúp thị trường tiếp tục bảo toàn đà tăng điểm và có phiên khởi sắc thứ 2 liên tiếp.
Theo KBSV, áp lực bán vẫn tiềm ẩn khá lớn tại vùng kháng cự quanh 700 đi kèm diễn biến phân hóa của nhóm cổ phiếu dẫn dắt khiến chỉ số khó mở rộng thêm nhịp hồi phục. Nhà đầu tư được khuyến nghị tận dụng nhịp phục hồi để giảm dần vị thế trading ngắn hạn.
Mặt khác, ở thị trường quốc tế, chứng khoán châu Âu và phố Wall đã đồng loạt khởi sắc bởi những "liều thuốc" kích thích, trong khi đó, chứng khoán châu Á đồng loạt quay đầu điều chỉnh giảm sau 2 phiên tăng mạnh.
Không nằm nhận định của KBSV và xu hướng chung của thị trường châu Á, chứng khoán Việt cũng đã nhanh chóng quay đầu điều chỉnh ngay khi bước vào phiên giao dịch sáng cuối tuần 27/3.
Áp lực bán ngày càng gia tăng và tập trung vào nhóm bluechip khiến VN-Index càng lùi sâu hơn khi sang đợt khớp lệnh liên tục. Sau gần 30 phút giao dịch, trong nhóm VN30 chỉ còn vài ba mã xanh nhạt, còn lại đều gia tăng sức nặng, đã đẩy VN-Index về gần mốc 690 điểm.
Ngay khi bị đẩy về vùng giá trên, lực cầu bắt đáy được kích hoạt đã giúp thị trường bật ngược đi lên. Tuy nhiên, sự vắng bóng của dòng tiền mạnh khi nhà đầu tư chủ yếu hướng tới mối lo ngại dịch bệnh toàn cầu đang ngày càng phức tạp khiến thị trường thiếu động lực để bật cao. Chỉ số VN-Index biến động lình xình quanh mức 690 điểm.
Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu nhà FLC vẫn chịu áp lực chốt lời mạnh. Đồng loạt ROS, HAI, AMD, KLF đều giảm sàn với lượng dư bán sàn lớn. Trong đó, AMD dư bán sàn hơn 12,3 triệu đơn vị, còn HAI dư bán sàn 8,35 triệu đơn vị.
Trong khi đó, cổ phiếu SBT có phiên đảo chiều tăng trần thứ 2 liên tiếp sau thông tin hàng loạt lãnh đạo đua nhau gom mạnh cổ phiếu và ông Đặng Văn Thành, chồng Chủ tịch Huỳnh Bích Ngọc đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu. Hiện SBT đứng tại mức giá trần 13.550 đồng/CP và dư mua trần.
Lực cầu tiếp tục gia tăng mạnh đã giúp thị trường dần hồi phục. Đà tăng càng nới rộng hơn về cuối phiên nhờ sự dẫn dắt của bluechip, đặc biệt bộ 3 gồm VIC - VCB - SAB, đã kéo VN-Index vượt thành công ngưỡng kháng cự 700 điểm.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 127 mã tăng và 203 mã giảm, VN-Index tăng 7,57 điểm ( 1,09%), lên 701,78 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 119,38 triệu đơn vị, giá trị 1.850,16 tỷ đồng, tăng 18,67% về khối lượng nhưng giảm nhẹ 1,2% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 11,86 triệu đơn vị, giá trị 422,45 tỷ đồng.
Như đã nói ở trên, bộ 3 cổ phiếu bluechip góp công lớn giúp thị trường khởi sắc là SAB 4,4% lên 130.500 đồng/CP, VCB 3,6% lên 65.500 đồng/CP, VIC 6,7% lên 87.300 đồng/CP. Ngoài ra, một số mã lớn khác như VNM, BID, CTG, MSN cũng lấy lại sắc xanh.
Trong khi đó, có tới 19 mã trong nhóm VN30 vẫn giao dịch dưới mốc tham chiếu nhưng phần lớn giảm trong biên độ hẹp trên dưới 1%. Đáng chú ý, cổ phiếu BVH sau 3 phiên tăng trần liên tiếp đã quay đầu trước áp lực chốt lời gian tăng mạnh. Hiện BVH -2,5% xuống mức 38.500 đồng/CP.
Ở nhóm cổ phiếu FLC, ROS đã thoát sắc xanh mắt mèo nhờ lực cầu tăng mạnh tuy nhiên vẫn giảm sâu 5,3% xuống mức 3.780 đồng/CP, tiếp tục dẫn đầu thanh khoản với 18,34 triệu đơn vị; FLC -3,6% xuống 2.950 đồng/CP và khớp 5,95 triệu đơn vị. Tuy nhiên, AMD và HAI vẫn giảm sàn với lượng dư bán sàn khá lớn.
Trên sàn HNX, sau diễn biến giằng co và liên tục đổi sắc, thị trường cũng đã hồi phục thành công về cuối phiên.
Chốt phiên sáng, sàn HNX có 29 mã tăng và 46 mã giảm (23 mã giảm sàn), HNX-Index tăng 0,28 điểm ( 0,28%), lên 98,09 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 22,07 triệu đơn vị, giá trị 161,4 tỷ đồng, giao dịch thỏa thuận có thêm 4,53 triệu đơn vị, giá trị 76,51 tỷ đồng.
Đáng chú ý là sự đảo chiều của ACB. Dù mở cửa không mấy tích cực nhưng lực cầu gia tăng đã tiếp sức giúp ACB bật tăng 1,52% và chốt phiên tại mức giá 20.000 đồng/CP, khớp lệnh 2,33 triệu đơn vị.
Thêm vào đó, các mã PVB, PVI, PVS hồi nhẹ; hay DGC, SHB, VCS đã lấy lại được mốc tham chiếu, cũng phần nào hỗ trợ giúp thị trường khởi sắc trở lại.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, thành viên nhà FLC là KLF dừng chân tại mức giá sàn 1.600 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh hơn 5,57 triệu đơn vị, dẫn đầu thanh khoản sàn HNX. Tiếp theo đó là ART và ACB cùng khớp hơn 2,3 triệu đơn vị.
Thị trường UPCoM cũng không ngoại trừ khi đà tăng được kéo lên trong 30 phút cuối phiên.
Chốt phiên sáng, UpCoM-Index tăng 0,13 điểm (0,27%), lên 49,14 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 5,17 triệu đơn vị, giá trị 42,49 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,84 triệu đơn vị, giá trị 10,81 tỷ đồng.
Cổ phiếu LPB dẫn đầu thanh khoản trên UPCoM với 1,19 triệu đơn vị được giao dịch thành công và chốt phiên 1,64% lên 6.200 đồng/CP.
Đứng ở vị trí thứ 2, cổ phiếu BSR có khối lượng giao dịch gần 0,7 triệu đơn vị và dừng chân tại mốc tham chiếu 5.500 đồng/CP trong phiên sáng nay.
Phiên chiều 27/3: Thoát hiểm Áp lực bán tiếp tục gia tăng trong phiên chiều khiến thị trường quay đầu điều chỉnh, tuy nhiên sự hỗ trợ tích cực của một số mã lớn, đặc biệt là VIC đã giúp VN-Index thoát hiểm. Thị trường duy trì trạng thái xanh vỏ đỏ lòng khi số mã giảm trên bảng điện tử chiếm hơn gấp đôi số mã tăng....