Phiên chiều 30/3: Cổ phiếu chứng khoán và ngân hàng đua nhau nằm sàn
Áp lực bán tháo trên diện rộng khiến hàng trăm mã giảm sâu, đáng chú ý là nhóm cổ phiếu Vingroup, dòng bank và chứng khoán đua nhau nằm sàn khiến VN-Index bốc hơi hơn 30 điểm trong phiên đầu tuần 30/3.
Tâm lý lo sợ trước dịch bệnh Covid-19 ngày càng phức tạp khiến thị trường nhanh chóng trở lại trạng thái bán tháo trong phiên sáng đầu tuần 30/3, sau 3 phiên tăng liên tiếp cuối tuần trước. Áp lực bán mạnh trên diện rộng khiến hàng trăm mã mất điểm, trong đó nhiều mã lớn bé nối đuôi nhau giảm sàn khiến VN-Index thủng mốc 660 điểm khi chốt phiên giao dịch sáng.
Bước sang phiên chiều, thị trường không có tín hiệu gì tích cực. Trong khi dòng tiền tham gia thận trọng và có dấu hiệu suy giảm thì áp lực bán ồ ạt vẫn diễn ra trên diện rộng khiến thị trường duy trì đà giảm sâu.
Đáng chú ý, bên cạnh sức ép đến từ bộ 3 cổ phiếu Vingroup, đồng loạt dòng bank cũng đua nhau giảm sàn khiến thị trường không thể đứng dậy, chỉ số VN-Index bốc hơi gần 35 điểm và dừng chân tại mốc 662 điểm.
Đóng cửa, với 339 mã giảm (96 giảm sàn), gấp hơn 7 lần số mã tăng là 47 mã, VN-Index giảm 33,8 điểm (-4,86%) xuống 662,26 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 233 triệu đơn vị, giá trị 3.440,25 tỷ đồng, giảm 28,96% về khối lượng và 22,17% về giá trị so với phiên 27/3. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 38,82 triệu đơn vị, giá trị 1.036,46 tỷ đồng.
Nhóm VN30 đáng kể có EIB đứng giá tham chiếu, HPG đảo chiều hồi nhẹ, còn lại vẫn giảm sâu. Đáng kể là nhóm Vin và các cổ phiếu ngân hàng.
Sau khi các mã Vingroup giảm sàn, hầu hết các mã bank cũng đều chuyển sắc xanh mắt mèo như CTG, MBB, TCB, VPB, STB; hay các cổ phiếu chứng khoán như SSI, HCM, AGR, HBS…
Ngoài ra, các bluechip khác cũng đều giảm sâu. Trong đó, sau 3 phiên liên tiếp khởi và tiếp tục được BSC nhận định tích cực, dự báo có thể tiếp cận ngưỡng 150, nhưng trong phiên hôm nay, SAB đã giảm về gần mức giá sàn khi để mất 6,6%, kết phiên tại mức giá 121.100 đồng/CP.
Video đang HOT
Ở nhóm cổ phiếu thị trường, ROS tiếp tục trở về với sắc xanh mắt mèo và dừng chân tại mức giá 3.500 đồng/CP, dư bán sàn gần 1,44 triệu đơn vị, cùng nhiều mã quen thuộc khác như DLG, HQC, FLC, ITA, ASM, TSC, FIT, HAR, JVC… Trong đó, DLG vẫn là mã sôi động của nhóm khi có 11,22 triệu đơn vị được khớp lệnh; còn STB dẫn đầu thanh khoản với 16,13 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, thị trường cũng giao dịch tiêu cực và lình xình quanh vùng giá 93.
Đóng cửa, với 31 mã tăng và 125 mã giảm (38 giảm sàn), HNX-Index giảm 4,07 điểm (-4,18%) về 93,28 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 39,71 triệu đơn vị, giá trị 357,51 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 6,12 triệu đơn vị, giá trị 71,71 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng trên sàn HNX cũng duy trì đà giảm sâu với ACB có lúc bị đẩy xuống mức giá sàn và kết phiên -7,6%, đứng tại mức giá 18.200 đồng/CP; SHB -4% xuống 11.900 đồng/CP.
Thêm vào đó, PVB, PVC, SHS đều giảm sàn, PVS -8,8% xuống 9.300 đồng/CP, DGC -3,8% xuống 20.200 đồng/CP, CEO -3,2% xuống 6.000 đồng/CP…
Top 5 cổ phiếu thanh khoản lớn nhất sàn HNX gồm ACB khớp 5,92 triệu đơn vị, SHB khớp 4,33 triệu đơn vị, PVS khớp 4,14 triệu đơn vị, ART khớp hơn 4 triệu đơn vị, NVB khớp 3,37 triệu đơn vị.
Trạng thái giao dịch trên cũng diễn ra tại UPCoM khiến chỉ số UPCoM-Index tiếp tục giảm sâu.
Đóng cửa, với 63 mã tăng và 117 mã giảm, UPCoM-Index giảm 1,19 điểm (-2,43%) về 47,63 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 12,32 triệu đơn vị, giá trị 106,28 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 2,73 triệu đơn vị, giá trị 78,52 tỷ đồng.
Các mã lớn vẫn giảm sâu hoặc nới rộng biên độ giảm như LPB -8,2% xuống 5.600 đồng/CP, BSR -10,9% xuống 4.900 đồng/CP, VGI -4,5% xuống 19.300 đồng/CP, VEA -8,1% xuống 28.200 đồng/CP, ACV -5,1% xuống 42.600 đồng/CP, BCM -4,5% xuống 17.000 đồng/CP…
Trong đó, LPB và BSR dẫn đầu thanh khoản với khối lượng giao dịch lần lượt đạt 2,33 triệu đơn vị và 2,16 triệu đơn vị.
Trên thị trường chứng khoán phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai đều giảm điểm, trong đó hợp đồng có thời gian đáo hạn gần nhất (ngày 16/4) là VN30F2004 được giao dịch mạnh nhất với 202.159 hợp đồng, khối lượng mở 17.646 hợp đồng, kết phiên giảm 5,2% về 583 điểm.
Trên thị trường chứng quyền, chỉ có 7 mã tăng và 11 mã đứng giá, còn lại đều giảm. Trong đó, CHDB2004 là mã có thanh khoản cao nhất với 96.401 đơn vị được chuyển nhượng, đóng cửa đứng tại mức giá sàn 10 đồng.
Cổ phiếu ngân hàng ngược dòng Covid-19
VN-Index giảm gần 10% từ đầu năm do diễn biến bất thường của Covid-19, nhưng nhóm ngân hàng vẫn ngược chiều tăng mạnh, có cổ phiếu lên gấp đôi.
Ảnh hưởng từ diễn biến chung thị trường thế giới và tâm lý lo ngại tác động Covid-19 đến kinh tế, VN-Index đã giảm liên tục từ đầu tháng 2. So với đầu năm, chỉ số đại diện Sở HoSE giảm hơn 7,3%, về dưới vùng 900 điểm, và cũng mất gần 10% so với mức đỉnh ngắn hạn ngày 22/1.
Tuy nhiên, vẫn có những nhóm ngành tăng giá, trong đó ngân hàng là ví dụ. Dù có sự phân hóa trong nội bộ ngành, những cái tên đứng đầu nhóm ngân hàng vẫn duy trì đà tăng hai con số, thậm chí hơn gấp đôi so với đầu năm.
SHB khởi đầu năm 2020 với thị giá chưa tới 6.000 đồng, là một trong những nhà băng có giá cổ phiếu thấp nhất sàn chứng khoán. Tuy nhiên, chỉ hơn hai tháng, thị giá SHB đã tăng lên gấp đôi, vượt mệnh giá. Cổ phiếu VPBank so với đầu năm cũng tăng gần 40%, trong khi ba mã còn lại trong top 5 là CTG, STB và LPB cũng tăng trên 20%.
Tuy nhiên, một số mã ngân hàng cũng chịu biến động tiêu cực, như MBB giảm hơn 1% so với thị giá đầu năm, EIB giảm 3%, TCB và VCB giảm 6%. Dù vậy, biên độ giảm vẫn thấp hơn biến động thị trường chung khi VN-Index mất 7,3% so với đầu năm.
Diễn biến tích cực nhưng phân hóa của ngành ngân hàng, theo giới phân tích, đi theo yếu tố nội tại của từng nhà băng hơn là một xu hướng chung.
Với trường hợp SHB, đà tăng cổ phiếu này bắt đầu từ đầu năm và tăng tốc từ cuối tháng 2 đi theo hàng loạt thông tin mới công bố. Kết thúc năm 2019, SHB cho biết đã mua lại toàn bộ nợ xấu bán cho VAMC. Ngoài yếu tố quản trị rủi ro, điều này còn cho phép ngân hàng trả cổ tức với tỷ lệ 20,9% cho hai năm 2017 và 2018.
Ngoài kế hoạch chia cổ tức, SHB cũng đã có phương án phát hành hơn 300 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 4:1. Trong tổng số hơn 5.500 tỷ đồng vốn tăng thêm, ngân hàng dự kiến dùng hơn 4.600 tỷ để mở rộng quy mô cho vay và 850 tỷ đồng để đầu tư hệ thống.
Với VPB, ngoài câu chuyện lợi nhuận trở lại mức tăng hai con số, sự thay đổi của ngân hàng này nằm ở câu chuyện nợ xấu khi đã tất toán toàn bộ trái phiếu VAMC. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng mẹ VPBank bao gồm cả dư nợ trái phiếu tại VAMC giảm từ 4,01% cuối năm 2018 xuống còn 2,18%. Tỷ lệ nợ xấu hợp nhất về dưới 3%.
Với cấu trúc hoạt động nghiêng về bán lẻ, tài chính tiêu dùng có độ rủi ro cao, việc kiểm soát nợ xấu và chi phí hoạt động mở ra cơ hội cho VPBank những năm tiếp theo. Hầu hết công ty chứng khoán trong báo cáo mới đây đều tăng mức giá mục tiêu cho nhà băng này. Trong báo cáo mới từ SSI, lợi nhuận VPBank năm 2020 ước tính có thể tiệm cận với Techcombank và BIDV, đạt trên 13.000 tỷ đồng.
Khác với SHB và VPB, đà tăng của CTG đến từ sự phục hồi trong kết quả kinh doanh năm 2019 sau đà giảm tốc bất ngờ quý IV/2018. Kết quả này được xem là một "bất ngờ", bởi tăng trưởng tín dụng của VietinBank chỉ duy trì ở mức một con số. Tuy nhiên, sự chuyển dịch từ việc tăng thu nhập ngoài lãi, chuyển từ bán riêng lẻ sang bán theo chuỗi liên kết, bán chéo đã tạo hiệu ứng tích cực.
Ở chiều ngược lại, ngoài áp lực giảm từ thị trường chung, MBB hay VCB cũng không biến động quá lớn nếu nhìn trong trục thời gian dài hơn. Như VCB, thuộc nhóm giảm mạnh nhất từ đầu năm nhưng trước đó cổ phiếu này đã tăng nhanh trong nửa cuối năm 2019. Chỉ tính riêng nửa cuối năm 2019, cổ phiếu VCB đã tăng hơn 35% từ vùng giá 65.000 lên mức đỉnh trên 90.000 đồng.
Trong báo cáo của SSI Research, 18 ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán mang lại 110.662 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, chiếm hơn một phần ba tổng của toàn bộ doanh nghiệp trên sàn.
Theo nhóm phân tích, động lực tăng lợi nhuận chính của nhóm ngân hàng do tăng thu nhập lãi ròng (NII). Tổng nguồn thu này đạt hơn 231.600 tỷ đồng, tăng hơn 22%, do các nhà băng tăng tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân và tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn huy động. Ngược lại, chi phí hoạt động và trích lập dự phòng đều tăng thấp hơn tốc độ tăng thu nhập hoạt động.
(Nguồn: VnExpress )
Cổ phiếu ngân hàng liên tục đổi màu trên thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán vừa có phiên hồi phục nhưng áp lực bán đã khiến cho chỉ số VN-Index tiếp tục kết phiên trong khoảng 880-900 điểm. VN-Index dự báo sẽ tiếp tục tăng điểm trong phiên cuối tuần. Theo đó, VN-Index đóng cửa tăng 3,94 điểm (0,44%) lên 893,31 điểm; HNX-Index tăng 0,88% lên 115,03 điểm và chỉ có UPCom-Index giảm nhẹ...