Phiên bản TikTok Trung Quốc giới hạn thời gian cho trẻ dưới 14 tuổi
ByteDance vừa cho biết phiên bản tiếng Trung của ứng dụng video ngắn nổi tiếng TikTok, được gọi là Douyin, sẽ giới hạn người dùng dưới 14 tuổi ở Trung Quốc trong 40 phút mỗi ngày.
Douyin ra giới hạn cho trẻ dưới 14 tuổi được sử dụng ứng dụng
Theo TheVerge , chế độ dành cho thanh thiếu niên của ứng dụng này phù hợp với các hạn chế mới của chính phủ Trung Quốc về quyền truy cập vào các trò chơi điện tử dành cho trẻ nhỏ.
Video đang HOT
Công ty cho biết thanh thiếu niên dưới 14 tuổi sẽ chỉ có thể truy cập Douyin trong khung thời gian 6 giờ đến 22 giờ. Các quy tắc sẽ áp dụng cho người dùng được xác thực tên thật dưới 14 tuổi và công ty khuyến khích các bậc cha mẹ giúp con cái của họ hoàn thành quy trình xác thực tên thật hoặc kích hoạt chế độ dành cho thanh thiếu niên khi được ứng dụng nhắc nhở.
Chính phủ Trung Quốc đã tập trung vào việc giảm thời gian thanh thiếu niên Trung Quốc hiện diện trực tuyến, điều mà họ coi là có hại. Vào tháng trước, Cục Quản lý Báo chí và Xuất bản Quốc gia Trung Quốc công bố các quy định mới nhằm hạn chế công dân Trung Quốc dưới 18 tuổi chỉ được chơi trò chơi trực tuyến vào thứ sáu, cuối tuần và ngày lễ, từ 20 giờ đến 21 giờ. Giới chức đã chỉ đạo các công ty và nền tảng trò chơi như Douyin sử dụng nhận dạng tên thật cho tất cả người dùng của họ. Quá trình này yêu cầu người dùng cung cấp số điện thoại và các giấy tờ tùy thân khác để truy cập trò chơi trực tuyến.
ByteDance cho biết nội dung có sẵn cho người dùng ở chế độ thanh thiếu niên giờ đây sẽ bao gồm tài liệu giáo dục như “các thí nghiệm khoa học phổ biến thú vị, triển lãm trong bảo tàng và phòng trưng bày, phong cảnh đẹp trên khắp đất nước, giải thích về kiến thức lịch sử…”.
TikTok dẫn đầu các ứng dụng Trung Quốc có thu nhập cao nhất thế giới
Ước tính người dùng đã chi hơn 920 triệu USD cho TikTok và phiên bản Trung Quốc Douyin của ứng dụng video ngắn trong khoảng sáu tháng đầu năm nay.
Theo dữ liệu từ công ty phân tích ứng dụng Sensor Tower, TikTok và phiên bản Trung Quốc Douyin thuộc sở hữu của ByteDance là ứng dụng không phải trò chơi có doanh thu cao nhất, cả về doanh thu tổng thể và doanh số thu được từ thanh toán trên cửa hàng ứng dụng, tính từ ngày 1.1 đến ngày 23.6.
YouTube và ứng dụng hẹn hò Tinder lần lượt đứng ở vị trí thứ hai và thứ ba. Nền tảng video trực tuyến Tencent Video xếp vị trí thứ tư và iQiyi thuộc sở hữu của Baidu ở vị trí thứ năm. Youku thuộc sở hữu của Alibaba và QQ Music của Tencent Holdings lần lượt xếp thứ tám và thứ mười trong danh sách này. Như vậy, nhìn chung Trung Quốc đã chiếm một nửa trong tổng số 10 ứng dụng kiếm được doanh thu hàng đầu thế giới nửa đầu năm 2021.
Chi tiêu của người tiêu dùng trên toàn thế giới về các ứng dụng dành cho thiết bị di động đạt 64,9 tỉ USD trên App Store và Google Play, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, có một điều đáng lưu ý là số liệu của Sensor Tower về doanh thu cửa hàng ứng dụng ở Trung Quốc chỉ tính đến số tiền kiếm được trên iOS của Apple, chứ không tính trên Android vì Google Play bị chặn ở đại lục.
Người dùng Trung Quốc vốn là những người chi tiêu nhiều cho thiết bị di động trước khi dịch Covid-19 diễn ra, và xu hướng này đã tăng lên nhanh chóng trong thời gian 16 tháng qua. Giải trí là lĩnh vực được hưởng lợi nhiều nhất, đặc biệt là các nền tảng phát trực tuyến và trò chơi điện tử. Trong không gian phát trực tuyến video, sự cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa những gã khổng lồ công nghệ. Họ chi hàng triệu nhân dân tệ cho nội dung uy tín độc quyền để thu hút nhiều người đăng ký hơn. Tuy nhiên, tình trạng tràn ngập nội dung và sự gia tăng của các video ngắn đã gây ra một số mâu thuẫn. Theo South China Morning Post , iQiyi, Youku và Tencent Video hồi đầu tháng này đều lên tiếng chỉ trích các nền tảng video ngắn vì thu lợi từ nội dung có bản quyền.
Dù chi tiêu của người dùng trên thiết bị di động đạt mức cao kỷ lục, nhưng tốc độ tăng trưởng đang có dấu hiệu chậm lại ở một số khu vực so với nửa đầu năm 2020, thời kỳ phong tỏa cao điểm ở Trung Quốc vì đại dịch. Cụ thể, chi tiêu trên App Store tăng 22,1% lên 41,5 tỉ USD, con số này vẫn thấp hơn mức tăng 29,3% trong cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, đối với Google Play, chi tiêu lại tăng nhẹ, tăng 30% lên 23,4 tỉ USD, cao hơn 4 điểm phần trăm so với năm 2020.
Tốc độ tải xuống nhìn chung cũng chậm lại trên cả App Store và Google Play. Ước tính có 72,5 tỉ lượt tải xuống các ứng dụng và trò chơi trên cả hai cửa hàng, tăng 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng vẫn kém xa mức tăng trưởng bùng nổ 25,7% của nửa đầu năm 2020.
Những con số khiến Facebook lo sợ: Doanh thu công ty mẹ TikTok tăng 111%, cán mốc 1,9 tỷ người dùng Kết quả kinh doanh của TikTok khiến Facebook lo sợ. Tờ CNBC đưa tin, ByteDance - công ty mẹ TikTok chứng kiến doanh thu trong năm 2020 tăng gấp đôi. Cụ thể, doanh thu năm vừa qua đạt 34,3 tỷ USD, tăng 111% so với năm trước. Lợi nhuận gộp tăng 93% lên 18 tỷ USD. ByteDance đạt 1,9 tỷ người dùng hoạt...