Phía sau sự khởi đầu tốt nhất của chứng khoán Mỹ 22 năm qua
Khép lại phiên cuối tuần qua với đà đi lên tiếp tục mạnh mẽ, giúp thị trường chứng khoán Mỹ ghi nhận tuần thứ 4 tăng liên tiếp. Diễn biến trên đã giúp các chỉ số chứng khoán tăng rất mạnh từ đầu năm đến nay, cụ thể theo dữ liệu thống kê từ Bespoke Group cho thấy sau 13 ngày giao dịch đầu năm 2019, đây là khởi đầu năm tốt nhất đối với chỉ số S&P 500 kể từ năm 1987 đến nay.
Động lực chủ yếu dẫn dắt thị trường
Có khá nhiều cơ sở lý giải cho đà phục hồi ấn tượng gần đây. Đầu tiên là những tiến triển thương mại trong các cuộc đàm phán đầu tiên giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra tại Bắc Kinh trong tháng này, mà theo 2 bên đều cho rằng mọi việc đều diễn ra tốt đẹp và có kết quả như ý. Dự kiến 2 bên sẽ tiếp tục có cuộc gặp thứ 2 vào cuối tháng này tại Washington, với sự tham gia của những quan chức cấp cao nhất như phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc và Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer.
Và để chuẩn bị cho cuộc gặp kết tiếp, những ngày qua cả phía Mỹ lẫn Trung Quốc đều đưa ra những tín hiệu tích cực tỏ vẻ nhượng bộ và làm hài lòng nhau. Trong khi phía Bắc Kinh đang thảo luận về đề xuất tăng nhập khẩu từ Hoa Kỳ thêm 1 nghìn tỷ USD trong sáu năm tới, một kế hoạch được kỳ vọng sẽ giúp đưa thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Trung Quốc về 0 vào năm 2024, thì những tin tức từ Nhà Trắng hé lộ khả năng giảm thuế xuống thấp hơn đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc, nhằm khuyến khích Bắc Kinh nhượng bộ nhiều hơn về tranh chấp thương mại.
Randy Frederick, Phó chủ tịch giao dịch và phái sinh tại Schwab Center for Financial Research, nhận định về diễn biến thương mại thời gian qua như sau: “Đó là vấn đề chính. Nếu chúng ta không giải quyết được vấn đề này, thị trường sẽ vấp phải nhiều rào cản bất kể chuyện gì xảy ra. Ngược lại trong trường hợp chúng ta có thể giải quyết được vấn đề đó, điều này sẽ thúc đẩy niềm tin người tiêu dùng và doanh nghiệp, theo đó vẫn còn nhiều chỗ để thị trường hoạt động tốt”.
Diễn biến thương mại tích cực là chất xúc tác chính cho thị trường từ đầu năm tới nay
Ngoài những tin tức tích cực về thương mại, việc Cục dự trữ liên bang Mỹ ( FED) ngày càng tỏ nhiều dấu hiệu cho thấy thái độ ôn hòa hơn với lộ trình thắt chặt chính sách, giúp trấn an nhà đầu tư.
Video đang HOT
Chủ tịch ngân hàng dự trữ New York John Williams, thành viên bỏ phiếu của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC), trong bài phát biểu trước Diễn đàn các nhà lãnh đạo của Hiệp hội Kinh tế bang New Jersey vào cuối tuần qua đã cho rằng, FED nên có chính sách cẩn trọng hơn trước một nền kinh tế Mỹ dường như đang chậm lại.
Trong khi đó, Chủ tịch ngân hàng dự trữ Philadelphia Patrick Harker, một thành viên không bỏ phiếu của FOMC, phát biểu rằng, nhìn chung “nền kinh tế đang hoạt động tốt”, tuy nhiên điều đó vẫn chưa mang lại lợi ích cho một số công nhân thiếu kỹ năng.
Trước đó, Chủ tịch ngân hàng dự trữ Kansas Esther George – thành viên bỏ phiếu của FOMC, cũng cho rằng rằng bây giờ “có thể là thời điểm thích hợp tạm ngưng” trong chu kỳ tăng lãi suất, để FED có thêm thời gian đánh giá tình hình.
Được biết, theo lộ trình trước đây, FED dự kiến sẽ có đến 3 lần tăng lãi suất trong năm 2019. Tuy nhiên, trong cuộc họp gần nhất vào cuối năm 2018 vừa qua, cơ quan này đã hạ xuống khả năng chỉ còn 2 lần tăng. Điều quan trọng là thị trường đang cá cược vào khả năng sẽ không có thêm lần tăng nào trong năm 2019.
Đà tăng vẫn phần nào bị kìm hãm
Bên cạnh những thông tin tích cực ủng hộ đà đi lên của thị trường, vẫn có những yếu tố tiêu cực, phần nào hạn chế đà đi lên, dù không thật sự rõ ràng,ví dụ: thỏa thuận Brexit thất bại, chính phủ Mỹ đóng cửa hay kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Mỹ công bố trái chiều.
Edward Moya, chuyên gia phân tích tại Oanda lưu ý: “Với việc Chính phủ đóng cửa sẽ lấy dần 0,1 điểm % khỏi GDP vào mỗi tuần, tổng thống biết rằng một chiến thắng trong việc giải quyết cuộc chiến thương mại có thể giúp ông lấy lại lợi thế để tiếp tục cuộc chiến với đảng Dân chủ trong việc tài trợ cho bức tường biên giới”.
Ông nói thêm: “Báo cáo hôm thứ 5 về việc Bộ trưởng Bộ tài chính Steven Mnuchin đề xuất ý tưởng dỡ bỏ một số hoặc tất cả các mức thuế cho Trung Quốc đã thúc đẩy nhà đầu tư mua mạnh cổ phiếu. Dù thông tin này nhanh chóng bị Bộ Tài chính bác bỏ, nhưng câu chuyện trên cho thấy các thị trường lo lắng như thế nào trong việc tìm kiếm động lực tích cực để tiếp tục với các cuộc đàm phán thương mại”.
Trong khi đó, Mark Esposito, Chủ tịch của Esposito Securities bình luận về lợi nhuận sơ bộ của những doanh nghiệp công bố đầu tiên: “Chúng ta đang chứng kiến lợi nhuận của các doanh nghiệp nhìn chung khá tốt. Ngoại trừ một vài trường hợp ngoại lệ, thu nhập của ngân hàng công bố vẫn rất tốt, điều này phản ánh tích cực về toàn bộ nền kinh tế. Đơn cử như báo cáo thu nhập của SunTrust Banks mới công bố vào hôm qua là một ví dụ cụ thể về một ngân hàng khu vực có lợi nhuận vượt trội so với kỳ vọng”.
Dù vậy, Tom Martin, quản lý danh mục đầu tư cao cấp tại Globalt Investments chia sẻ: “Có rất nhiều báo cáo thu nhập chưa được đưa ra, và đó là lý do đà tăng của thị trường có những phiên phần nào bị giới hạn”.
Theo TGTT
Giá vàng có tuần tăng thứ 4 liên tiếp
Giá vàng đã gặp nhiều thuận lợi thời gian qua khi có đến 4 tuần tăng liên tiếp giữa bối cảnh đồng USD trượt dốc trước khả năng Mỹ giảm tiến độ nâng lãi suất
Phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng thế giới giao động quanh ngưỡng 1.286 - 1.295 USD/ounce. Theo một ước tính, cả tuần giá vàng tăng khoảng 0,3% và ghi dấu tuần tăng thứ tư liên tiếp.
Giá vàng đã có 4 tuần tăng liên tiếp khi đồng USD suy yếu
Giá vàng thế giới tăng mạnh khi đồng đô la Mỹ giảm do kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang có thể tạm dừng tăng lãi suất trong năm nay nếu nền kinh tế toàn cầu tiếp tục chậm lại. Ngày 10/1, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ( Fed) Jerome Powell nhấn mạnh một lần nữa rằng, Fed có thể sẽ kiên nhẫn và thận trọng trong chính sách lãi suất của mình.
Bên cạnh đó, việc Mỹ và Trung Quốc nối lại đàm phán để giải quyết căng thẳng thương mại kéo dài suốt nhiều tháng qua cũng tác động lên đồng USD.
Tại thị trường trong nước, giá vàng diễn biến khá sôi động do tác động từ đà tăng của giá vàng thế giới. Trong tuần, giá vàng di chuyển tăng giảm đan xen với mức giá cao nhất ở mức 36,74 -36,84 triệu đồng/lượng; mức thấp nhất giao động quanh ngưỡng 36,60 - 36,70 triệu đồng/lượng. Như vậy trong tuần qua, mỗi lượng vàng điều chỉnh tăng giảm khoảng 140 nghìn đồng.
Ghi nhận qua từng phiên, lượng khách theo chiều mua và bán linh hoạt đan xen, theo đó lượng khách theo chiều mua vàng vào chiếm ưu thế chủ đạo.
Kim loại quý nhận được sự tương tác từ phía nhà đầu tư nhiều hơn so với tuần trước. Tuy nhiên so với đà tăng của giá vàng thế giới, giá vàng trong nước tăng chậm hơn, điều này khiến biến độ chênh lệch giữa hai thị trường co hẹp về khoảng 500 nghìn đồng mỗi lượng.
Hiện thị trường tập trung chờ đợi phát hành biên bản cuộc họp FOMC tháng 12. Các nhà đầu tư ngày càng tin rằng Fed có thể tạm dừng tăng lãi suất trong năm nay sau những bình luận của Powell tuần trước. Stephen Innes, người đứng đầu giao dịch APAC tại OANDA cho biết, đồng USD yếu hơn và chính sách ôn hòa hơn của Fed là hai yếu tố hấp dẫn nhất đối với vàng.
Lan Trần
Theo congly.vn
Tỷ giá và vàng năm 2019 sẽ ra sao? Lãi suất thực tăng và USD mạnh hơn trong năm 2018 đã tác đông đáng kể đên giá vàng, dự báo kim loại quý này tiếp tục giảm trong năm 2019, nhưng cũng có cơ sở để kỳ vọng tăng. Với tỷ giá, áp lực nhiều khả năng sẽ giảm do các yếu tố tác động trong nước và quốc tế đang có...