Phía sau mỗi cơn giận là một vết thương sâu xa khao khát được chữa lành
Sự thực, cơn giận là biểu hiện của một nhu cầu nào đó không được đáp ứng.
Cơn giận là gì?
Giận dữ là một trạng thái cảm xúc biến đổi theo cường độ từ việc “hơi khó chịu” đến cảm giác “điên tiết, phẫn nộ”, theo quan điểm của nhà tâm lý học Charles Spielberger. Khi tức giận, cơ thể chúng ta đều có những thay đổi về sinh lý học, khiến nhịp tim, huyết áp, hormone, adrenaline và noradrenaline đều tăng cao.
Không ai tránh được cơn giận dữ cả đời. Dù bạn có muốn hay không, giận dữ vẫn là một phần trong trải nghiệm sống của cuộc đời, nó đến và đi như một lẽ tự nhiên – dù bạn có cố kiềm chế đến mức nào.
Phía sau mỗi cơn giận là…
Có nhiều lý do cho sự xuất hiện của giận dữ. Đó có thể do một tổn thương tức thì, một nỗi thất vọng quá lớn, hoặc do ký ức của ta về một trải nghiệm tồi tệ trong quá khứ đã vô thức “kích hoạt” lại ngọn lửa thịnh nộ.
Video đang HOT
Những người tức giận hầu hết đều thể hiện ra ngoài vẻ mạnh mẽ, bất chấp, kiên quyết nhưng thực ra, ẩn sâu bên trong vỏ bọc đó là sự tổn thương, lo lắng, đau khổ. Dù không muốn thừa nhận nhưng hầu hết chúng ta đều vô cùng đau khổ mỗi khi phải nổi giận. Lòng ta thầm cất tiếng: “Tôi đau khổ quá vì thấy mình không được tôn trọng đủ, không được yêu thương đủ, không được quan tâm đủ…”. Sự thực, cơn giận là biểu hiện của một nhu cầu nào đó không được đáp ứng.
Câu chuyện “Cứu căn nhà cháy”
Con người nếu không thực hành sống tỉnh thức thường xuyên, sẽ dễ rơi vào vòng quẩn quẩn mà cơn giận mang đến. Đó là khi bị tổn thương, ta hay tìm cách giải quyết sự đau khổ của mình bằng cách làm cho người khác cũng bị tổn thương, thậm chí muốn họ còn phải đau hơn ta gấp bội phần mới hả dạ. Nhưng không ngờ việc làm đau người khác cũng làm chính ta đau thêm một lần nữa.
Trong cuốn sách Giận phát hành cách đây gần 20 năm, thiền sư Thích Nhất Hạnh cho rằng: “Khi ai làm cho ta giận thì ta khổ”. Khi cố gắng làm tổn thương lại người đã làm tổn thương, ta thường tự bảo: “Tôi muốn trừng phạt anh. Tôi muốn làm cho anh đau khổ vì anh đã làm cho tôi đau khổ. Thấy anh đau khổ tôi sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.”
Khi bị ta trả đũa, người kia cũng tương tự, tìm lại cách khoét sâu thêm vết thương mưng mủ của ta. Như vậy là một vòng luẩn quẩn không hồi kết, đau khổ leo thang cho cả hai bên. Thực ra, chỉ tình thương, chỉ sự ôm ấp và chữa lành mới là điều cả hai cần lúc này.
Lấy hình ảnh căn nhà cháy để ví dụ về điều này, thiền sư Thích Nhất Hạnh có viết: “Nếu một cái nhà đang cháy thì việc trước nhất phải làm là chữa cháy căn nhà chứ không phải chạy theo đuổi bắt người đốt nhà”. Nếu chỉ lo chạy theo người mà ta nghi là đã đốt nhà thì căn nhà sẽ cháy rụi trong khi ta chạy theo đuổi bắt người kia. Như vậy không phải hành động khôn ngoan.
Làm thế nào để bước qua cơn giận?
Khi “căn nhà” của ta đang cháy, trên hết, phải trở về dập tắt lửa trước đã. Cũng như khi giận, nếu tiếp tục đối đầu, tranh cãi với người làm cho ta giận, nếu chỉ muốn trừng phạt người ấy thì ta đã hành động y như người chạy theo người đốt nhà, trong khi “căn nhà” của ta đang bốc lửa.
“Khi ta giận, khi một ai đó làm cho ta giận thì ta phải trở về với thân tâm và chăm sóc cơn giận của mình. Không nên nói gì hết. Không nên làm gì hết. Khi đang giận mà nói năng hay hành động thì chỉ gây thêm đổ vỡ mà thôi”, thiền sư Thích Nhất Hạnh khuyên nhủ.
Hãy luôn nhớ rằng mỗi cảm xúc dù tiêu cực hay tích cực xuất hiện, đều là một thông điệp nào đó mà trái tim muốn gửi đến bạn. Điều cần làm ngay khi cơn giận nổi lên là quay về bên trong mình, chứ không phải hướng ra bên ngoài để tìm kiếm điều gì đó xoa dịu. Đầu tiên, hãy chấp nhận, rồi lắng nghe cảm xúc tiêu cực đó để thấu hiểu điều gì ta thực sự cảm thấy phía sau mỗi cơn thịnh nộ. Từ ấy, ta mới có thể điều chỉnh hành động của mình để vẫn trọn vẹn với những cảm xúc của bản thân, mà không làm tổn thương tới những người mà chúng ta trân quý.
Loại "thần dược" hiệu quả nhất, giúp bạn giải thoát những khoảnh khắc tồi tệ
Lòng biết ơn giống như ánh mặt trời ấm áp, sẽ sưởi ấm trái tim ta, đưa ta trở về với sự tỉnh táo, cũng như tái cân bằng các suy nghĩ của ta theo hướng tích cực.
Lòng biết ơn
Một học giả từng nói: "Khi chúng ta thể hiện lòng biết ơn với cuộc sống, những điều kỳ diệu sẽ xảy ra. Đây là một thách thức với chúng ta khi bị nhấn chìm trong những cảm xúc oán hận và bi quan."
Việc xử lý những tình huống khủng khiếp, tồi tệ trong cuộc sống quả thực chẳng dễ dàng gì. Hầu hết chúng ta đều không biết bản thân phải giải quyết ra sao. Và thần dược hiệu quả nhất dành cho bạn khi gặp phải vấn đề này chính là lòng biết ơn.
Lòng biết ơn giống như ánh mặt trời ấm áp, sẽ sưởi ấm trái tim ta, đưa ta trở về với sự tỉnh táo, cũng như tái cân bằng các suy nghĩ của ta theo chiều hướng tích cực. Nhờ trạng thái tinh thần tích cực, ta mới có thể chữa lành vết thương để tiếp tục đối mặt với những thử thách tiếp theo có thể xảy đến trong cuộc sống.
Những cách giúp ta nuôi dưỡng lòng biết ơn
1. Dành một ít thời gian để chú ý đến những điều nhỏ nhặt mà bạn biết ơn, như cốc cà phê buổi sáng hoặc chiếc gối mà bạn nằm mỗi đêm.
2. Sự biết ơn không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn qua hành động đền đáp cho cộng đồng và bạn bè. Nếu bạn biết người đó, hãy giúp đỡ trực tiếp. Nếu bạn không biết người đó, hãy tiếp nối cử chỉ tốt đẹp của họ.
3. Hãy thường xuyên nói "cảm ơn", chẳng hạn như cảm ơn người bán cà phê, cảm ơn người giữ cửa cho bạn,... Việc nói ra lời cảm ơn có thể giúp bạn có được cảm giác biết ơn sâu sắc đối với cuộc sống.
4. Hãy viết ra 5 điều mà bạn biết ơn mỗi ngày. Đó có thể là những điều đơn giản như "ánh nắng ban mai", hoặc chuyện đại sự như "nhận được lời cầu hôn".
Halloween cùng biến hóa cuộc yêu để chuyện tình thêm thăng hoa Không khí đặc sắc và ma mị của lễ hội Halloween là một cơ hội để bạn "thêm lửa", tạo dấu ấn hẹn hò khác biệt cho chuyện tình yêu của mình. Biến hình với phiên bản quyến rũ, ma mị Halloween tất nhiên không thể thiếu những màn hóa trang với nhiều hình tượng từ ma mị đầy bí ẩn của phủ...