Phía sau chuyến lặn hải sâm trúng đậm 2,3 tỉ đồng
Chỉ một chuyến lặn hải sâm ở quần đảo Trường Sa vừa rồi, tàu lặn hải sâm do ông Lê Túc làm thuyền trưởng trúng 2,3 ti đồng. Nhưng phia sau nghề lặn hải sâm là “ lưỡi hái tử thần” luôn rình rập.
Một con hải sâm đươc Lê Túc giữ để… ngâm rượu.
“Nói thiệt với mấy ông, nếu ai hỏi đi biển thì làm nghề gì mau giàu. Tui nói là nghề lặn hải sâm!” – Thuyền trưởng tàu QNg 66 029 TS Lê Túc (44 tuổi), ở thôn Tây, xã An Hải – Lý Sơn, nhấn mạnh – “Nhưng cung không nghề gì nguy hiêm bằng lặn hải sâm. Trước khi ra biển là thấy cái chết, teo cơ chân, tay, nằm liệt giường… treo trước mắt ấy. Có điều, vì mưu sinh, anh em cứ lao đầu xuống biển”.
Suốt buổi chiều chạng vạng tối, hàn huyên trên manh chiếu trong ngôi nhà le lói ánh điện trên đất đảo, tôi nghe ông Lê Túc và những ngư dân ở đây kể ngàn lẻ một chuyện về biển, về cái nghề đối diện với “hà bá”.
“Một chuyến bằng một năm”
Thi rớt đại học, ông Túc đành bỏ mộng đèn sách quay về với đảo và theo cha ra biển kiếm cơm. Hai năm học việc quanh quẩn quanh bờ kiếm cá, tôm đắp đổi qua ngày. Mãi đến năm 1989, ông theo cac bâc cha chú ra Hoàng Sa đánh cá.
Lao động cật lực, màu da trắng của anh học trò thuở nào đã thay bằng màu đồng hun. Ấy là chưa kể còn đánh đổi cả mô hồi, nước mắt và cả máu nữa. Thê rôi thì năm 2003, ông Túc sắm được con tàu ra thẳng Hoàng Sa lặn hải sâm.
8 năm không phải dài, nhưng không phải là ngắn cho một đơi ngư dân hải hồ sóng gió, cũng có lúc Lê Túc và bạn chài “trúng mánh” hỉ hả, tiền vô như nước. “Nhưng chưa có bao giờ trúng mánh như đợt vừa rồi, cả thuyền tui đi một chuyến 2,3 ti đồng. 10 người trên tàu, ít thì 100 triệu đồng, nhiều 150 triệu. Cộng với hai phiên biển trước nữa, mỗi lao động trên tàu tui có trong tay non 200 triệu đồng. Mấy năm trước, mỗi năm ra biển năm phiên, dễ gì được vây”, ông Túc kể.
Tàu QNg 66 029 TS ra quần đảo Trường Sa vào 9/3 âm lịch (11/4). Mười ngày đầu tiên, tàu lặn hải sâm của ông chỉ được có hơn 100 con vú biển (hải sâm). Tưởng là như mọi phiên biển khác, ai ngờ ngày thứ 11, cả thuyền gặp “núi” hải sâm. Vậy là hơn một tháng rưỡi trên biển, ngày 26/4 âm lịch (28/5), tàu QNg 66 029 TS về đất liền, mang theo 1,5 tấn hải sâm.
Đối diện “lưỡi hái tử thần”
Ngư dân Lê Túc biết, người hành nghề lặn hải sâm cung co nhiêu kêt cuc bi thương. Với nghề lặn, an toàn trước hết là mặc bộ đồ lặn trước khi xuống biển, nhưng ngư dân Lý Sơn vốn “lỳ”, mặc ba cái đồ đó “chỉ thêm vướng víu tay chân”. Vì vậy, thợ lặn ở đây mỗi bận xuống biển là chỉ cột khoảng chục kg chì quanh bụng; mắt đeo kính lặn; tay cầm vợt, miệng ngậm dây hơi và đi vào lòng biển ở độ sâu 60 – 70m.
Video đang HOT
Cứ mỗi đợt lặn, ngư dân ở dưới nước khoảng 30 phút, nhưng người canh giờ ở trên phải theo dõi thật kỹ. Mỗi bận người dưới nước giật dây là kéo lên. Còn không, cứ 20 phút người trên tàu phải giật dây hơi một lần và đến 30 phút, người dưới nước có giật dây hay không, người ở trên cũng phải kéo lên.
Tuy nhiên, nếu khi xuống nước mất 20 phút lặn đến đáy biển thì khi kéo lên phải mất thời gian gấp 3 lần như vậy. Nghĩa là kéo lên phải chầm chậm, cứ 20 phút cho thợ lặn giảm áp giữa chừng một lần, mà suốt chặng đường từ khi kéo lên đến lúc ngoi lên mặt nước, phải giảm áp đến 3 lần như thế.
“Tất cả đều phải tuân theo như vậy, nếu không nhẹ thì bị chảy máu tai, điếc tai; nặng thì liệt tay, liệt chân và chết ngay khi chưa lên khỏi mặt nước” – một thợ lặn cho hay.
Khi lên thuyền rồi, thợ lặn không được ăn, hút thuốc và tắm liền bằng nước ngọt. Nghĩa là, những sinh hoạt chỉ được phép sau một giờ ra khỏi mặt nước.
Một điều mà thợ lặn luôn tuân thủ nữa là mỗi ngày, mỗi thợ lặn chỉ xuống nước hai chuyến, chuyến thứ nhất cách chuyến thứ hai 3 giờ đồng hồ. “Có khi lên thuyền rồi, thợ lặn có biểu hiện đau lưng, nhức mỏi là phai thả ngay xuống biển, ngay điểm mà thợ lặn giảm áp không đúng. Nhiều thợ lặn hải sâm chủ quan và bị chết là do giảm áp không đúng kiểu này”, ông Túc lắc đầu.
Vì làm nghề lặn hải sâm nguy hiểm như vậy nên số tàu thuyền trên đảo Lý Sơn cũng giảm dần qua từng năm. Đến nay, cả đảo Lý Sơn có trên 400 tàu thuyền, thì số tàu lặn hải sâm đếm không tới đầu ngón tay.
Những số phận hẩm hiu
Suốt 3 năm qua, anh Lộc nằm liệt một chố mọi sinh hoạt cá nhân đều do người vợ chăm sóc
Nghề lặn hải sâm trên đảo Lý Sơn, quả thật là xuống biển “ẵm” tiền, nhưng có biết bao người, cũng vì nghề này mà mãi mãi nằm lại biển khơi hoặc tàn phế suốt đời, gieo gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn Trần Ngọc Nguyên có lân noi với tôi: “Ở huyện Lý Sơn, mỗi năm chưa kể hàng chục vụ tai nạn khi lặn, thì hầu như năm nào cũng có vài ba mạng người chết thảm vì hải sâm”.
Gần nhất là vào ngày 9/5, anh Nguyễn Vinh (22 tuổi) ở thôn An Hải – Lý Sơn, khi lặn hải sâm ở độ sâu 50m ở vùng biển Hoàng Sa thì dây hơi bị gấp và chết ngạt dưới đáy biển. Đến ngày 13/5, thi thể ngư dân xấu số trên mới được đưa về an táng trên đảo Lý.
Nhưng trường hợp bi thương kể trên chỉ là một trong hàng loạt vụ lặn hải sâm bị tai nạn giữa chừng. Tôi đến nhà thợ lặn Trần Đình Lộc, 45 tuổi ở thôn Tây, xã An Hải. Nhìn cảnh nhà đơn chiếc, anh Lộc thì nằm chèo queo một mình, tật nguyền tại chỗ, ai cũng xót lòng. Anh lặn biển và bị tai nạn năm 2006, từ đó bao nhiêu của cải ra đi.
Từ khi anh bị tai nạn, bốn đứa con anh lâm vào cảnh lam lũ, hai đứa con lớn là Trần Đại Biển và Trần Đại Hên tuổi giờ suýt soát 18-20 nhưng đã nghỉ học, sớm đi biển đỡ đần cho mẹ nuôi hai đứa em theo đòi đèn sách. Anh Lộc chép miệng: “Cảnh như tui ở đảo này vài ba chục người chứ đâu phải ít”.
Theo Dân Trí
Có tình yêu, hận thù không là gì cả!
Người đời nhìn chị mà không khỏi cảm phục và lo lắng. Có người bảo, tội gì phải khổ thế, lúc sung túc và giàu sang thì anh ta bỏ chị, giờ nằm một chỗ rồi thì kệ đi. Nhưng với chị, vì yêu anh, chị bỏ qua mọi lỗi lầm mà mong anh khỏe mạnh...
Người đàn bà ấy gần 10 năm trời vẫn nhẫn nại dùng khăn ướt lau cho người chồng bại liệt, rồi thủ thỉ kể chuyện vui, chuyện nhà cửa và con cái, chuyện xóm làng từ ngày xửa, ngày xưa... cho người chồng gần như mất hết trí nhớ nghe mà nước mắt lưng tròng.
Chị Tuân chăm sóc chồng tận tình.
Qua ngày tháng, chị đã giúp anh thoát khỏi lưỡi hái tử thần, nhận thức được mình đang sống, đang được tha thứ, yêu thương như chưa bao giờ hơn thế. Tình yêu của chị giúp anh chồng từng "tham phú phụ bần" ấy hồi sinh từ cõi chết sau một tai nạn, tình yêu của chị làm người đời cảm động, ngợi khen, thán phục... tình yêu của chị được người đời ví von như chuyện "cổ tích" giữa đời thường.
Khi tình yêu chiến thắng hận thù
Chị là Nguyễn Thị Tuân, 56 tuổi, ở thôn Phú Sơn, Các Sơn, Tĩnh Gia, Thanh Hóa.
Chúng tôi đến thăm gia đình chị vào buổi chiều thu xứ Thanh. Bước vào nhà, chúng tôi đã được chứng kiến những cử chỉ, lời nói yêu thương của chị Tuân dành cho người chồng tàn tật tên Thỏa ngồi bất động trên chiếc xe lăn. Vừa tiếp chuyện chúng tôi, chị vừa để mắt tới anh Thỏa.
Chị kể, cách đây hơn tháng, do mải việc dưới sân, chiếc xe lăn bỗng lăn bánh tuột khỏi nền nhà xuống bậc tam cấp, anh bị ngã, phải khâu hơn 10 mũi trên đầu. Tai nạn đó làm chị phát hoảng sợ anh không qua khỏi, cũng may chỉ phải nằm viện gần tháng trời anh lại bình phục. Thế nên giờ chị chẳng dám lơ đễnh nữa. Thỉnh thoảng, chị lại chạy ra nơi anh ngồi kéo lại áo quần, rồi lấy khăn lau mồ hồi trên trán anh. Chị bảo, chăm chút cho anh còn khó hơn cả chăm sóc trẻ sơ sinh, không khéo một tí là anh giận dỗi. Còn việc ăn uống nữa, gần 10 năm rồi anh chỉ ăn cơm do chính chị nhai hoặc ăn cháo, mà phải nịnh như nịnh trẻ thì anh mới ăn. Rồi việc tắm rửa, vệ sinh... chị đều tự tay lo hết.
Mặc dù, người chồng trí thức ấy đã từng phản bội và coi thường người vợ chân quê như chị, nhưng trong trái tim chị, chưa bao giờ chị hết yêu anh. Kể cả khi anh Thỏa chạy theo người đàn bà khác, chị vẫn chờ, vẫn hy vọng một ngày anh sẽ trở về với mẹ con chị. Nhưng thật là trớ trêu, ngày anh trở về với chị cũng là ngày anh mất tất cả sau một vụ tai nạn giao thông. Chị Tuân chỉ nhận về người đàn ông "thực vật". Rất nhiều năm trời sau đó, anh vẫn mất trí nhớ, không nhận ra được chị và các con. Nhưng với sự kiên nhẫn, giúp anh bằng cả vật chất và tinh thần, chị đã giúp anh hồi sinh.
Chị Tuân kể rằng, anh lớn hơn chị 2 tuổi, lại học rất giỏi nên cả làng, cả vùng ai cũng quý mến. Cái thời còn chăn trâu, bắt bướm, anh là người xuất sắc, đẹp trai có tiếng nên nhiều cô gái làng thầm yêu, trộm nhớ. Thế nhưng, trong đám thôn nữ ấy, chị đẹp, nổi bật nhất và cũng là tâm điểm của nhiều chàng trai, trong đó có anh. Tình yêu từ thuở học trò theo chàng trai hết những năm học Đại học Y tại Hà Nội. Ra trường, anh về Thanh Hóa công tác và xin cưới chị, cho dù chị không thể học cao lên được, chỉ quanh quẩn bên đồng ruộng. Cuộc hôn nhân ấy đã dự báo những điều bất hạnh đến với chị, rằng anh ấy học cao, có tài, chẳng mấy chốc sẽ bị phố phường cuốn trôi không còn lối về với mẹ con chị. Chị bỏ qua những lời bàn tán và sinh cho anh 2 đứa con, một trai, một gái.
Những dự báo của người làng bắt đầu linh ứng, anh ít về làng, ít thăm con, bỏ mặc chị vật lộn với cuộc sống. Một ngày, chị nhận được tin anh lấy vợ hai, được thăng chức giám đốc bệnh viện lớn ở Thanh Hóa, anh sắm xe con, tậu nhà... rất khó gặp. Thỉnh thoảng anh có ghé về chớp nhoáng, cho con cái ít tiền rồi đi, bỏ mặc chị nước mắt lăn dài và những đêm dài cô quạnh. Chị đã từng hận anh, thương cho phận mình, nhưng vì hai con mà trong gần hai mươi năm vẫn nhẫn nại ở vậy nuôi con khôn lớn.
Tình yêu làm hồi sinh một người đàn ông phụ bạc
Nào ngờ, một ngày tháng 7-2002, chị nhận được tin anh bị tai nạn giao thông. Bỏ qua mọi hận thù, chị ra thăm anh, nhưng lúc này anh chẳng còn biết gì nữa. Trong cái ranh giới giữa sống và chết ấy chẳng còn chỗ cho sự hận thù.
Trong những ngày nằm viện, anh không thể nghe thấy, nhưng chị thương anh, muốn dùng tình cảm của mình để gợi lại ký ức của một người đang hôn mê, kéo anh khỏi bàn tay thần chết. Hoàn cảnh đó làm mọi người trong khắp các bệnh viện từ Trung ương đến địa phương đều cảm động. Nhưng, càng khâm phục đức hy sinh, tấm lòng vị tha cao cả của chị hơn khi biết rằng, người chồng đang nằm bất động đó đã từng phản bội, ruồng bỏ chị để chạy theo một người con gái là con một vị quan chức. Nhưng vụ tai nạn ôtô bất ngờ đã cướp đi của anh ta tất cả.
Chị lo có ngày nào đó anh tỉnh lại, chắc anh đau khổ lắm khi biết mình chẳng còn lành lặn, chẳng còn làm lãnh đạo, chẳng còn cô vợ thành phố trẻ trung xinh đẹp... Người đời nhìn chị mà không khỏi cảm phục và lo lắng. Lúc đó có người còn bảo, tội gì phải khổ thế, lúc sung túc và giàu sang thì anh ta bỏ chị, giờ nằm một chỗ rồi thì kệ đi. Nhưng với chị, vì yêu anh, chị bỏ qua mọi lỗi lầm mà mong anh khỏe mạnh.
Chị nói: "Trong đời sống còn rất nhiều người đàn bà chịu cảnh chia sẻ chồng cho người khác, họ cũng đang gặp không biết bao nhiêu bi kịch gia đình. Những người đàn bà đó cũng như tôi, đã từng trải qua bao nhiêu thiếu thốn, chắt chiu cho chồng ăn học thành tài, thậm chí hy sinh tất cả tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp của chồng. Nhưng lúc chồng thành công thì quên đi tình nghĩa hàn vi. Nhưng không vì thế mà hận thù, hoặc trả thù. Huống hồ trong hoàn cảnh này, anh chẳng còn ai chăm sóc ngoài tôi nữa". Và tấm lòng của chị được đền đáp, anh Thỏa đã tỉnh lại, đã dần dần nhận biết được người thân. Lúc anh nhận ra chị và các con, anh không nói được, hai hàng nước mắt rưng rưng...
Buổi chiều tiễn chúng tôi ra về, chị Tuân nói rằng, bây giờ chị chỉ ước có điều kiện đưa anh ra gặp Giáo sư Nguyễn Tài Thu ở Hà Nội để châm cứu giúp anh phục hồi và vận động được. Chị bảo, trước đây đã từng châm cứu một tháng, sức khỏe của anh phục hồi tốt, cơ bắp phát triển trở lại, nhưng vì điều kiện kinh tế khó khăn quá đành bỏ về. Chị chắt chiu từng đồng từ món tiền trợ cấp của anh và vài sào ruộng, nuôi lợn để đợi ngày đưa anh đi châm cứu.
Suy nghĩ về chị, tôi lại nhớ có ai đó từng nói: "Con người sinh ra không phải để tan biến đi như hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu lại trên mặt đất, in dấu lại trong trái tim người khác". Và chị Tuân, một người phụ nữ nông thôn có tình yêu lớn ấy đã làm được điều đó...
Theo ANTD
Thảm kịch gia đình của tử tù xin hiến xác Trong cơn ghen cuồng loạn, Nguyễn Văn Minh cầm dao chém vợ và hai con. Người vợ may mắn thoát khỏi lưỡi hái tử thần còn hai đứa trẻ vĩnh viễn nằm lại trong lòng đất. Thảm kịch gia đình bắt nguồn từ những canh bạc đỏ đen. Hơn một tuần đã trôi kể từ phiên tòa phúc thẩm xét xử Nguyễn Văn...