Phía sau chiến dịch tiêm chủng lớn nhất thế giới của Ấn Độ
Nỗ lực triển khai chiến dịch tiêm chủng lớn nhất thế giới, song Ấn Độ đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình cung cấp vaccine COVID-19 cho cả tỉ dân.
Trung tâm Y tế Cộng đồng Mathalput, địa điểm tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại bang Odisha Ảnh: Reuters
Trong cái lạnh buổi sớm, Reena Jani đi bộ đến con dốc dọc theo ngôi làng Pendajam hẻo lánh ở phía đông Ấn Độ. Sau đó, cô được một người hàng xóm chở xe máy 40 phút qua những sườn đồi quanh co đến Trung tâm Y tế Cộng đồng Mathalput, huyện Koraput, bang Odisha.
Có tên trong danh sách 100 nhân viên y tế tại trung tâm này, Jani, 34 tuổi, là một trong những người Ấn Độ đầu tiên được tiêm phòng COVID-19 vào đầu tháng 1, khi Ấn Độ triển khai chương trình tiêm chủng được cho là lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, nhiều tin đồn về tác dụng phụ nghiêm trọng của vaccine đã khiến Jani sợ hãi, nhưng cô cũng lo lắng về những điều có thể xảy ra nếu mắc COVID-19.
Loại vaccine mà cô Jani vừa tiêm đã được vận chuyển một quãng đường rất xa đến trung tâm y tế Mathalput. Vaccine được bảo quản lạnh suốt cả quãng đường dài 1700 km.
Xe vận chuyển vaccine Oxford/AstraZeneca đến Trung tâm Y tế Cộng đồng Mathalpur. Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Cho đến nay, Ấn Độ đã tiêm chủng cho 1,5 triệu người, chủ yếu là những nhân viên chủ chốt như Jani. Đây là giai đoạn đầu tiên của chương trình tiêm chủng mà nước này hy vọng sẽ bảo vệ 1,4 tỉ dân khỏi virus SARS-CoV-2. Song, kế hoạch tiêm chủng tại các khu vực có địa hình hiểm trở, thời tiết nóng vẫn chưa rõ có thành công hay không.
“Vấn đề sẽ bắt đầu từ giai đoạn thứ 3, khi Ấn Độ thực hiện tiêm chủng cho toàn bộ người dân. Đó sẽ là một thách thức thực sự”, Madhusudan Mishra, quan chức huyện Koraput nói.
Bên cạnh nguồn cung vaccine, Ấn Độ đang phải thuyết phục người dân đi tiêm phòng COVID-19. Các quan chức cho biết sự hoài nghi về tính an toàn và hiệu quả vaccine tại Ấn Độ là rất cao, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Khi nhiều thông tin sai lệch về vaccine xuất hiện trên các nền tảng xã hội và qua truyền miệng, giới chức lo ngại điều này có thể làm suy yếu nỗ lực tiêm chủng.
Tại bang Odisha, một nhân viên chính phủ tại trung tâm tiêm chủng đã lấy các lọ vaccine từ một chiếc tủ lạnh và cẩn thận đếm chúng, trước khi cho vào hộp cách nhiệt bảo quản vaccine trong nhiệt độ từ 2 – 8 độ C. Sau đó, vaccine sẽ được giao cho người lái xe kỳ cựu Lalu Porija của Sở y tế.
Phải lái xe xuyên đêm, Porija đã lái xe suốt 3 ngày trên một chặng đường dài để vận chuyển vaccine đến huyện Koraput. Gia súc, gạch vỡ, sương mù dày đặc trên đường đi và những khúc cua tay áo, khiến người lái xe vô cùng mệt mỏi.
Sau khi được vận chuyển thành công đến địa điểm tiêm chủng chính của huyện Koraput, các nhân viên y tế sẽ phải đếm, đóng gói số lượng nhỏ vaccine để tiếp tục đưa đến 5 điểm tiêm chủng của huyện, bao gồm cả Trung tâm Y tế Cộng đồng Mathalput cách đó khoảng 30 km.
Thùng bảo quản vaccine COVID-19. Ảnh: Reuters
Ấn Độ đã vạch ra kế hoạch tiêm chủng cho khoảng 300 triệu người vào tháng 7, 8.
Giai đoạn đầu tiên được triển khai vào đầu tháng 1, mục tiêu là chủng ngừa cho 10 triệu nhân viên y tế. Tiếp theo là 20 triệu nhân viên dịch vụ thiết yếu, và sau đó là 270 triệu người được cho có nguy cơ cao nhiễm virus SARS-CoV-2.
Ngoài ra, chương trình tiêm chủng không có lộ trình rõ ràng. Chính phủ cho biết bất kỳ người Ấn Độ nào muốn hoặc cần vaccine cũng sẽ được tiêm chủng.
Tại Koraput, một nhóm quan chức đã dành nhiều tháng để tự lên kế hoạch tiêm chủng COVID-19 cho địa phương. Theo Tiến sĩ Makaranda Beura, quan chức y tế hàng đầu của Koraput, phần lớn khu vực này không có Internet, họ đã phải chọn các điểm tiêm chủng có kết nối tốt để tiến hành các đợt tiêm chủng.
Còn ở những nơi phủ sóng di động còn kém, như làng Pendajam của Jani, nhân viên y tế sẽ được gọi đến các cuộc họp để thông báo về kế hoạch tiêm chủng.
Dù kế hoạch ban đầu đã gặp sự cố, khi một nền tảng kỹ thuật số tập trung triển khai và theo dõi chương trình tiêm chủng khổng lồ của Ấn Độ đã bị lỗi, nhưng các quan chức ở Koraput cho biết hệ thống vẫn đáp ứng nhu cầu cho hai giai đoạn tiêm chủng đầu tiên.
Trong đợt tiêm chủng thứ 3 lớn hơn nhiều, một số khu vực dự kiến sẽ triển khai toàn bộ lực lượng cảnh sát địa phương để quản lý đám đông. Giới chức cũng lên kế hoạch mua thêm xe để hỗ trợ nhân viên vận chuyển vaccine đến các khu vực xa xôi.
Sau khi nhiều bang không đạt chỉ tiêu tiêm chủng ban đầu, các nhà chức trách đã phải kêu gọi nhân viên tuyến đầu không nên từ chối tiêm vaccine. Tiến sĩ Tapas Rajan Behera, nhân viên y tế phụ trách Trung tâm Y tế Cộng đồng Mathalput, cho biết các nhà chức trách đang nỗ lực trấn an nhân viên y tế bớt lo lắng về sự an toàn của vaccine.
Giống như Jani, ban đầu cô còn do dự, nhưng cuối cùng cô đã được tiêm vaccine giúp cô chống lại COVID-19. Đây là một bước đi nhỏ trong sứ mệnh đánh bại đại dịch của Ấn Độ.
Chương trình tiêm chủng khổng lồ của Ấn Độ được triển khai trong bối cảnh số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 của nước này đã gần đạt mốc 11 triệu trường hợp và số ca tử vong vượt trên 153.000 người, tính đến ngày 26/1.
Ấn Độ đã phân phối 16,5 triệu liều vaccine cho các bang và vùng lãnh thổ. Trước đó, nước này đã phê duyệt 2 loại vaccine, một loại do AstraZeneca và Đại học Oxford phát triển và một loại do công ty địa phương Bharat Biotech phát triển.
Ông Biden chọn nữ Thượng nghị sỹ Kamala Harris làm liên danh tranh cử
Ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ Mỹ Joe Biden ngày 11/8 đã thông báo liên danh tranh cử của mình là Thượng nghị sỹ Kamala Harris.
Trong thông báo lựa chọn bà Harris ngày 11/8, cựu Phó Tổng thống Joe Biden cho rằng bà Harris là một trong những người phục vụ công chúng tốt nhất của đất nước. Trong khi đó, nhóm vận động tranh cử của ông Biden thông báo, bộ đôi này sẽ cùng xuất hiện ngày 12/8 nhằm tuyên bố cùng tranh cử dưới tôn chỉ đấu tranh cho các gia đình người lao động nhằm đưa nước Mỹ tiến lên phía trước.
Thượng nghị sỹ Kamala Harris từng là một trong những đối thủ của ông Biden trong cuộc chạy đua giành suất đề cử chính thức của đảng Dân chủ. Bà Harris đã trở thành người phụ nữ da màu đầu tiên được lựa chọn làm ứng cử viên phó Tổng thống Mỹ.
Bà Harris, 55 tuổi, sinh ra trong một gia đình có bố mẹ gốc Ấn Độ và Jamaica. Bà Harris từng là một ngôi sao mới nổi trong đảng Dân chủ kể từ khi được bầu vào Thượng viện năm 2016 và tuyên bố ra tranh cử năm 2019. Là một phụ nữ da màu, từng là ứng cử viên chính cho suất đề cử của đảng Dân chủ và khá cấp tiến, nhưng không có quan điểm cực đoan về các vấn đề chính sách quan trọng như chăm sóc sức khỏe và biến đổi khí hậu, bà Harris được xem là có vị trí độc đáo để tạo ra mức độ nhiệt tình và phấn khích trong nội bộ đảng Dân chủ mà ông Biden cần.
Liên hợp quốc bày tỏ sẵn sàng giúp đỡ các nước châu Á bị lũ lụt nghiêm trọng Liên hợp quốc ngày 11/8 đã đánh giá về tình trạng lũ lụt nghiêm trọng ở các nước châu Á như Bangladesh, Triều Tiên và Ấn Độ, đồng thời bày tỏ sẵn sàng giúp đỡ các nước này. Người dân di chuyển qua khu vực ngập lụt sau mưa lớn tại Muzaffarpur, bang Bihar, Ấn Độ ngày 26/7/2020. Ảnh: THX/TTXVN Theo phóng viên...