Phía sau các hãng di động giá rẻ Trung Quốc
Sự phát triển mạnh mẽ các thương hiệu di động tại Trung Quốc đã kéo theo việc ra đời của hàng loạt công ty gia công sản phẩm công nghệ cao.
Trung tâm nghiên cứu và phát triển thuộc sở hữu của tập đoàn Wingtech Communications đặt tại thành phố Thượng Hải. Đây là đơn vị gia công hàng loạt thương hiệu smartphone giá rẻ như: Xiaomi, Huawei, Meizu của Trung Quốc hay Micromax của Ấn Độ.
Trung tâm nghiên cứu và phát triển của Wingtech. Ảnh: WSJ.
Thị trường smartphone tại Trung Quốc đã thay đổi nhiều trong vài năm trở lại đây. Các thương hiệu nội địa Trung Quốc phát triển mạnh vươn xa khỏi thị trường trong nước. Cạnh tranh cả với những tên tuổi lớn như Apple, Samsung.
Hệ thống phụ trợ cho ngành công nghiệp sản xuất điện thoại di động ở Trung Quốc phát triển mạnh trong những năm qua. Chất lượng của những nhà cung cấp như: Wingtech, Shanghai Huaqin Telecom Technology và Longcheer Holdings đã giúp các thương hiệu Trung Quốc thu hẹp khoảng cách về công nghệ với các nhà sản xuất toàn cầu, trong khi vẫn có thế mạnh cạnh tranh về giá cả.
Các thương hiệu toàn cầu như Apple vẫn đặt nhà máy sản xuất smartphone của mình tại Trung Quốc nhưng lại phụ thuộc nhiều vào các nhà thầu đến từ Đài Loan như Foxconn và hàng loạt các nhà cung ứng quốc tế khác.
Điều này là lý do làm các sản phẩm bị đội giá khiến những thương hiệu lớn khó có thể cạnh tranh với smartphone giá rẻ của Trung Quốc. Tại các thị trường mới như Ấn Độ và Trung Quốc, chuỗi cung ứng như tập đoàn Wingtech đang len lỏi và dần chiếm ưu thế về thị phần thiết bị đến cung ứng nguyên liệu.
Wingtech nổi lên từ năm 2006 với vai trò của một nhà thiết kế độc lập, họ có khả năng thiết kế điện thoại. Các khách hàng lớn chỉ cần đến lựa chọn thiết kế và đóng logo của mình lên chúng. Công ty mở rộng vào năm 2008 với một nhà máy riêng với quy trình khép kín từ thiết kế, chế tạo, thử nghiệm sản phẩm,… Trong quá trình này, Wingtech đã thu hẹp dần khách hàng từ vài trăm xuống chỉ còn vài thương hiệu lớn nhất của Trung Quốc và Ấn Độ.
Video đang HOT
Deng Anming, quản lý chiến lược của Wingtech cho biết: “Chúng tôi không giống như Foxconn. Giá trị cốt lỗi của Wingtech nằm ở khả năng sáng tạo, nghiên cứu và thiết kế sản phẩm”.
Việc tập trung vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm đã giúp Wingtech có sức mạnh đáng gờm. Ảnh: WSJ.
Khi được hỏi về mối quan hệ của mình với Wingtech, Meizu khẳng định sự cạnh tranh về giá của nhà cung cấp này. Nhưng Xiaomi, Huawei và Lenovo từ chối bình luận còn Micromax không phản hồi về câu hỏi.
Ngay lúc này, thị trường di động thông minh ở Trung Quốc đã bắt đầu bão hòa, các nhà cung cấp như Wingtech cạnh tranh ngày một khốc liệt. Họ chấp nhận hạ thấp biên độ lợi để nhận được những đơn hàng lớn từ các hãng sản xuất.
Ranh giới giữa lỗ và lãi rất mong manh, Deng nói công ty chỉ ký những hợp đồng lớn với khách hàng cung như thẩm định rằng sản phẩm này ra thị trường sẽ trở thành bom tấn. Điều này sẽ giúp Wingtech cắt giảm chi phí sản xuất cũng như tăng lợi nhuận. Công ty có lợi nhuận ròng vào khoảng 14,6 triệu USD trong năm 2014 theo như niêm yết của Công ty bất động sản Trung Quốc (công ty mẹ) trên sàn chứng khoán.
Không như Foxconn với những bê bối về đời sống công nhân và điều kiện làm việc ở khắp mặt báo. Wingtech tỏ ra khá kín kẽ với giới truyền thông, duy chỉ có tờ China Real Time được thăm quan nhà máy ở Thượng Hải. Tuy nhiên, công ty không cho phép phóng viên chụp ảnh với lý do bảo mật cho khác hàng.
Như hầu hết các nhà cung cấp khác, Wingtech làm tất cả mọi khâu để giúp khách hàng cắt giảm chi phí. Với 600 nhân công tại trụ sở Thượng Hải, hầu hết là kỹ sư trẻ tuổi, chỉ cần 6 tháng để công ty phát triển một chiếc smartphone.
Mọi thứ được làm trong một quy trình khép kín, từ khâu thiết kế, thử nghiệm sản phẩm đến lắp ráp. Dây chuyền thử nghiệm của Wingtech trị giá 2 triệu USD được ví như show truyền hình American Ninja Warrior cho smartphone. Điện thoại sẽ được kết nối với một máy tính đóng, mở ứng dụng trong nhiều giờ để kiểm tra độ ổn định, các thử nghiệm về màn hình, áp suất, nhiệt, độ ẩm, cường độ tín hiệu,… Sau khi hoàn tất, thiết bị sẽ được đưa vào sản xuất hàng loạt.
Kỹ sư của Wingtech đang thử nghiệm chất lượng cuộc gọi. Ảnh: WSJ.
Nhà máy sản xuất của Wingtech nằm cách trung tâm nghiên cứu một giờ xe chạy. Nằm trong một khu công nghiệp ngoại ô thành phố Thượng Hải. 9.000 lao động sống trong khu nhà được xây riêng với đầy đủ các tiện ích như rạp chiếu phim, cafe Internet, khu vui chơi giải trí.
Dây chuyền sản xuất ở đây khép kín, tự động hóa cao, robot được dùng để kiểm tra chất lượng của các thành phần trước khi chuyển xuống cho công nhân lắp rắp, đóng gói và xuất xưởng. Tuy nhiên nhà máy này chỉ có công suất 2,5 triệu thiết bị mỗi tháng. Wingtech vẫn phải thuê gia công bên ngoài khi nhận được các đơn đặt hàng lớn.
Mặc dù ngành sản xuất smartphone tại Trung Quốc bắt đầu có dấu hiệu chững lại nhưng ông Deng vẫn lạc quan khi các thương hiệu trong nước dần mở rộng hoạt động ra quốc tế. “Ngành công nghiệp di động của Trung Quốc đang bước vào kỷ nguyên vàng”, ông nói.
Trần Tiến
Theo Zing
Smartphone Trung Quốc bị tưởng nhầm là iPhone 7
Hình ảnh rò rỉ của mẫu Meizu Pro 6 khiến nhiều trang công nghệ tưởng nhầm là thiết kế điện thoại đời mới của Apple.
Meizu khẳng định đây là smartphone của hãng chứ không phải iPhone 7.
Theo thông lệ, phải đến tháng 9 Apple mới giới thiệu iPhone 7 nhưng tin đồn về sản phẩm này đã xuất hiện liên tục. Smartphone thế hệ tiếp theo của công ty công nghệ Mỹ được cho là có thiết kế ăng-ten mới, giúp máy trông liền mạch hơn. Một hình ảnh xuất hiện trên mạng xã hội Weibo tuần qua đã mô tả đúng đặc điểm này, khiến nhiều người tin rằng đó là iPhone 7.
Tuy nhiên theo ông Li Nan, phó chủ tịch sản xuất của Meizu, bức hình lan truyền với tốc độ rất nhanh kia thực chất là chụp mẫu Meizu Pro 6 mà hãng sắp phát hành. Để khẳng định thêm, đại diện công ty điện thoại Trung Quốc tung thêm ảnh về sản phẩm này, trùng khớp thông tin với hình rò rỉ bị tưởng nhầm là iPhone 7.
Bản kế nhiệm cho iPhone 6s được cho là có khung máy không đổi, nhưng dải nhựa ở mặt sau đẩy sát ra hai cạnh. Tin đồn cho rằng thiết bị sẽ lược bỏ giắc tai nghe 3,5 mm để gộp chung vào cổng Lightning, thiết kế mỏng hơn 1 mm so với thế hệ hiện nay. Riêng với mẫu phablet iPhone 7 Plus sẽ sở hữu camera kép ở mặt sau.
Apple có thể phát hành iPhone 7 với phiên bản bộ nhớ trong 256 GB, cao gấp đôi so với bản cao nhất hiện nay. Nhưng chưa rõ liệu hãng có "khai tử" iPhone dung lượng 16 GB hay không, trong khi các điện thoại Android cao cấp hiện nay đều có bộ nhớ trong từ 32 GB.
Meizu tung thêm ảnh về smartphone mới của hãng.
Ảnh dựng iPhone 7 dựa trên tin đồn.
Bảo Anh
Theo VNE
5 smartphone Trung Quốc cạnh tranh cùng Apple, Samsung Có giá rẻ gần nửa, nhưng những smartphone của Xiaomi, Huawei hay Meizu được trang bị cấu hình, tính năng như những model cao cấp của Apple, Samsung hay HTC, LG. Xiaomi Mi 5 Điểm nổi bật ở Xiaomi Mi 5 là "cấu hình khủng - giá rẻ" khi được trang bị chip Snapdragon 820 với RAM 3GB hoặc 4GB. Camera 16 megapixel...