Phía Hari Won chính thức lên tiếng về vụ thương hiệu giày nợ lương nhân viên
Nhạc sĩ Đằng Phương – quản lý cũ của Hari Won đã lên tiếng về vụ việc thương hiệu giày do nữ ca sĩ đại diện bị tố nợ lương trên trang cá nhân.
Hôm qua (22/11), thông tin công ty giày Talaha do Hari Won làm chủ đang rơi vào tình trạng khó khăn và nợ lương nhân viên đã khiến dư luận xôn xao. Một ngày sau khi vụ việc xảy ra, nhạc sĩ Đằng Phương – quản lý cũ của Hari Won đã thay mặt cô lên tiếng trên trang fanpage chính thức của giọng ca Anh cứ đi đi, để giải thích rõ vai trò và trách nhiệm của Hari Won với Talaha.
Phía Hari Won đã lên tiếng sau khi lùm xùm nổ ra
Video đang HOT
Là người cùng với Hari Won xem xét và đặt bút ký vào hợp đồng hợp tác với thương hiệu giày Talaha, nhạc sĩ Đằng Phương cho hay Hari Won chỉ có 1 cổ phần nhỏ trong Talaha, tức là cô chỉ là một cổ đông của công ty giày này. Thậm chí đến hiện tại, phía Hari Won vẫn chưa hoàn tất thủ tục để trở thành cổ đông chính thức của Talaha. Vì vậy, nữ ca sĩ hoàn toàn không có trách nhiệm gì đến công tác quản lý, điều hành, doanh số của thương hiệu Talaha mà sẽ do đội ngũ giám đốc của Talaha chịu trách nhiệm.
Quản lý cũ của Hari Won khẳng định anh và nữ ca sĩ mong muốn giúp đỡ Tahala vượt qua khó khăn
Hari Won là đại diện thương hiệu của Talaha, nên Talaha được phép sử dụng hình ảnh của cô cho việc quảng bá thương hiệu. Hari Won chỉ có trách nhiệm làm đại diện thương hiệu, và hiện tại cô vẫn làm tốt vai trò này.
Quản lý cũ của Hari Won cũng chia sẻ vì hiểu rằng mỗi doanh nghiệp đều có những thời điểm khó khăn nhất định, vậy nên anh và Hari Won mong muốn được giúp đỡ Talaha vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Theo Tuệ Anh / Trí Thức Trẻ
Một huyện ở Cà Mau nợ giáo viên trên 24 tỷ đồng
Ngoài nợ tiền nâng lương giáo viên hợp đồng và tiền thâm niên cho cán bộ, ngành giáo dục Thới Bình (Cà Mau) còn không có tiền cho hàng chục thí sinh thi đậu viên chức.
Chiều 10/8, Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Thới Bình gửi công văn đến UBND huyện và Phòng Tài chính kế hoạch để báo cáo về tình hình nợ lương giáo viên 6 tháng đầu năm 2016. Công văn do Trưởng phòng Huỳnh Thanh Hận ký, nêu số nợ trên 24,6 tỷ đồng.
Huyện Thới Bình cần ngân sách tỉnh Cà Mau hỗ trợ 18,5 tỷ đồng để trả nợ giáo viên. Ảnh: Việt Tường.
Trong đó, nợ nâng lương 18 thí sinh thi đậu viên chức (2 đợt 2015, 1 đợt 2016) 8,1 tỷ đồng; nợ tiền thâm niên của cán bộ trên 10,8 tỷ; nâng lương giáo viên hợp đồng (từ 85% lên 100%) trên 3,6 tỷ đồng...
"Trong các khoản nợ, huyện cân đối được 2 khoản, cần sự hỗ trợ từ ngân sách tỉnh 18,5 tỷ đồng (làm tròn)", báo cáo của Phòng Giáo dục - Đào tạo Thới Bình nêu.
Đây không phải lần đầu tiên ngành giáo dục Thới Bình nợ lương giáo viên. Một năm trước, Thới Bình nợ giáo viên trên 17,2 tỷ đồng. Trong đó, nợ chế độ phụ cấp ưu đãi và thu hút giáo viên về xã Hồ Thị Kỷ (gần 1,8 tỷ đồng), chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo (hơn 7,1 tỷ), nâng lương cho giáo viên từ 85% lên 100% (4,8 tỷ), trợ cấp thôi việc (gần 500 triệu) và 30% BHYT cho học sinh (3 tỷ).
Theo Zing
Bệnh viện nợ 8 tháng lương cam kết huy động hai tỷ đồng trong một tuần Hơn 100 nhân viên tại một bệnh viện ở Nghệ An đồng loạt nghỉ việc từ chiều 31/7 vì bị nợ lương nhiều tháng. Chiều 3/8, ông Hoàng Văn Hảo, Phó giám đốc Sở Y tế Nghệ An cho biết Bệnh viện đa khoa Thành An - Sài Gòn (Nghệ An) đã hoạt động trở lại sau hai ngày "tê liệt". Theo đó,...