Phí tin nhắn ngân hàng tăng ’sốc’ 55.000-77.000 đồng/tháng, người dùng than ‘bị cắt cổ’
Nhiều người dùng dịch vụ tin nhắn thông báo số dư ( SMS Banking) của Ngân hàng Vietcombank đã té ngửa khi bị trừ phí tháng 1-2022 với mức phí tăng gấp 5-7 lần so với tháng trước, có nhiều trường hợp bị thu 55.000-77.000 đồng/tháng.
Từ mức 11.000 đồng/tháng trước đây, mức phí mà chị Vân (Bình Thạnh, TP.HCM) phải nộp đã tăng 5 lần, lên 55.000 đồng – Ảnh chụp màn hình
Chị Vân (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) cho biết chiều 19-2 chị nhận tin nhắn trừ phí dịch vụ SMS Banking tháng 1-2022 từ Ngân hàng Vietcombank với mức phí 55.000 đồng kèm ghi chú (78).
“Tôi không tin vào mắt mình vì phí SMS Banking của tháng trước chỉ 11.000 đồng trong khi tháng này tăng gấp 5 lần. Tôi cũng đoán con số 78 mà ngân hàng ghi chú là 78 tin nhắn. Như vậy giá mỗi tin nhắn lên đến 705 đồng (đã bao gồm thuế VAT). Theo tôi, mức phí này quá cao”, chị Vân nói.
Chị Phương (bán hàng online) cho biết chị sử dụng dịch vụ SMS Banking của Vietcombank nhiều năm qua. Trước đây ngân hàng thu phí trên từng giao dịch chuyển khoản, còn phí thông báo số dư thu theo tháng. Sau đó ngân hàng cho đăng ký theo gói và nếu khách hàng thỏa điều kiện sẽ được miễn phí chuyển khoản nhưng vẫn thu phí SMS Banking với mức 11.000 đồng/tháng.
“Bỗng nhiên tháng này tôi bị thu đến 77.000 đồng, gấp 7 lần so với tháng trước. Tôi đã gọi lên tổng đài Vietcombank và được trả lời là ngân hàng mới thay đổi chính sách từ đầu năm nay. Theo đó, thay vì thu theo gói là 11.000 đồng/tháng thì ngân hàng áp dụng phí dịch vụ ngân hàng qua tin nhắn SMS theo số lượng tin nhắn trong tháng.
Cụ thể, nếu số lượng tin nhắn SMS qua tài khoản của khách hàng dưới 20 tin, phí là 10.000 đồng/tháng/số điện thoại (chưa tính VAT) và sẽ tăng dần. Mức phí SMS cao nhất là 70.000 đồng/tháng nếu từ 100 tin nhắn trở lên”, chị Phương bức xúc.
Video đang HOT
Người dùng kêu trời sau khi nhận tin nhắn thu phí từ Vietcombank – Ảnh chụp màn hình
Sau đó chị Phương lục lại tin nhắn đã nhận từ ngân hàng thì phát hiện có 1 tin nhắn mà ngân hàng gửi vào ngày 31-12-2021 với nội dung: “Vietcombank thay doi phi SMS CHU DONG tu 1-1-2022. Quy khach co the lua chon nhan thong bao so du qua App VCB Digibank MIEN PHI. Chi tiet https://bit.ly/VCBSMS “.
“Do tin nhắn gửi đến ngay thời điểm cuối năm bận rộn, lại quá ngắn gọn nên tôi không kịp xem và cũng không ngờ mức phí sau khi thay đổi lại cắt cổ như vậy”, chị Phương bức xúc.
Bảng giá dịch vụ SMS Banking của Ngân hàng Vietcombank áp dụng từ tháng 1-2022 – Ảnh chụp màn hình
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, sau khi Ngân hàng Vietcombank thu phí SMS Banking tháng 1, trên mạng xã hội và trên khắp các diễn đàn liên tục xôn xao vì mức phí quá cao. Trên diễn đàn Người Đồng Nai có người đã đặt câu hỏi: “Anh em ai xài Vietcombank có ai bị trừ phí cao bất ngờ hôm nay không? Tớ vừa bị trừ tận 77.000 đồng”. Trên các diễn đàn khác là hàng loạt lời cảm thán: “Có ai nhìn tiền thu phí SMS Banking mà muốn xỉu như tôi không. Hẳn 55-77K”.
Kèm theo đó là hướng dẫn hủy tin nhắn SMS Banking và thay vào đó chỉ lựa chọn thông báo số dư qua app. Một số người còn tuyên bố sẽ chuyển sang dùng dịch vụ của các ngân hàng khác.
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, cuối năm 2021, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) gửi email cho khách hàng thông báo giảm toàn bộ phí dịch vụ trên ứng dụng ngân hàng số như phí duy trì tài khoản, phí chuyển tiền… Tuy nhiên, ngân hàng này cũng đồng thời tăng phí SMS Banking từ 11.000 đồng/tháng lên 11.000-77.000 đồng/tháng tùy số lượng tin nhắn.
Cụ thể, nếu số lượng tin nhắn trong tháng dưới 20 tin, Vietcombank thu phí 11.000 đồng/tháng; từ 20 đến dưới 50 tin nhắn là 27.500 đồng/tháng; từ 50 đến dưới 100 tin là 55.000 đồng/tháng; từ 100 tin nhắn trở lên là 77.000 đồng/tháng. Như vậy nếu tính cả năm người dùng có thể phải đóng phí tin nhắn SMS cao nhất lên tới 924.000 đồng.
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) cũng thông báo thu phí SMS Banking theo số lượng tin nhắn. Theo đó, với 0-15 tin nhắn/tháng, ngân hàng thu phí 9.900 đồng; từ 16-50 tin nhắn/tháng thu phí 33.000 đồng; từ 51-100 tin nhắn/tháng, BIDV thu phí 60.500 đồng và từ 100 SMS/tháng thu phí 77.000 đồng.
Tại Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), phí SMS Banking được tính theo số lượng: 0-15 tin nhắn/tháng phí 13.200 đồng, 16-30 tin nhắn/tháng phí 19.800 đồng, 31-60 tin nhắn/tháng phí 44.000 đồng, trên 61 tin nhắn/tháng 82.500 đồng. Như vậy mức thu cao nhất có thể lên đến 1.022.000 đồng/năm.
Sacombank cũng miễn phí gửi thông báo biến động số dư tài khoản thanh toán của khách hàng qua ứng dụng Sacombank Pay, trong khi tiếp tục thu phí dịch vụ SMS Banking 10.000 đồng/tháng chưa gồm thuế GTGT.
Từ đầu năm 2022, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cũng áp dụng chính sách ngưng SMS thông báo giao dịch thẻ từ 100.000 đồng và chuyển sang hình thức thông báo qua email.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại diện một số ngân hàng cho biết hiện nay các ngân hàng chuyển sang tin nhắn qua app ngân hàng để thuận tiện cho khách hàng khi giao dịch qua app, tiết kiệm chi phí và cũng bảo mật hơn, hạn chế tin nhắn giả mạo.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, nguyên nhân chính sâu xa dẫn đến việc các ngân hàng thay đổi chính sách thu phí này là do nhà mạng neo phí tin nhắn quá cao và không “triệt” được nạn tin nhắn mạo danh ngân hàng.
Hơn một năm qua, các ngân hàng đã thông qua Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam nhiều lần gửi kiến nghị nhưng nhà mạng quyết không giảm phí tin nhắn.
ACB chuẩn bị họp cổ đông bàn chuyện chia cổ tức và tăng vốn
Ngân hàng vừa thông báo về việc chốt danh sách cổ đông để tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2022.
Cụ thể, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB - Mã: ACB) vừa thông báo 4/3 là ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền tham dự Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022. Tương ứng ngày giao dịch không hưởng quyền là 3/3.
Theo đó, Đại hội năm nay sẽ được tổ chức vào thứ Sáu ngày 7/4/2022 tại khách sạn Sheraton Sài Gòn, 88 Đồng Khởi, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP HCM.
Cuộc họp nhằm thông qua các tờ trình như: Báo cáo của Ban Quản trị, Ban Kiểm soát, phương án phân phối lợi nhuận năm 2021; kế hoạch lợi nhuận 2022; Tờ trình về phương án tăng vốn điều lệ bằng cổ phiếu, phương án phát hành, đăng ký bổ sung và niêm yết bổ sung cổ phiếu;...
Về kết quả kinh doanh ACB, lợi nhuận trước thuế năm 2021 đạt xấp xỉ 12.000 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2020 và vượt 13% kế hoạch năm.
Tại thời điểm 31/12/2021, tổng tài sản của ACB đạt 527.770 tỷ đồng, tăng 18,7% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 16,2% lên 361.913 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay ở mức 0,77%.
Về nguồn vốn, số dư tiền gửi khách hàng trong kỳ tăng 7,6% lên 379.921 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi không kỳ hạn (CASA) chiếm 94.329 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ CASA là 25%; tiền gửi có kỳ hạn và tiết kiệm chiếm 283.173 tỷ đồng.
Tỷ giá USD hôm nay 3/2: Tăng trở lại khi số liệu kinh tế không mấy sáng sủa được công bố Công ty nghiên cứu ADP cho biết số việc làm tư nhân trong nền kinh tế Mỹ giảm 301.000 trong tháng 1. Sáng ngày 3/2 theo giờ Việt Nam, trên thị trường quốc tế, USD Index đạt 96.040 điểm, tăng 0.055 điểm, tương đương tăng 0.06%. Tỷ giá USD tăng trở lại khi thông tin không mấy tích cực về việc làm của...