Phi thuyền NASA bị tuột hạt vật chất từ tiểu hành tinh
Osiris-Rex để tuột mất các hạt vật chất thu được từ tiểu hành tinh Bennu và các nhà khoa học của NASA đang cố gắng khắc phục vấn đề.
Phi thuyền Osiris-Rex đáp xuống tiểu hành tinh Bennu cách Trái Đất 328 triệu km hôm 20/10.
Trong quá trình thu thập mẫu vật chất, cánh tay robot của Osiris-Rex đã thọc quá sâu xuống bề mặt của tiểu hành tinh, khiến đất đá bị kẹt ở miệng gầu múc và làm nắp của gầu múc này không thể đóng chặt.
Do đó, các hạt vật chất đang thoát khỏi gầu múc, và các nhà khoa học của NASA đang cố gắng để giảm thiểu tối đa sự mất mát này. Cả đội đã nỗ lực để đưa gầu múc vào một khoang trong phi thuyền để có thể đưa những gì trong đó trở về Trái Đất.
“Thời gian là điều cốt yếu vào lúc này”, ông Thomas Zurbuchen, người đứng đầu các sứ mệnh khoa học của NASA, cho biết.
Video đang HOT
Vật chất bắn ra sau khi cánh tay robot của Osiris-Rex lướt qua tiểu hành tinh Bennu. Ảnh: AP.
Khi tàu Osiris-Rex rời khỏi Bennu, có thể nhìn thấy một đám mây nhỏ gồm các hạt vật chất bao quanh nó. Theo ông Dante Lauretta, nhà khoa học đứng đầu sứ mệnh lần này, tình hình đã ổn định trở lại sau khi cánh tay robot ngừng chuyển động.
Yêu cầu của sứ mệnh lần này – với kinh phí hơn 800 triệu USD – là đem về Trái Đất ít nhất 60 gram vật chất. Những vật liệu giàu carbon thu thập được trên tiểu hành tinh Bennu sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về cách các hành tinh được hình thành, cũng như về nguồn gốc sự sống trên Trái Đất. Và nhiệm vụ hôm 20/10 đã thu được nhiều vật chất hơn so với dự tính để đem về Trái Đất – hàng trăm gram vật chất.
Được bắt đầu vào năm 2016, Osiris-Rex là sứ mệnh thu thập vật chất từ tiểu hành tinh đầu tiên của NASA. Phi thuyền đã tiếp cận Bennu từ cuối năm 2018 và dành cả năm để nghiên cứu tìm bãi đáp thích hợp. NASA chọn Nightingale, một trong bốn bãi đáp dự kiến, để tiến hành nhiệm vụ thu thập mẫu.
Dù có thu thập được vật chất hay không, tàu Osiris-Rex cũng sẽ rời khỏi Bennu vào tháng 3 năm sau và dự kiến trở lại Trái Đất vào năm 2023.
Một tiểu hành tinh thuộc nhóm Apollo đang lao về hướng Trái đất
Tiểu hành tinh có kích thước gần 500m đang di chuyển với tốc độ cực nhanh về phía Trái đất, và dự kiến sẽ đến gần hành tinh chúng ta vào ngày 7.5, theo Trung tâm Nghiên cứu các Vật thể cận Trái đất của NASA.
Một tiểu hành tinh thuộc gia đình Apollo UNIVERSE TODAY
Theo trang cneos.jpl.nasa.gov của Trung tâm Nghiên cứu các Vật thể Cận Trái đất thuộc NASA, tiểu hành tinh trên được đặt tên 2009 XO, hoặc 438908.
NASA liệt 2009 XO vào dạng đối tượng "có thể gây nguy hiểm" cho Trái đất, vì nó thuộc về gia đình Apollo, chỉ nhóm các tiểu hành tinh có quỹ đạo cắt ngang quỹ đạo của địa cầu.
2009 XO sẽ di chuyển với tốc độ 12.700 m/giây khi lao đến điểm cách Trái đất 3.393.570 km vào ngày 7.5.
Khoảng cách này tương đương với 0,02 đơn vị thiên văn (tức khoảng cách xấp xỉ bằng khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời), và NASA vẫn xem đây là khoảng cách "gần" và "có thể gây nguy hiểm" cho địa cầu.
Tiểu hành tinh trên mất 926 ngày để hoàn tất quỹ đạo quanh mặt trời, và điểm gần nhất giữa 2009 XO - mặt trời là 127,5 triệu km.
Các tiểu hành tinh Apollo thường trải qua đa số thời gian nằm ngoài quỹ đạo của địa cầu, nhưng một số thành viên của nhóm này vẫn được NASA quan sát kỹ lưỡng vì quỹ đạo của chúng giao với quỹ đạo của Trái đất.
NASA công bố hình ảnh thu thập mẫu vật trên tiểu hành tinh Bennu Tàu vũ trụ OSIRIS-REx của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa lần đầu tiên hạ cánh xuống tiểu hành tinh Bennu gần Trái Đất. Hình ảnh minh họa của NASA cho thấy tàu đang tiếp cận tiểu hành tinh. Mẫu vật được thu thập bởi tàu này sẽ được đưa về Trái Đất vào năm 2023. Sau khi hạ...