Phí kiều hối cao làm lao động nhập cư toàn cầu ‘mất’ 25 tỷ USD/năm
Các tổ chức tài chính đang chịu sức ép sau khi báo cáo mới đây của Tổ chức Văn hóa, khoa học và giáo dục thuộc Liên hợp quốc (UNESCO) cho thấy phí gửi tiền tới một số quốc gia quá cao.
Một số dịch vụ chuyển tiền tại châu Phi lấy mức phí trên 20% và vẫn rất nhiều người sẵn sàng chuyển tiền thông qua các dịch vụ này. Điều đó có nghĩa là những gia đình tại các quốc gia nghèo nhất thế giới đang cần tới sự hỗ trợ để giảm mức phí quá cao này.
Kiều hối do những người lao động nhập cư đang sinh sống tại các nước phát triển là nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ gia đình ở châu Phi, châu Á và Mỹ Latinh. Khoản tiền này có thể giúp nhiều gia đình thoát nghèo bằng việc cung cấp sự ổn định tài chính.
Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, tổng lượng kiều hối được chuyển về quê nhà trên toàn cầu trong năm 2017 lên tới 613 tỷ USD, cao hơn nhiều so với số tiền viện trợ phát triển chính thức, chủ yếu là tới các nước thu nhập thấp và trung bình. Tại một số quốc gia như Kyrgyzstan, Nepal và Liberia, kiều hối chiếm hơn 25% GDP quốc gia. Tuy nhiên, theo báo cáo giáo dục toàn cầu 2019 của UNESCO, chi phí chuyển tiền hiện vẫn cao, trung bình khoảng 7% trong tổng số tiền được gửi.
Các nhà lãnh đạo trên thế giới đã cam kết cắt giảm chi phí gửi kiều hối xuống 3% theo các mục tiêu phát triển bền vững. Nếu mục tiêu đó được hoàn thành, người lao động nhập cư toàn cầu có thể tiết kiệm hơn 25 tỷ USD mỗi năm, qua đó tăng chi tiêu cho giáo dục của các gia đình thêm 1 tỷ USD.
Video đang HOT
Các ngân hàng truyền thống vẫn là kênh chuyển tiền có mức phí cao nhất, trung bình hơn 10%. Đáng chú ý, phí chuyển tiền tới một số khu vực như cận Sahara của châu Phi lên tới khoảng 9%. Nhiều người kêu gọi áp dụng thêm các quy định và tăng cường cạnh tranh để đảm bảo người nhập cư có thêm các lựa chọn phù hợp, với mức phí vừa phải và minh bạch. Trong khi đó, các tập đoàn tài chính cho rằng cần số hóa các dịch vụ tài chính nhằm giảm bớt chi phí thanh toán, bao gồm cả chuyển kiều hối.
Minh Trang (TTXVN)
Việt Nam lọt Top 10 nước nhận kiều hối nhiều nhất thế giới
Việt Nam là một trong 10 nước hàng đầu tiếp nhận lượng kiều hối nhiều nhất trên thế giới, với khoảng 2,5% tổng kiều hối toàn cầu năm 2017.
Báo cáo từ Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) cho biết, Việt Nam là một trong 10 nước hàng đầu tiếp nhận lượng kiều hối nhiều nhất thế giới, với khoảng 2,5% tổng kiều hối toàn cầu năm 2017. Trong tổng lượng kiều hối vào Việt Nam, Mỹ là nguồn lớn nhất, chiếm 55%, tiếp đó là Australia, Canada, Pháp, Đức và Hàn Quốc. Những nhóm đối tượng chính gửi kiều hối về Việt Nam là Việt kiều hải ngoại và lao động xuất khẩu.
Ảnh minh hoạ
Đánh giá của UNDP cho thấy, kiều hối của Việt Nam chiếm 6-8% GDP hàng năm trong các năm 2006-2017, cao hơn các nước phát triển khác (bình quân chiếm 1-2% GDP).
"Kiều hối đã góp phần hỗ trợ sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, làm tăng dự trữ ngoại hối và cân đối cán cân vãng lai của đất nước", đại diện UNDP cho biết.
Người Việt kiều chủ yếu định cư ở Mỹ, Canada, Đức và Pháp chiếm phần lớn tới 80-90% lượng kiều hối gửi về nước. Xuất khẩu lao động chiếm một tỷ lệ nhỏ (6-7%) tổng lượng kiều hối, nhưng đang gia tăng theo đà gia tăng nhanh của xuất khẩu lao động sang các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc.
Kiều hối về Việt Nam tăng đều đặn và quy mô nhiều gấp bốn lần khối lượng ODA năm 2016 và tương đương với lượng FDI năm 2017.
"Kiều hối có thể ảnh hưởng đáng kể đến nguồn tài chính phát triển của Việt Nam nếu ngoài phục vụ mục đích tiêu đùng, kiều hối được chuyển sang các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh và chuyển ra khỏi lĩnh vực bất động sản hoặc "tích lũy" dưới dạng vàng hoặc ngoại tệ", UNDP kiến nghị.
Đến cuối năm 2016, kiều hối gửi về TP Hồ Chí Minh chiếm đến 50% tổng lượng kiều hối gửi về Việt Nam. Trong đó 70% được chuyển sang hoạt động kinh doanh và 20% cho bất động sản.
Ở các nước ASEAN, kiều hối là một phần quan trọng của bức tranh tài chính của một số nước. Philippines là nước tiếp nhận kiều hối nhiều nhất với tổng lượng kiều hối là 25,6 tỷ USD năm 2015. Với con số 11 tỷ USDN kiều hối năm 2015, Việt Nam nhận lượng kiều hối nhiều thứ hai trong khu vực.
Thu Hà (T/h)
Theo Antt.vn
Cổ phiếu rơi xuống 600 đồng, công đoàn Vitranschart (VST) đăng ký mua 5,8 triệu cổ phiếu Mục đích mua để tăng sự gắn kết người lao động và công ty. Công đoàn CTCP Vận tải và thuê tàu biển Việt Nam (Vitranschart - mã chứng khoán VST) vừa công bố thông tin đăng ký mua vào 5,8 triệu cổ phiếu VST. Giao dịch dự kiến thực hiện theo phương thức đấu giá, khớp lệnh, thỏa thuận từ 20/11 đến...