Phi hành gia ISS lần đầu ăn rau củ trồng ngoài Trái Đất
Các phi hành gia trên Trạm vũ trụ quốc tế ISS đã ăn củ cải, loại thực phẩm đầu tiên được trồng và thu hoạch bên ngoài Trái Đất.
Phi hành gia ISS lần đầu ăn rau củ trồng ngoài Trái Đất
Củ cải là sản phẩm tươi mới nhất được trồng và thu hoạch thành công trong điều kiện không trọng lực của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA, cùng với rau diếp đỏ, rau diếp xanh, cải thảo, đậu lăng và mù tạt.
Các phi hành gia đã trồng củ cải trên trạm vũ trụ từ hạt mang lên từ Trái Đất. Sau 27 ngày, nó phát triển từ hạt củ cải trong môi trường không trọng lực. Đây là một phần trong chương trình phát triển nông nghiệp vũ trụ của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA.
Karl Hasenstein, trưởng nhóm nghiên cứu của dự án trồng củ cải, giáo sư sinh học tại Đại học Louisiana, chia sẻ rằng các phi hành gia đánh giá cao việc có thực phẩm tươi trong phòng thí nghiệm ở Trạm vụ trụ quốc tế, nơi đồ ăn sản phẩm tươi rất hạn chế.
Video đang HOT
Phi hành gia Kate Rubins nhận xét rằng củ cải khá ngon, tương tự như những gì cô ấy trồng trong vườn nhà.
Củ cải được trồng trong một luống đất sét nhỏ, giữ ẩm và bón phân, có ánh sáng nhân tạo. Buồng phát triển cây xanh là một thùng chứa có chiều cao, chiều rộng và chiều sâu khoảng 0,5 mét. Đó là một phần của thí nghiệm Plant Habitat-02 của NASA.
Để thu hoạch củ cải, đầu tiên Kate Rubins cắt bỏ lá giữ lại, bảo quản cẩn thận và sử dụng cho một số nghiên cứu khoa học sau khi trở về Trái Đất.
Cả hai phi hành gia Kate Rubins và Mike Hopkins đều cho rằng ăn đồ tươi trên trạm vũ trụ là một trải nghiệm hoàn toàn thú vị.
Các phi hành gia đã thu hoạch củ cải từ cuối tháng 11 nhưng NASA đề nghị cần phải đánh giá khả năng ô nhiễm trước khi ăn do vậy mãi đến gần đây họ mới thử chúng.
Hasenstein cho biết: “Củ cải trồng trên trạm vũ trụ sạch hơn bất cứ thứ gì bạn mua tại cửa hàng”.
Trong video gửi về Trái Đất, những phi hành gia trên trạm vũ trụ quốc tế ISS đã gửi lời chúc mừng năm mới đồng thời chia sẻ khoảnh khắc họ tận hưởng ‘thành quả lao động’ là những củ cải tươi ngọt.
Dave Reed, giám đốc hoạt động Techsho ở Florida cho biết: “Những củ cải trông rất tuyệt. Các phi hành gia đã thu hoạch được 19 củ , đoàn ăn 9 củ và 10 củ cải còn lại sẽ được đông lạnh để đưa về Trái đất và phân tích sau chuyến bay.”
Theo Karl Hasenstein, NASA sẽ tiếp tục lựa chọn giải quyết những loại cây trồng cho canh tác vũ trụ phụ thuộc vào đợt đánh giá củ cải này. Ông nói: “Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được củ cải đông lạnh vào tháng 3 và so sánh chúng với củ cải trồng trên Trái đất trong điều kiện tương tự”.
NASA sắp tiết lộ một "khám phá mới thú vị" về Mặt trăng
Trước khi NASA quay trở lại Mặt trăng vào năm 2024, cơ quan vũ trụ này vừa hé lộ thông tin về một "khám phá mới" có thể sắp được công bố trong tuần tới.
NASA cho biết: "Khám phá mới này góp phần vào nỗ lực của NASA trong việc tìm hiểu về Mặt trăng nhằm hỗ trợ cho việc khám phá không gian sâu".
Thông báo sẽ được đưa ra từ Đài quan sát Thiên văn Hồng ngoại ở tầng bình lưu của NASA (SOFIA), được mô tả là đài quan sát trên không lớn nhất thế giới.
SOFIA là một chiếc máy bay Boeing 747 đã được sửa đổi có khả năng bay cao trong bầu khí quyển của Trái đất, cho phép kính thiên văn của nó có được cái nhìn rõ ràng về vũ trụ và các vật thể trong Hệ Mặt trời của chúng ta.
Nó có thể quan sát các bước sóng hồng ngoại có khả năng phát hiện các hiện tượng không thể nhìn thấy bằng ánh sáng khả kiến.
Chương trình Artemis của NASA nhằm mục đích đưa các phi hành gia Mỹ lên Mặt trăng vào năm 2024 và thiết lập sự hiện diện bền vững của con người.
Vào năm 2019, NASA từng tiết lộ chi tiết về tầm nhìn của họ cho với tàu đổ bộ Mặt trăng Artemis sẽ đưa các phi hành gia Mỹ trở lại. Artemis cũng sẽ làm nên lịch sử khi đưa người phụ nữ đầu tiên lên Mặt trăng.
Khả năng thực hiện nhiệm vụ ban đầu cho năm 2024 bao gồm việc hạ cánh hai phi hành gia trên khu vực Nam Cực của Mặt trăng. Theo NASA, các phi hành gia sẽ sống và làm việc bên ngoài tàu đổ bộ trong sáu ngày rưỡi.
Đến nay, sau khi các phi hành gia của Apollo 11 Neil Armstrong và Buzz Aldrin đặt chân lên Mặt trăng vào ngày 20 tháng 7 năm 1969, chỉ có 10 người nữa, tất cả là người Mỹ, đã đi bộ trên bề mặt Mặt trăng. Phi hành gia cuối cùng của NASA đặt chân lên mặt trăng là Chỉ huy sứ mệnh Apollo 17 Gene Cernan vào ngày 14 tháng 12 năm 1972.
Bức xạ trên Mặt Trăng cao gấp 200 lần Trái Đất Các nhà thám hiểm Mặt Trăng trong tương lai sẽ tiếp xúc với lượng bức xạ mạnh gấp 2 - 3 lần so với phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Robot tự hành Trung Quốc hoạt động ở vùng tối của Mặt Trăng. Ảnh: CNN. Nguy cơ từ bức xạ đòi hỏi phi hành gia hạ cánh trên Mặt...