Phi công Mỹ: “Lái Su-30 Nga là đỉnh cao trong sự nghiệp của tôi”
Trung tá Jan Kuts Stahl của lực lượng không quân Mỹ mới đây tiết lộ, vào năm 2016, khi được trực tiếp lái chiếc tiêm kích Su-30 (do Nga sản xuất) đang phục vụ cho không quân Ấn Độ, ông đã nhận ra sự độc đáo của phương tiện chiến đấu bay này.
Máy bay chiến đấu Su-30 của Nga
“Trong sự nghiệp của mình, tôi rất may mắn được lái chiếc Su-30MKI … và đã cố gắng tận dụng cơ hội, lái Su-30 của Nga chắc chắn là đỉnh cao trong sự nghiệp cá nhân tôi”, Trung tá không quân Mỹ Jan Kuts Stahl nói.
Kuts Stahl được biết đến là một trong những phi công giàu kinh nghiệm nhất trong lực lượng không quân Mỹ. Đến nay ông đã phục vụ trong lực lượng không quân được 21 năm.
Video đang HOT
“Ban đầu, khi gia nhập không quân Mỹ, tôi may mắn được chọn để huấn luyện tại Căn cứ Sheppard ở Texas, cũng là nơi có chương trình đào tạo phi công lái máy bay chiến đấu kết hợp Euro-NATO, và thực sự là đỉnh cao cho việc đào tạo phi công chiến đấu ở đây… Thay vì tập luyện với toàn người Mỹ, tôi phải bay với các đối tác châu Âu và liên minh của chúng tôi”, Trung tá Kuts Stahl tự hào nói.
Nhiều chuyên gia quân sự thế giới nhận định, tiêm kích Su-30 của Nga quả thực là phương tiện chiến đấu độc nhất vô nhị, vượt mặt cả các máy bay chiến đấu hiện đại của nước ngoài về hầu hết các thông số, và do đó, các phi công quân sự Mỹ thực sự quan tâm đến loại máy bay này.
Hoạt động bất thường của TQ ở sân bay quân sự gần nơi binh sĩ Trung-Ấn ẩu đả
Các bức ảnh vệ tinh do truyền thông Ấn Độ đăng tải cho thấy hoạt động cải tạo tại sân bay quân sự của Trung Quốc, cách không xa nơi xảy ra chấp lãnh thổ biên giới.
Sân bay quân sự Trung Quốc ở cao nguyên Tây Tạng đã được cải tạo đáng kể.
Theo NDTV, bức ảnh đầu tiên chụp ngày 6.4.2020 và bức ảnh so sánh thứ hai chụp ngày 21.5.2020, cho thấy hoạt động cải tạo quy mô lớn của Trung Quốc tại sân bay quân sự Ngari Gunsa ở cao nguyên Tây Tạng.
Báo Nga Sputnik đánh giá, chỉ trong hơn một tháng, sân bay Ngari Gunsa đã tăng gấp đôi về kích thước, bổ sung thêm nhà chứa máy bay và thêm một đường băng cho trực thăng hoặc máy bay chiến đấu cất và hạ cánh.
Bức ảnh thứ ba quay cận cảnh gần đường băng chính ở sân bay, với đội hình gồm 4 chiến đấu cơ Trung Quốc, được cho là J-11 hoặc J-16.
Sân bay Ngari Gunsa cũng có thể sử dụng cho mục đích dân sự. Ở độ cao 4.200 mét so với mực nước biển, đây là một trong những sân bay ở tầm cao nhất trên thế giới.
Sân bay này đóng vai trò chiến lược với Trung Quốc vì nằm rất gần Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) - ranh giới được coi như biên giới giữa Trung Quốc và Ấn độ.
4 chiếc J-11 hoặc J-16 của Trung Quốc được nhìn thấy ở sân bay.
Báo Ấn Độ đánh giá các chiến đấu cơ J-11 hoặc J-16 là phiên bản "nhái" của mẫu Su-27 Nga, có năng lực tương đương chiến đấu cơ Su-30MKI của không quân Ấn Độ.
Tuy nhiên, J-11 hoặc J-16 sẽ gặp bất lợi khi tác chiến từ sân bay Ngari Gunsa. "Ở tầm cao như vậy, các chiến đấu cơ Trung Quốc chỉ duy trì hoạt động cùng lắm là một giờ", Sameer Joshi, cựu phi công kỳ cựu Ấn Độ nhận định. "Ngược lại, các chiến đấu cơ Ấn Độ cất cánh từ đồng bằng có thể nhanh chóng xuất hiện ở khu vực, duy trì khả năng hoạt động từ 4-6 giờ nếu có máy bay tiếp nhiên liệu".
Tuy vậy, báo Ấn Độ đánh giá sự xuất hiện của các chiến đấu cơ Trung Quốc vẫn là điều đáng lo ngại vì sân bay này chỉ cách khu vực binh sĩ hai nước ẩu đả khoảng 200km.
Tình hình biên giới Trung-Ấn đang ở mức căng thẳng nhất kể từ năm 2017. Sau hai cuộc ẩu đả liên tiếp hồi đầu tháng 5, các binh sĩ Trung Quốc cũng xuất hiện ở hai khu vực tranh chấp khác thuộc vùng Ladakh.
Các tư lệnh Ấn Độ và Trung Quốc ở thực địa đang tích cực đối thoại thông qua kênh liên lạc nhưng tình hình chưa có dấu hiệu tiến triển. Ở New Delhi, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh đã họp khẩn với Tổng Tham mưu trưởng và Tư lệnh Lực lượng Vũ trang.
Sai lầm của Liên Xô giúp Mỹ phát triển vũ khí tàng hình Liên Xô cho phép nhà vật lý Pyotr Ufimtsev công bố nghiên cứu về phản xạ radar, vô tình giúp Mỹ phát triển công nghệ tàng hình quân sự. Mỹ hiện là nước sở hữu lực lượng máy bay tàng hình lớn nhất thế giới với hàng trăm tiêm kích F-22 và F-35, oanh tạc cơ B-2, trinh sát cơ không người lái...