Phi công F-35 được huấn luyện bằng máy bay gần 60 tuổi
Để tăng hiệu quả huấn luyện cho phi công F-35 và nhiều máy bay khác, Mỹ đã quyết định thay T-38 (sản xuất năm 1950) bằng máy bay huấn luyện Trainer-X.
Trang Sputnik dẫn nguồn tin quân sự Mỹ cho biết, ứng cử viên cho máy bay T-38 vừa chính thức lộ diện trên nhiều trang mạng. Chiếc máy bay mới được định danh là Trainer-X do hãng Hãng Northrop Grumman phát triển.
Dù hé lộ hình ảnh của Trainer-X nhưng mọi thông tin về máy bay này đang được Northrop Grumman bảo mật. Tuy nhiên, theo thông tin ban đầu, Trainer-X hiện đang thực hiện qua quá trình thử nghiệm mặt đất tại Trung tâm thử nghiệm hàng không dân sự Mỹ Mojave.
Máy bay Trainer-X được đưa ra sân bay thử nghiệm.
Theo hình ảnh được công khai cho thấy, hình dáng bên ngoài của Trainer-X không có nhiều khác biệt so với T-38 với biến thể hai chỗ ngồi và phần cánh chính của máy bay được bố trí thấp. Tuy nhiên, khác biệt lớn nhất giữa Trainer-X và T-38 là trang bị 1 động cơ thay vì 2 động cơ như máy bay cũ.
Được biết nguyên mẫu đầu tiên của Trainer-X được lắp ráp bởi một công ty con của Northrop Grumman, mặc dù trước đó có nhiều thông tin rằng Northrop Grumman sẽ hợp tác với BAE Systems trong chương trình Trainer-X.
Để thay thế chiếc T-38, máy bay Trainer-X được cho rằng phải cạnh tranh với các ứng cử viên tiềm năng khác đến từ các liên doanh hàng không hàng đầu như Raytheon Leonardo, Lockheed Martin – Korean Aerospace Industries, và Boeing-Saab.
Không quân Mỹ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng trong năm 2017 và bất kỳ nhà sản xuấ nào được chọn sẽ dành được gói thầu cung cấp 450 máy bay huấn luyện mới cho Không quân Mỹ.
Nguyên mẫu đầu tiên máy bay Trainer-X.
Trước khi nguyên mẫu Trainer-X đầu tiên được công khai, trong buổi lễ diễn ra tại căn cứ Không quân Randolph ở bang Texas, máy bay T-38 do Northrop Grumman chế tạo được tán dương trong suốt quá trình hoạt động gần 50 năm qua, đảm bảo khả năng thực hiện nhiệm vụ dài hạn, tính năng tiên tiến và đáng tin cậy.
Video đang HOT
T-38 Talon trở thành máy bay huấn luyện chủ chốt với nhiều thế hệ phi công của Không quân Mỹ. Tính từ năm 1961, đã có hơn 70.000 phi công bắt đầu sự nghiệp của mình với T-38. Thời gian bay trung bình của T-38 là 15.000 giờ, còn lúc cao điểm lên tới 19.000 giờ.
Theo Báo Đất Việt
Giây phút lao đi như viên đạn của phi công trinh sát cơ Chim đen
Phi công điều khiển máy bay trinh sát SR-71 Blackbird nhanh nhất thời kỳ Chiến tranh Lạnh kể lại giây phút lập kỷ lục tốc độ.
Eldon Joersz (áo tối màu) và George Morgan thăm lại chiếc máy bay lập kỷ lục. Ảnh: USAF
Cuối tuần trước, lần đầu tiên trong 40 năm, phi hành đoàn chuyến bay phản lực nhanh nhất thế giới đoàn tụ với chiếc máy bay do thám đã đưa họ vào lịch sử. Tại Bảo tàng Hàng không Warner Robins, Georgia, phi công Mỹ đã nghỉ hưu Eldon Joersz và George Morgan leo lên buồng lái chiếc Lockheed SR-71 Blackbird.
Chiếc máy bay được thiết kế với công nghệ năm 1960 đã xác lập được kỷ lục tốc độ vẫn đứng vững cho đến ngày nay: hơn 3.500 km/h, gấp ba lần tốc độ âm thanh, nghĩa là nhanh hơn so với tốc độ đạn bắn.
SR-71 là công cụ tình báo quan trọng của Mỹ trong thời kỳ đối đầu căng thẳng của cuộc Chiến tranh Lanh, kéo dài từ những năm 1960 đến thập niên 1990.
Chuyến bay lịch sử
Năm 1976, Joersz và Morgan được chọn để thực hiện một chuyến bay trình diễn đặc biệt của không quân Mỹ để lập kỷ lục tốc độ thế giới bằng trinh sát cơ SR-71, dưới sự giám sát của Liên đoàn Thể thao Hàng không Thế giới.
Joersz là phi công điều khiển ngồi ở phía trước còn Morgan là sĩ quan trinh sát ngồi trong buồng lái riêng biệt ở phía sau. Họ trông giống như phi hành gia khi đội mũ bảo hiểm và mặc trang phục kháng áp. Họ phải mặc đồ bảo hộ như vậy vì máy bay đạt đến độ cao rất lớn.
Chiếc máy bay mang số hiệu 17958 khởi hành từ căn cứ không quân Beale ở California, mang theo đầy thùng nhiên liệu đặc biệt cho hai động cơ khổng lồ được thiết kế riêng của chiếc trinh sát cơ SR-71 Blackbird.
Chiếc phi cơ nhanh chóng đạt độ cao 24.500 m, gấp đôi so với độ cao thông thường của máy bay chở khách, cao đến mức ông Joersz nói rằng ông thấy cả độ cong của Trái Đất.
Khi đạt đến độ cao mong muốn, ông cho máy bay chạy hết tốc lực trong lượt bay thẳng 15 km đầu tiên.
Ở ghế phía sau, Morgan giúp Joersz kiểm soát nhiệm vụ và đảm bảo rằng họ đi đúng hướng. "Tôi đã xem xét rất chặt chẽ để đảm bảo chúng tôi thực hiện chuẩn xác", Morgan nói. "Và chúng tôi đã làm được điều đó".
Để phá kỷ lục, Joersz cần phải quay đầu máy bay và lặp lại đường bay ở độ cao giống như trước. Morgan phát tín hiệu âm thanh cho Joersz để thông báo khi nào ông cần chuyển đường bay.
"Tôi điều khiển máy bay quay 90 độ sang bên trái, sau đó quay 270 độ sang bên phải", Joersz nói. Máy bay lại trở lại đường bay ở độ cao 24.500 m.
Morgan và Joersz đã cổ vũ nhau qua hệ thống liên lạc, Morgan nhớ lại. "Anh nghĩ sao? Chúng ta có làm được không? Ôi, được chứ, dễ ợt!", họ trao đổi với nhau.
Sau khi bay qua 4 tiểu bang, họ hạ cánh an toàn lại Beale khoảng 55 phút sau khi cất cánh.
Các tính toán cuối cùng cho thấy Joersz và Morgan đã phá vỡ kỷ lục tốc độ mà chiếc máy bay do thám Mỹ YF-12A lập nên trong những năm 1960, khi đạt vận tốc lớn hơn gần 200 km/h.
Tuy sau này có những chiếc phi cơ bay nhanh hơn SR-71 nhưng chúng chưa được ghi nhận chính thức. Trinh sát cơ Chim đen vẫn giữ kỷ lục về tốc độ đối với máy bay có phi công điều khiển chạy bằng động cơ phản lực không khí.
Eldon Joersz (phải) và George Morgan trong nhiệm vụ năm 1976. Ảnh: USAF
Khó khăn
Trong quá trình bay, cửa sổ buồng lái được phủ thạch anh trở nên rất nóng do ma sát với không khí ở tốc độ cao. Mặc dù có găng tay bảo hộ, "bạn không thể giữ tay trên kính hơn 5 giây do sức nóng", Joersz nói.
Họ cũng kể những khoảnh khắc khó xử trong chuyến bay. Họ không thể gãi mũi khi đội mũ bảo hiểm. "Bạn phải xoay xở bằng cách quay đầu và dùng chiếc mic trong mũ để gãi mũi", ông nói.
Mặc dù có tốc độ rất cao, việc điều khiển SR-71 không giống như điều khiển tiêm kích trong hoạt động không chiến, Joersz nói. Tuy có ưu thế về tốc độ và độ cao, chiếc máy bay này lại ít cơ động hơn.
Việc điều khiển máy bay không quá khó, nhưng việc này vẫn rất thách thức. "Bạn phải rất tập trung và chuẩn bị tinh thần xử lý những biến cố đột ngột xảy ra", ông kể.
Một trường hợp nguy hiểm có thể xảy ra là sóng xung kích được tạo ra bởi tốc độ lớn của máy bay có thể khiến một động cơ tắt, làm máy bay lệch sang một bên. Nếu phi công không thể xử lý tình huống này thì máy bay có nguy cơ khựng lại và vỡ tan giữa không trung.
Các máy bay sau này được trang bị hệ thống tự động có thể giúp phi công xử lý tình huống này.
SR-71 còn có một vấn đề khác: nó có tiếng là chuyên bị rò rỉ nhiên liệu.
Những thay đổi nhiệt độ cực lớn đã tác động đến bộ phận chứa nhiên liệu và tạo ra lỗ rò rỉ ở phần mối nối của bình nhiên liệu. Joersz cho biết hãng Lockheed đã cố khắc phục vấn đề nhưng không thành công.
"Nó không chảy ồ ạt ra, nhưng bị rò rỉ, nhỏ giọt, nhỏ giọt", ông Morgan nói. "Nhưng khi tăng tốc thì dường như lỗi này lại được tự khắc phục".
Quốc hội Mỹ cho SR-71 nghỉ hưu vào năm 1989. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc đã đưa máy bay này hoạt động trở lại trong thời gian ngắn vào những năm 1990.
Lockheed chỉ chế tạo 32 chiếc SR-71. Hầu hết số đó đang nằm trong viện bảo tàng. Chiếc 17958 huyền thoại đang được bảo quản cùng những biểu tượng máy bay trinh sát quân sự khác, như Global Hawk và U2.
"Tôi cảm thấy rất may mắn khi từng được điều khiển chiếc máy bay tuyệt vời này", Joersz nói.
Phương Vũ
Theo VNE
Kịch bản F-35 áp chế Trung Quốc Các sĩ quan không quân Mỹ vạch ra kịch bản dùng chiến đấu cơ F-22 và F-35 trong cuộc chiến tranh tiềm tàng với Trung Quốc. Chiến đấu cơ tàng hình F-35 của hãng Lockheed MartinLockheed Martin Lâu nay sĩ quan không quân Mỹ thường bàn về những lợi thế trên chiến trường từ công nghệ tiên tiến của chiến đấu cơ tàng...