Phi cơ nghi của CIA đáp xuống đảo Đài Loan
Vận tải cơ được cho là của CIA đáp xuống Đài Loan để chuyển hàng, chỉ một ngày sau khi máy bay không quân Mỹ đến hòn đảo.
Vận tải cơ L100-30 do hãng hàng không H&T Airways vận hành xuất phát từ Philippines và đáp xuống sân bay quốc tế Đào Viên ở Đài Loan trưa 19/7. Các nguồn tin cho biết phi cơ vận chuyển “những kiện hàng ngoại giao” cho Sandra Oudkirk, tân giám đốc Viện Mỹ tại Đài Loan, cơ quan đại diện của Washington ở hòn đảo này.
Vận tải cơ L100-30 Mỹ tại sân bay quốc tế Đào Viên hôm 19/7. Ảnh: Liberty Times .
L100-30 là phiên bản dân sự của vận tải cơ C-130H. Máy bay đáp xuống Đài Loan mang mã đăng ký N3755P, thuộc sở hữu của công ty APA Leasing và là phi cơ duy nhất trong biên chế H&T Airways, công ty được cho là bình phong của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA).
Máy bay L100-30 đáp xuống Đài Loan chỉ một ngày sau khi vận tải cơ C-146A của không quân Mỹ hạ cánh trên đảo. Một vận tải cơ C-17 của Mỹ cũng đáp xuống Đài Loan hôm 6/6, chở theo ba nghị sĩ cùng phái đoàn tới thăm hòn đảo.
Trung Quốc thường phản ứng mạnh với các máy bay quân sự Mỹ đáp xuống Đài Loan. Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một tỉnh chờ thống nhất và tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ lực nếu cần. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm ngày 15/7 tuyên bố bất cứ máy bay nào hạ cánh trên đảo Đài Loan đều phải được chính quyền Bắc Kinh cho phép.
Video đang HOT
Căng thẳng giữa hai bờ eo biển Đài Loan leo thang trong năm qua, khi quân đội Trung Quốc liên tục điều máy bay quân sự áp sát hòn đảo. Trung Quốc tuyên bố các hoạt động của họ xung quanh đảo Đài Loan là nhằm bảo vệ chủ quyền và “răn đe các thế lực nước ngoài”.
Người chết trong vụ rơi máy bay Philippines tăng lên 50
Ít nhất 50 người chết và hàng chục người bị thương sau khi một máy bay quân sự Philippines rơi ngày 4/7 tại đảo Jolo, phía nam nước này.
96 người, hầu hết là những binh sĩ vừa tốt nghiệp khóa huấn luyện quân sự cơ bản, có mặt trên chiếc vận tải cơ C-130 Hercules khi nó đang cố gắng hạ cánh xuống đảo Jolo thuộc tỉnh Sulu, Philippines, trưa qua. Tuy nhiên, phi cơ bay quá đường băng, không kịp lấy lại độ cao và đâm xuống thị trấn Patikul gần đó.
Theo tướng William Gonzales, chỉ huy Lực lượng Đặc nhiệm Liên hợp Sulu, một số binh sĩ đã nhảy khỏi máy bay trước khi nó lao xuống đất và bốc cháy. Đây là một trong những vụ tai nạn hàng không quân sự chết chóc nhất của Philippines.
Xác vận tải cơ C-130 tại hiện trường vụ tai nạn trên đảo Jolo, tỉnh Sulu, phía nam Philippines, ngày 4/7. Ảnh: AP.
"Hôm nay là ngày buồn nhưng chúng ta vẫn phải giữ hy vọng", Gonzales cho biết trong một thông báo. "Chúng tôi mong muốn cả đất nước cầu nguyện cho những người bị thương và cả những người thiệt mạng trong thảm kịch này".
Trong số những người thiệt mạng có 47 binh sĩ trên máy bay và ba dân thường dưới mặt đất, theo thông tin từ Lực lượng Vũ trang Philippines. 49 quân nhân và 4 dân thường khác bị thương và đã được đưa đến bệnh viện.
Các bức ảnh tại hiện trường do Lực lượng Đặc nhiệm Liên hợp Sulu công bố cho thấy phần đuôi bị hư hỏng nặng và phần sau thân máy bay bốc cháy.
Hình ảnh được kênh truyền hình địa phương Pondohan TV đăng trên Facebook cho thấy xác máy bay chìm trong lửa và khói đen dày đặc bốc lên.
Tư lệnh Lực lượng Vũ trang Cirilito Sobejana cho hay máy bay đang chở quân từ Cagayan de Oro trên đảo Mindanao, phía nam Philippines, chuẩn bị hạ cánh xuống Jolo thì bị "trượt đường băng".
Lực lượng cứu hộ có mặt tại hiện trường. Ảnh: AP.
Phi cơ "đã cố gắng tăng tốc nhưng không thành công", ông nói với truyền thông địa phương.
Almar Hajiri Aki, người dân địa phương, đang đi trên đường thì nghe thấy một tiếng nổ lớn ở phía sau. "Tôi cứ nghĩ ngôi nhà của chúng tôi bị máy bay đâm trúng", anh cho hay. Aki đã cùng hàng xóm nhanh chóng kéo những binh sĩ gặp nạn khỏi đống đổ nát.
Phát ngôn viên không quân Maynard Mariano cho hay giới chức đang điều tra nguyên nhân dẫn tới sự việc, trong khi thiếu tướng Edgard Arevalo, phát ngôn viên lực lượng vũ trang, nói sự việc được coi là tai nạn, không phải một cuộc tấn công.
Các hành khách trên máy bay đa phần là những binh sĩ đang được triển khai đến hòn đảo tham gia lực lượng chống khủng bố tại khu vực. Quân đội hiện diện dày đặc tại miền nam Philippines, nơi các nhóm chiến binh, bao gồm cả nhóm khủng bố bắt cóc đòi tiền chuộc Abu Sayyaf, hoạt động.
Máy bay C-130 được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ vận tải, cứu thương, chuyển quân, có khả năng cất hạ cánh trên đường băng ngắn và dã chiến. Chúng cũng thường được triển khai để hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa.
Máy bay gặp nạn hôm qua có cùng số đuôi với chiếc được mua từ Mỹ và được giao cho Philippines đầu năm nay.
Vị trí đảo Jolo thuộc tỉnh Sulu, phía nam Philippines. Đồ họa: BBC.
Thượng nghị sĩ Richard Gordon cho biết đây là vụ tai nạn máy bay quân sự thứ 4 trong năm nay có "thương vong lớn". "Liệu chúng ta có đang mua những chiếc máy bay lỗi... bằng tiền của người dân hay không?", ông tweet.
Vụ tai nạn ngày 4/7 xảy ra sau khi một chiếc trực thăng Black Hawk hồi tháng trước rơi trong lúc huấn luyện ban đêm, khiến cả 6 người trên máy bay thiệt mạng. Sự việc khiến toàn bộ phi đôi trực thăng Black Hawk phải ngừng hoạt động.
Trung Quốc cảnh báo Mỹ "đừng đùa với lửa" Trung Quốc đã đưa ra những cảnh báo cứng rắn sau khi máy bay quân sự Mỹ hạ cánh xuống đảo Đài Loan. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Wu Qian (Ảnh: China Daily). Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Wu Qian ngày 15/7 kêu gọi Mỹ "không đùa với lửa", ngay lập tức dừng các hành động khiêu...