‘Phép màu khoa học’ trong cuộc đua vaccine

Theo dõi VGT trên

Một buổi chiều đầu tháng 1, chuyên gia virus Zhang Yongzhen nhận được chiếc hộp kim loại nhỏ, chứa đầy đá khô và miếng gạc của bệnh nhân mắc chứng viêm phổi lạ.

Một căn bệnh lạ đã gây ra vài ca tử vong rải rác khắp thành phố Vũ Hán. Khi ấy, cơ quan y tế đặt ra câu hỏi điều gì khiến số trường hợp nhiễm virus tăng nhanh chóng, mầm bệnh đã lây lan thế nào.

Tiến sĩ Zhang và các đồng nghiệp tại Trung tâm Y tế Lâm sàng Công cộng Thượng Hải bắt đầu làm việc không ngừng nghỉ. Họ nhanh chóng giải trình tự gene, thu được RNA (thông tin di truyền) của virus. Việc giải mã RNA sẽ làm sáng bản chất và cách hoạt động của mầm bệnh mới.

Rạng sáng 5/1, họ hoàn thành sứ mệnh của mình, phát hiện đây là bệnh do virus thuộc họ corona gây nên, có liên hệ chặt chẽ tới SARS từng bùng phát ở Trung Quốc vài năm trước.

“Virus chắc chắn rất nguy hiểm”, ông Zhang kết luận.

Chỉ vài ngày sau đó, nghiên cứu của ông và nhóm các nhà khoa học được đăng tải trên trang virological.org, cung cấp cho thế giới cái nhìn sơ bộ về một bệnh mới chưa biết tên, mà ngày nay ai cũng biết cái tên Covid-19 đã giết chết hơn 1,5 triệu người.

Khám phá khi ấy của Zang và cộng sự có giá trị nhiều hơn so với việc xác định dấu hiệu đầu tiên của virus. Đó là nền tảng để các hãng dược trên thế giới phát triển loại vaccine đặc hiệu.

Truyền thông quốc tế gọi đây là thành tích phi thường. Quá trình phát hiện chủng virus mới đến tạo ra một loại vaccine hiệu quả diễn ra trong vòng chưa đầy một năm – sự kiện chưa từng có tiền lệ trong lịch sử khoa học. Một số chuyên gia gọi đây là “phép màu” giúp thế giới vượt qua cơn khủng hoảng tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ trở lại đây.

'Phép màu khoa học' trong cuộc đua vaccine - Hình 1

Tiến sĩ zlem Treci (trái) và tiến sĩ Uur ahin (phải) trong phòng thí nghiệm của BioNTech. Ảnh: FAZ Foto

“Tiến bộ đáng kinh ngạc trong việc cải tiến vaccine đặt ra tiêu chuẩn mới trong y khoa, cho thấy con người có thể đạt được những gì nếu đủ nguồn lực và sự tập trung cao độ vào sức khỏe cộng đồng”, tiến sĩ Stephen Griffin, trường Y Đại học Leeds, nhận định.

Bằng cách giải trình tự gene virus, ông Zhang đã cung cấp thông tin quan trọng, cho phép các nhà khoa học phân lập và nuôi cấy các mảnh virus riêng lẻ, sử dụng những thành phần đó bào chế vaccine.

Giáo sư Adam Finn, Đại học Bristol, cho biết: “Những gì Zhang làm cực kỳ quan trọng với giai đoạn sau đó. Nếu không có công trình của ông, chẳng ai có thể bắt đầu nghiên cứu vaccine”.

Để điều chế các liều tiêm phòng, giới khoa học cần tìm cách đưa các mảnh protein đột biến của virus vào cơ thể, kích thích kháng thể tấn công chúng. Đây là chiến lược của hầu hết các dự án phát triển.

Video đang HOT

Nhiệm vụ này thuộc về chuyên gia từ các công ty công nghệ sinh học. Một trong số đó là BioNTech, dẫn đầu bởi cặp vợ chồng nhà khoa học zlem Treci và Uur ahin. Hợp tác với Pfizer, BioNTech đã cho ra đời vaccine BNT162b2, sử dụng công nghệ RNA, hiệu quả 95% chống lại Covid-19. Hãng dược Moderna dùng phương pháp tương tự đối với vaccine mRNA-1273, hiệu quả 94,5%.

“Đây là công nghệ mới nhưng cũng rất đơn giản. Nó liên quan đến quá trình tổng hợp hóa học cơ bản và chỉ có vậy. Bạn không cần cẩn thận chăm sóc, nuôi cấy mô hay đảm bảo tính vô trùng cao của phòng thí nghiệm. Bạn chỉ cần tạo ra một sợi RNA hóa học và đưa nó vào cơ thể người. Đây chính là lý do BioNTech và Moderna có được kết quả nhanh chóng đến vậy”, giáo sư Peter Openshaw, Đại học Hoàng gia London, nhận định.

Trong khi đó, giáo sư Sarah Gilbert, thuộc Viện Jenner, Đại học Oxford, tiếp cận vaccine theo phương pháp khác. Sau đợt bùng phát Ebola năm 2014-2016, các nhà nghiên cứu đã lên kế hoạch tạo ra một loại vaccine cho mầm bệnh mới nổi trong thời gian ngắn nhất có thể.

Để làm được điều này, họ nuôi cấy một loại virus cảm lạnh thông thường ở tinh tinh, không có khả năng gây bệnh trên người. Họ sửa đổi virus, thêm các đoạn gene của nCoV để đào tạo hệ miễn dịch nhận biết và phòng thủ khi cần. Chương trình thử nghiệm vaccine ChAdOx của Oxford do “gã khổng lồ” dược phẩm AstraZeneca hậu thuẫn.

Vaccine của Moderna, Pfizer/BioNTech và Oxford/AstraZeneca là những sản phẩm đầu tiên thử nghiệm lâm sàng. Song có tới 200 “ứng viên” khác đang được phát triển trên khắp thế giới. Câu hỏi đặt ra là liệu có bao nhiêu loại đủ hiệu quả. Trong nhiều tháng, cộng đồng quốc tế đã theo dõi và chờ đợi tín hiệu cho thấy vaccine hiệu quả ít nhất 50%.

'Phép màu khoa học' trong cuộc đua vaccine - Hình 2

Giáo sư Sarah Gilbert, Viện Jenner, Đại học Oxford. Ảnh: PA

Về phần mình, trong suốt quá trình nghiên cứu, tiến sĩ ahin của BioNTech tin rằng vaccine BNT162b2 đủ hiệu quả. Song ông chưa có bằng chứng xác thực cho đến 8h tối ngày 8/11, sau khi nhận cuộc gọi từ giám đốc điều hành Pfizer, Albert Bourla. Ông được thông báo ban giám sát độc lập của thử nghiệm vaccine kết luận sản phẩm hiệu quả hơn 90%, vượt quá mọi mong đợi.

“Đó là khoảnh khắc của sự thật, khi tôi trút bỏ được một gánh nặng khỏi tâm trí. Có được kết quả này chưa đầy một năm kể từ khi Covid-19 xuất hiện là thành tựu đáng kể, minh chứng cho sự phi thường của quá trình nghiên cứu toàn cầu. Một loại vaccine hiệu quả sẽ thay đổi hình thái của đại dịch này”, ông nói.

Tuy nhiên, giới khoa học còn nhiều câu hỏi khác cần trả lời. Hiện chưa rõ khả năng bảo vệ của các mũi tiêm kéo dài bao lâu. Một số báo cáo chỉ ra rằng mức kháng thể bắt đầu giảm vài tháng sau khi chủng ngừa. Song luận điểm này bị giáo sư Openshaw phản pháo.

“Từ các phân tích của Moderna và một số vaccine khác, rõ ràng sản phẩm tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh hơn nhiều, ít nhất là về mặt kháng thể, so với ở người nhiễm nCoV tự nhiên. Vì vậy, mức kháng thể sẽ duy trì khá lâu”, ông nói.

Dù nhiều điều chưa sáng tỏ, cộng đồng khoa học đều nhận định phát triển vaccine Covid-19 là cuộc hành trình phi thường, có vẻ như đang tiến đến kết cục khó hậu.

Cảm giác sau khi tiêm vaccine Covid-19

Yasir Batalvi, 24 tuổi, cứng khớp tay sau mũi vaccine Covid-19 đầu tiên. Sau mũi thứ hai, anh bắt đầu sốt, mệt mỏi và lạnh run.

Khi Mỹ tiến gần đến việc cấp phép vaccine Covid-19, nhiều người tự hỏi cảm giác sau khi tiêm vaccine sẽ như thế nào. Nó có giống tiêm phòng cúm không? Hay sẽ đau đớn hơn? Sẽ gặp những tác dụng phụ nào?

Vaccine của Pfizer hợp tác cùng BioNTech, cùng vaccine của Moderna, là hai loại đang được xin để Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ cấp phép sử dụng khẩn cấp. Chúng đều sử dụng công nghệ mRNA mới. Chưa có loại vaccine nào được cấp phép ở Mỹ sử dụng công nghệ này, dù các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu nó trong nhiều thập kỷ để chống lại các bệnh truyền nhiễm như cúm, bệnh dại và Ziko, thậm chí là một vài loại ung thư.

Cảm giác sau khi tiêm vaccine Covid-19 - Hình 1

Yasir Batalvi tại Boston hồi tháng 11. Ảnh: Boston Herald

Vaccine mRNA hoạt động theo cơ chế trao cho cơ thể các chỉ dẫn dưới dạng RNA thông tin, để tạo ra một mẩu nhỏ Sars-CoV-2, cụ thể là protein đột biến. Khi cơ thể chúng ta nhận được những chỉ dẫn này, nó sẽ bắt đầu sản xuất protein đột biến. Điều này sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể, hệ thống sẽ coi protein đột biến là "ngoại lai" và tạo kháng thể chống lại nó. Vì vậy, khi chúng ta nhiễm virus thực sự, cơ thể đã chuẩn bị sẵn sàng để chống lại.

Những loại vaccine này đòi hỏi tiêm hai liều, một mũi đầu để tạo bước thích nghi cho cơ thể, sau đó vài tuần là mũi thứ hai nhằm tăng cường phản ứng. Kết quả nghiên cứu cho thấy vaccine của Pfizer/BioNTech và Moderna đều hiệu quả 95%.

Nhưng vì công nghệ này quá mới đối với sản xuất vaccine, nên nhiều người còn nghi ngờ và ngại ngùng sử dụng.

Batalvi mới tốt nghiệp đại học và sống ở Boston. Ban đầu, anh đăng ký thử nghiệm vaccine của Moderna từ đầu tháng 7 vì cảm thấy mình cần làm gì đó để giúp mọi người vượt qua đại dịch.

"Tôi cảm thấy vô cùng bất lực. Đại dịch đã ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của mọi người. Nó không chỉ là cuộc sống, mà còn là sinh kế của họ", Batalvi nói. "Vì vậy tôi đã đăng ký tham gia thử nghiệm thuốc vì muốn làm việc mình đủ sức làm. Tôi không nghĩ rằng mình sẽ được chọn nhưng cuối cùng, tôi đã nhận được điện thoại báo tin vào tháng 9. Tới giữa tháng 10, tôi bắt đầu thử".

Batalvi đã hơi lo lắng khi xắn tay áo lên, nhất là khi được đưa cho tờ giấy dài 22 trang và cần ký tên. Nhưng anh cảm thấy mình đã làm điều hữu ích.

"Tôi nghĩ nCoV đã gây gián đoạn lớn tới cuộc sống của chúng tôi, nên tôi quyết định mình phải làm gì đó, đây là nghĩa vụ công dân", Batalvi nói. "Bởi tôi cho rằng tiêm chủng quy mô lớn là cách thực tế duy nhất để thoát khỏi đại dịch mà chúng ta đang mắc kẹt".

"Ban đầu, mũi tiêm cho cảm giác như tiêm phòng cúm, nó chỉ để lại một vết nhỏ trên cánh tay", anh nhớ lại. "Tôi rời bệnh viện về nhà và tối hôm đó, khớp bắt đầu cứng lại. Tôi chắc chắn vẫn kiểm soát được tình hình nhưng đúng là không muốn giơ tay lên. Tác dụng phụ chỉ mang tính cục bộ, không gây ảnh hưởng lớn và tôi vẫn cảm thấy ổn".

Đó là sau liều đầu tiên. Liều thứ hai lại khác hẳn.

"Tôi thực sự xuất hiện một số triệu chứng khá nghiêm trọng sau liều thứ hai. Lúc mới tiêm xong tôi vẫn ổn khi ở trong viện. Nhưng tối hôm đó thật tồi tệ. Tôi bắt đầu sốt nhẹ, mệt mỏi và ớn lạnh", Batalvi nói. Anh đã rời viện về nhà nhưng thấy mình "sẵn sàng quay lại viện ngày hôm sau".

Batalvi gọi điện cho bác sĩ của chương trình để hỏi về triệu chứng. Họ không hề hoảng hốt và khuyên anh giữ bình tĩnh. Những triệu chứng trên không có nghĩa là bạn nhiễm nCoV do vaccine, mà thực tế, những phản ứng này cho thấy cơ thể đang phản ứng đúng cách.

"Điều này nghĩa là hệ miễn dịch của cậu đang tích cực làm việc. Cậu sẽ sớm khỏe thôi", Tiến sĩ Paul Offit, chuyên gia về vaccine của bệnh viên nhi đồng Philadelphia, nói.

"Không nên ngần ngại quay lại tiêm mũi thứ hai, bởi nó sẽ đặt bạn ở vị thế tốt hơn chống lại loại virus khủng khiếp này, loại đã giết chết hơn 250.000 người và gây ra nhiều biến chứng lâu dài".

Anthony Fauci, nhà dịch tễ học hàng đầu nước Mỹ, cũng nói điều tương tự với Mark Zuckerberg, giám đốc điều hành Facebook, hồi đầu tuần. "Điều mà cơ thể đang nói với bạn qua phản ứng đó rằng nó đang đáp ứng tốt với mũi tiêm", ông nói. "Khi tiêm vaccine, một số người có phản ứng, một số người không".

"Những người khác đau ở cánh tay. Một số có thể vừa đau vừa lạnh tay, giống như cúm và một số ít người bị sốt", ông nói.

Fauci khẳng định "đa số những triệu chứng này đều biến mất trong vòng 24 hoặc nhiều nhất là 48 giờ", nói thêm điều quan trọng là phải trung thực về các tác dụng phụ mà mình thấy xuất hiện.

Cố vấn khoa học Moncef Slaoui, trưởng Chiến dịch Tần tốc, chương trình đẩy mạnh nghiên cứu vaccine và phát triển thuốc Covid-19 của chính phủ Mỹ hợp tác với khối tư nhân, cho biết khoảng 10 - 15% đối tượng tham gia nghiên cứu xuất hiện "tác dụng phụ đáng chú ý" sau khi tiêm.

"Đa số mọi người xuất hiện tác dụng phụ ít chú ý hơn. Tôi cho rằng so sánh với khả năng bảo vệ 95% chống lại căn bệnh nhiễm trùng gây chết người hoặc suy nhược cơ thể, đây là sự cân bằng phù hợp", ông nói.

Không nên nhầm lẫn tác dụng phụ mà Batalvi gặp phải với các vấn đề an toàn. Bất kỳ nhà sản xuất vaccine nào đang muốn FDA cấp phép đều phải trình báo dữ liệu an toàn hai tháng sau khi tiêm liều thứ hai, bởi nhiều thử nghiệm trước đó từng xuất hiện các vấn đề mất an toàn lớn.

Tới nay, cả vaccine của Moderna và Pfizer đều cho kết quả tốt, nhưng chỉ thời gian mới trả lời được câu hỏi liệu có bất kỳ vấn đề mất an toàn nghiêm trọng nào xảy ra trong vài năm tới hay không.

"Dù chúng tôi có thể dự đoán được 90 - 95% tác dụng phụ xảy ra trong vòng hai tháng sau khi hệ thống miễn dịch phản ứng tốt với cả hai loại vaccine, nhưng chúng tôi không có kinh nghiệm biết được một, hai năm sau sẽ như thế nào và chúng ta sẽ phải đi từng bước", Slaoui nói.

Batalvi không rõ mình mình tiêm vaccine thực hay giả dược, nhưng dựa trên trải nghiệm đã có, anh nghĩ rằng mình có thể đoán được.

"Đây là một nghiên cứu ngẫu nhiên. Vì vậy cả tôi lẫn các bác sĩ nghiên cứu cũng như Moderna đều không biết tôi đã được tiêm vaccine hay chưa. Nhưng dựa trên những tác dụng phụ đã có, tôi cho rằng mình đã được tiêm vaccine thật", anh nói.

Batalvi cho hay rất mong đại dịch kết thúc để gặp hai cháu trai và gái song sinh, con của chị anh, mới đẻ tuần này.

"Tôi hy vọng sau khi có vaccine, mọi người đều tự tin khi sử dụng nó. Tôi đã thử và cảm thấy ổn. Tôi nghĩ chúng ta có thể vượt qua được", anh nói.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Máy bay rơi gần trung tâm thương mại ở Mỹ, nhiều người thương vongMáy bay rơi gần trung tâm thương mại ở Mỹ, nhiều người thương vong
16:28:16 01/02/2025
Bất thường trong thảm kịch trực thăng quân sự đâm vào máy bay hành khách ở MỹBất thường trong thảm kịch trực thăng quân sự đâm vào máy bay hành khách ở Mỹ
22:02:32 31/01/2025
Nhật Bản gặp khó khi xử lý 'hố tử thần'Nhật Bản gặp khó khi xử lý 'hố tử thần'
21:34:28 30/01/2025
Vụ va chạm máy bay tại Mỹ: Tìm thấy 19 thi thể tại hiện trườngVụ va chạm máy bay tại Mỹ: Tìm thấy 19 thi thể tại hiện trường
21:36:07 30/01/2025
Nga xác nhận 3 nạn nhân thiệt mạng trong tai nạn máy bay ở MỹNga xác nhận 3 nạn nhân thiệt mạng trong tai nạn máy bay ở Mỹ
23:22:26 31/01/2025
Vụ va chạm máy bay trên không ở Washington DC: không có người sống sótVụ va chạm máy bay trên không ở Washington DC: không có người sống sót
06:07:26 31/01/2025
Va chạm máy bay tại Mỹ: Tổng thống D.Trump cầu nguyện cho các nạn nhânVa chạm máy bay tại Mỹ: Tổng thống D.Trump cầu nguyện cho các nạn nhân
21:30:34 30/01/2025
Tổng thống Trump lên tiếng về 'thảm kịch' hàng không ở thủ đô Washington DCTổng thống Trump lên tiếng về 'thảm kịch' hàng không ở thủ đô Washington DC
05:50:04 31/01/2025

Tin đang nóng

Tai nạn giao thông, cô gái vừa tốt nghiệp đại học ở Hải Dương tử vong tối mồng 3 TếtTai nạn giao thông, cô gái vừa tốt nghiệp đại học ở Hải Dương tử vong tối mồng 3 Tết
14:27:18 01/02/2025
4 chị em sinh tư tuổi Tỵ - con gái của nguyên Phó giám đốc bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM: Tết đi đến đâu là rộn ràng, niềm vui như nhân 34 chị em sinh tư tuổi Tỵ - con gái của nguyên Phó giám đốc bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM: Tết đi đến đâu là rộn ràng, niềm vui như nhân 3
14:28:48 01/02/2025
Đoàn Văn Hậu đưa vợ con về Hà Nội tết ngoại, thái độ của em trai Doãn Hải My với anh rể gây chú ýĐoàn Văn Hậu đưa vợ con về Hà Nội tết ngoại, thái độ của em trai Doãn Hải My với anh rể gây chú ý
14:36:54 01/02/2025
4 ô tô tông liên hoàn trên cao tốc TPHCM - Long Thành, ùn tắc kéo dài4 ô tô tông liên hoàn trên cao tốc TPHCM - Long Thành, ùn tắc kéo dài
15:13:39 01/02/2025
Tổng quan vận mệnh 12 con giáp năm 2025: Con giáp này có vận đỏ như son, đón tài lộc tới tấpTổng quan vận mệnh 12 con giáp năm 2025: Con giáp này có vận đỏ như son, đón tài lộc tới tấp
15:20:44 01/02/2025
Mỹ: Máy bay chở 6 người lao xuống khu dân cư ở PhiladelphiaMỹ: Máy bay chở 6 người lao xuống khu dân cư ở Philadelphia
15:12:25 01/02/2025
Tàu cảnh sát biển cấp cứu thành công 1 thuyền viên người nước ngoàiTàu cảnh sát biển cấp cứu thành công 1 thuyền viên người nước ngoài
14:54:32 01/02/2025
Sốc: Song Ji Hyo và "Thái tử" Joo Ji Hoon bị khui chuyện sống chung, còn luôn mang theo món đồ đặc biệt?Sốc: Song Ji Hyo và "Thái tử" Joo Ji Hoon bị khui chuyện sống chung, còn luôn mang theo món đồ đặc biệt?
18:15:23 01/02/2025

Tin mới nhất

Đức dự kiến cấp chế độ nghỉ thai sản cho phụ nữ sảy thai

Đức dự kiến cấp chế độ nghỉ thai sản cho phụ nữ sảy thai

18:05:24 01/02/2025
Với quy định mới, phụ nữ bị sảy thai sau tuần thứ 13 của thai kỳ sẽ có thể lựa chọn nghỉ thai sản. Tuy nhiên, họ không bắt buộc phải nghỉ nếu không muốn.
Venezuela trả tự do cho 6 công dân Mỹ sau chuyến thăm của đặc phái viên Nhà Trắng

Venezuela trả tự do cho 6 công dân Mỹ sau chuyến thăm của đặc phái viên Nhà Trắng

18:01:20 01/02/2025
Chúng tôi đã cất cánh và đang trên đường đưa sáu công dân Mỹ này về nhà. Họ vừa nói chuyện với Tổng thống Donald Trump và không ngừng cảm ơn ông ấy , ông Grenell viết trên mạng xã hội X, kèm theo bức ảnh chụp sáu người vừa được thả.
Israel tăng gấp đôi số tù nhân được thả trong đợt trao đổi mới

Israel tăng gấp đôi số tù nhân được thả trong đợt trao đổi mới

17:57:45 01/02/2025
Cửa khẩu biên giới Rafah với Ai Cập là một trong những điểm vào chính vào lãnh thổ Palestine và là tuyến đường quan trọng để viện trợ. Nhưng biên giới đã bị đóng cửa kể từ khi lực lượng Israel chiếm giữ phía Palestine vào tháng 5/2024.
Trên 67 triệu người ở vùng Sừng châu Phi thiếu lương thực nghiêm trọng

Trên 67 triệu người ở vùng Sừng châu Phi thiếu lương thực nghiêm trọng

17:49:37 01/02/2025
Báo cáo của FAO và IGAD cho biết tình trạng di dời dân số đang ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh lương thực của nhiều cộng đồng tiếp nhận người nhập cư, gây thêm áp lực đối với nguồn lực của họ.
Cựu cố vấn cấp cao của Fed bị buộc tội làm gián điệp kinh tế

Cựu cố vấn cấp cao của Fed bị buộc tội làm gián điệp kinh tế

17:46:52 01/02/2025
Hai đồng phạm bị cáo buộc của Rogers được xác định là thành viên của cơ quan tình báo và an ninh Trung Quốc, nhưng đã đóng giả làm nghiên cứu sinh tại một trường đại học ở nước này.
Thông tin mới về số người thiệt mạng trong vụ rơi máy bay ở Philadelphia

Thông tin mới về số người thiệt mạng trong vụ rơi máy bay ở Philadelphia

17:44:42 01/02/2025
FAA sẽ phối hợp cùng Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia (NTSB) điều tra vụ việc. NTSB sẽ chỉ đạo cuộc điều tra và sẽ cung cấp tất cả các thông tin cập nhật.
Cần thêm nhiều hàng viện trợ nhân đạo tới Dải Gaza

Cần thêm nhiều hàng viện trợ nhân đạo tới Dải Gaza

17:39:23 01/02/2025
Cùng ngày, Chương trình Lương thực thế giới (WFP) thông báo kể từ khi lệnh ngừng bắn được triển khai, khoảng 600 xe tải chở hàng viện trợ nhân đạo đã vào Dải Gaza mỗi ngày, trong đó có 50 xe chở nhiên liệu.
Mỹ: Hạn chế trực thăng tại Washington sau vụ va chạm máy bay

Mỹ: Hạn chế trực thăng tại Washington sau vụ va chạm máy bay

16:25:04 01/02/2025
FAA cấm hầu hết các loại trực thăng bay trên một số tuyến đường gần sân bay và chỉ cho phép trực thăng cảnh sát, trực thăng y tế, trực thăng phòng không và trực thăng vận tải tổng thống bay trong khu vực giữa sân bay và các cây cầu gần ...
Hạ thủy tàu buồm chở hàng dài nhất thế giới

Hạ thủy tàu buồm chở hàng dài nhất thế giới

15:17:49 01/02/2025
Dự án đã nhận được sự hỗ trợ từ Ngân hàng Đầu tư công của Pháp (BPI) và công ty vận tải biển CMA-CGM của Pháp. Ông Zanuttini cho biết xưởng sẽ sớm bắt đầu đóng một con tàu tương tự.
Những loại đồ uống ấm áp để bạn chào đón năm mới an lành

Những loại đồ uống ấm áp để bạn chào đón năm mới an lành

13:37:35 01/02/2025
Gừng là một loại gia vị với đặc tính tiêu hóa và chống buồn nôn. Uống một tách trà gừng ấm vào buổi sáng giúp kích thích hệ tiêu hóa, giảm đầy hơi và tăng cường tuần hoàn.
Nhật Bản quan ngại việc Mỹ rút khỏi WHO

Nhật Bản quan ngại việc Mỹ rút khỏi WHO

10:00:02 01/02/2025
Ngày 31/1, Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba bày tỏ quan ngại về việc Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
BRICS phản ứng trước tuyên bố áp thuế 100% của Tổng thống Trump

BRICS phản ứng trước tuyên bố áp thuế 100% của Tổng thống Trump

09:56:36 01/02/2025
Trong khi đó, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho biết khối BRICS sẵn sàng đối thoại với ông Trump để làm rõ rằng mục đích của họ không phải là từ bỏ đồng USD, mà là rút ra bài học từ những chính sách sai lầm của Washington.

Có thể bạn quan tâm

Đại án Vạn Thịnh Phát: Bản án nghiêm khắc cho sự tha hóa quyền lực

Đại án Vạn Thịnh Phát: Bản án nghiêm khắc cho sự tha hóa quyền lực

Pháp luật

18:11:29 01/02/2025
Điều này cho thấy quyết tâm mạnh mẽ của Nhà nước trong việc làm trong sạch môi trường kinh doanh và bảo vệ sự ổn định của nền kinh tế.
Ahn Bo Hyun lộ bằng chứng vẫn "lụy" Jisoo (BLACKPINK), ẩn ý muốn tái hợp sau 2 năm chia tay?

Ahn Bo Hyun lộ bằng chứng vẫn "lụy" Jisoo (BLACKPINK), ẩn ý muốn tái hợp sau 2 năm chia tay?

Sao châu á

18:00:08 01/02/2025
Chỉ với 1 động thái, nam diễn viên Ahn Bo Hyun - tình cũ của Jisoo (BLACKPINK) - khiến dân mạng bàn tán không ngớt.
Xuân Son được tặng nhà

Xuân Son được tặng nhà

Sao thể thao

17:01:52 01/02/2025
Tiền đạo Nguyễn Xuân Son được bầu Thiện (CLB Nam Định) tặng thưởng căn hộ cao cấp tại Hà Nội. Xuân Son được ghi nhận.
Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 1.2.2025

Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 1.2.2025

Trắc nghiệm

16:43:26 01/02/2025
Hôm nay là một ngày khá thuận lợi cho người tuổi Tý. Bạn có thể nhận được một tin vui bất ngờ từ gia đình hoặc bạn bè. Nếu đang có kế hoạch du xuân, hãy chú ý đến an toàn khi di chuyển.
Tại sao bức ảnh về những đôi dép bừa bộn lại trở nên nổi tiếng nhất Tết 2025?

Tại sao bức ảnh về những đôi dép bừa bộn lại trở nên nổi tiếng nhất Tết 2025?

Netizen

14:26:49 01/02/2025
Với nhiều người, Tết là dịp đoàn viên, sum họp. Trong những ngày này, hình ảnh gia đình quây quần gói bánh chưng, bánh tét; đi chúc Tết, nhận lì xì,... ngập tràn trên mạng xã hội.
Chế độ dinh dưỡng, tập luyện hợp lý cho phụ nữ giảm cân dịp Tết

Chế độ dinh dưỡng, tập luyện hợp lý cho phụ nữ giảm cân dịp Tết

Sức khỏe

12:53:08 01/02/2025
Bác sĩ Nguyễn Đức Thành, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, các nghiên cứu cho thấy rằng: nếu ta ngưng việc tập luyện mà ta vẫn làm thường lệ thì cơ thể sẽ trở nên suy yếu ngay chỉ sau một vài tuần.
'Cấp cứu' làn da ngày Tết, chị em ghi nhớ 4 điều này

'Cấp cứu' làn da ngày Tết, chị em ghi nhớ 4 điều này

Làm đẹp

12:39:20 01/02/2025
Nếu có tắm biển hoặc hồ bơi, nên chọn loại kem có thêm tính chống nước. Bên cạnh đó, nên che chắn bằng khẩu trang, kính mát, nón rộng vành khi đi ra ngoài trời.
Độc lạ phong tục đón mừng năm mới ở nghĩa địa tại Chile

Độc lạ phong tục đón mừng năm mới ở nghĩa địa tại Chile

Lạ vui

10:47:08 01/02/2025
Tại thành phố Talca, một thị trấn nhỏ ở đất nước Chile có một phong tục rất đặc biệt: Đón năm mới cùng với những người thân đã khuất.