“Phép màu” của hai vợ chồng buôn ma tuý hoàn lương
Từ một người thanh niên điển hình về làm kinh tế, có cuộc sống đầy đủ, Thông rơi vào cảnh trắng tay. Bi kịch hơn, để thỏa mãn cơn nghiện đang hành hạ mình, anh đã đi “gieo” cái chết trắng.
Những lần hắn vắng nhà lại dặn vợ có ai hỏi thì đưa cái gói đó cho họ. Ban đầu, chị Yến (vợ Thông) không biết là ma tuý nên cũng làm và rồi chính anh đã đưa chị vào vòng lao lý lúc nào không hay. Sau này, khi biết chồng mình đang buôn bán ma túy, vì phải lo tiền cho con ăn học nên chị Yến vẫn đi vào con đường buôn bán ma túy rồi bị bắt với tội danh buôn bán, tàng trữ chất ma tuý. Tuy nhiên, khi nhận ra mình đang đi gieo tội ác, vợ chồng chị Yến quay đầu lại thì tất cả đã quá muộn.
Cửa hàng gas tại thị xã Thái Hoà của vợ chồng anh Thông.
Một lần lạc lối theo “nàng tiên nâu”
Vợ chồng Nguyễn Cảnh Thông và Lê Thị Yến trú tại phường Quang Tiến (thị xã Thái Hòa, Nghệ An) có một cuộc đời như những bộ phim truyền hình. Hơn 20 năm trước, Nguyễn Cảnh Thông với sự chăm chỉ làm ăn đã sắm được chiếc xe máy. Hàng ngày, anh ngược xuôi bên các con sông chở người đi đào đá đỏ trên Quỳ Châu để kiếm miếng ăn cho cả nhà. Không làm chủ được mình, cái nghề tài xế đã khiến anh nhúng chàm lúc nào không hay.
Tâm sự với chúng tôi, anh Thông kể lại: “Ngày đó đám bạn tôi làm ăn rất khá nên thường tụ tập chơi bời. Nghe lời bạn, tôi thử ma túy một lần cho biết nhưng rồi cứ thế lao đầu vào nó như con thiêu thân tìm ánh sáng”. Từ đó, bao nhiêu của cải hai vợ chồng tích góp được đã bị Thông đốt sạch vào làn khói trắng. Để có thuốc thoả mãn cơn nghiện, Thông đã trở thành đối tượng buôn bán ma tuý và sa lưới pháp luật với mức án 7 năm tù.
Tìm đến thị xã Thái Hòa, hỏi nhà Nguyễn Cảnh Thông ai cũng biết. Chủ cửa hàng bếp gas Thông Yến kể về cuộc đời trầm luân của mình với những xúc cảm buồn vui lẫn lộn. Sinh ra trong gia đình nghèo lại đông con ở một huyện miền núi phía Tây xứ Nghệ, tuổi thơ của Thông không trong sáng như bao đứa trẻ khác. Anh lớn lên trong sự thiếu thốn và tủi nhục mọi điều. Học hết phổ thông, anh tình nguyện tham gia quân ngũ. Sau hai năm, Thông trở về địa phương với đôi bàn tay trắng. Số phận đã mỉm cười khi cho anh quen rồi sau đó cưới được người vợ hiền lành, xinh đẹp.
Chịu khó vật lộn, vợ chồng Thông cũng có của ăn của để. Một ngôi nhà khang trang được cất ngay lòng thị trấn. Hạnh phúc càng trọn vẹn hơn khi năm 1990, đứa con trai đầu lòng Nguyễn Cảnh Thiệu cất tiếng khóc chào đời. Năm năm, anh chị lại sinh thêm cô con gái Nguyễn Thị Khánh. Tất cả coi như đã quá mỹ mãn, cuộc đời đã quá ưu ái với đôi vợ chồng trẻ. Tuy nhiên, họ đang sống hạnh phúc thì tai họa bất ngờ ập xuống. Cái bệnh nghề nghiệp của dân lái xe đã hủy hoại người trai trẻ và phá vỡ đi một gia đình hạnh phúc.
Công việc hàng ngày của anh Thông.
Tan nát gia đình vì ma túy
Nói chuyện với chúng tôi trong sư ân hận, anh Thông cho biết: “Đầu tiên tôi chỉ thử cảm giác phê bằng cách hút trộm. Sau nghiện nặng, không nhịn được nên tôi liều lĩnh hút công khai. Chỉ sau mấy tháng dính vào ma túy, mọi tài sản bao năm chắt góp cứ rủ nhau đội nón ra đi. Chiếc xe vốn là cánh tay phải để làm ăn tôi cũng “cháy” theo làn khói trắng”.
Từ một người thanh niên điển hình về làm kinh tế, có cuộc sống đầy đủ, anh rơi vào cảnh trắng tay, gia đình đổ vỡ. Đến ngày trong căn nhà vốn khang trang không còn một thứ đáng giá, Thông điên cuồng trong những trận thèm thuốc. Không còn cách nào khác, anh đâm đầu vào con đường buôn bán ma túy. Nghiệt ngã thay, vợ Thông, người đàn bà tội nghiệp cũng đã dấn thân vào tội ác khi vô tình rồi đến cố ý tiếp tay cho chồng phạm pháp.
Video đang HOT
Ban đầu chị không biết những gói màu trắng mà chồng mình thường giao cho mấy tên đầu gấu là ma tuý nên cũng chẳng quan tâm. Bi kịch thực sự đến với chị Yến khi biết đó là hàng cấm nhưng chị vẫn bán vì thương con không có tiền đi học. Rồi, cái gì đến cũng phải đến. Cuối năm 1998, chị Yến bị bắt với tội danh buôn bán, tàng trữ trái phép chất ma tuý.
Đứng trước vành móng ngựa, người đàn bà này ngã khụy khi lĩnh án 10 năm tù giam. Thấy vợ bị bắt nhưng không biết trông chờ vào đâu để kiếm miếng ăn, Thông tiếp tục kéo dài những tháng ngày tội lỗi. Hai năm sau Thông nối gót vợ vào trại giam với cùng tội danh buôn bán, tàng trữ may túy. Tất cả đều vỡ vụn, hai đứa con nhỏ của anh chị phải đi ăn nhờ ở đợ người ta. Bố mẹ anh vì lo lắng cho con, cho cháu mà đổ bệnh rồi ra đi trong sự tủi nhục, đau buồn.
Gây ra quá nhiều tội lỗi, đánh đổ quá nhiều mồ hôi nước mắt, chính người trụ cột gia đình là Thông đã khiến mọi công sức của hai vợ chồng như dã tràng se cát. “Thời gian ở trại đã cho vợ chồng tôi nếm đủ mọi cay đắng của cuộc đời. Thú thực, nhiều khi tôi đã buông xuôi, nghĩ đến tự tử nhưng nhớ về hai đứa con ăn không no, mặc không ấm nên quyết tâm cải tạo mong sớm được ra tù để làm lại từ đầu”, chị Yến chia sẻ.
Tại trại giam, sự nuối tiếc về quá khứ và thời gian lầm đường lỡ bước động lực ép buộc Thông nuôi ước vọng làm lại từ đầu. Anh càng đau khổ hơn khi những dằn vặt ám ảnh về việc chính mình đã đưa tay kéo vợ vào tù để lại con thơ nheo nhóc.
Làm lại cuộc đời
Nỗi ân hận quá lớn khi nghĩ về hai đứa con nhỏ và sự qua đời của bố mẹ đẻ khiến lương tâm Thông được thức tỉnh. Sự khao khát tự do, ước mơ trở lại cuộc sống lương thiện được thể hiện rõ qua từng buổi lao động cải tạo. Nỗ lực của Thông được đền đáp khi năm 2005, anh được đặc xá trở về quê hương. Sau đó mấy tháng chị Yến cũng được đoàn tụ gia đình trước thời hạn. Hạnh phúc vỡ òa khi gia đình đoàn tụ, nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc vợ chồng anh phải đối diện sống nuôi con bằng hai bàn tay trắng. May mắn thay, đúng lúc này gia đình Thông nhận được sự giúp đỡ của bà con lối xóm.
Với khát khao phục thiện mãnh liệt, vợ chồng Thông Yến đã vượt qua được những tháng ngày khó khăn ban đầu ấy. Anh Nguyễn Kim Dự, người hàng xóm thân cận nhất cho biết: “Lúc mới ở trại về nhìn vợ chồng thằng Thông thê thảm lắm. Người dân chúng tôi thương nhất là hai đứa trẻ. Anh em, bà con xóm giềng và chính quyền địa phương đã họp bàn nhau là phải từng bước tách Thông khỏi các đối tượng nghiện bằng cách tạo công ăn việc làm và vận động tham gia vào công tác của khối phố”.
Với tinh thần trách nhiệm cao, Nguyễn Cảnh Thông xin tham gia vào công tác đảm bảo an ninh trật tự và phòng chống tội phạm ma túy tại khối xóm. Anh rất tích cực trong phong trào phòng chống tội phạm ma túy trên địa bàn. Với những kinh nghiệm đã có, Thông đã cùng với các thành viên trong tổ phá hàng chục tụ điểm ma túy. Năm 2009, anh được bầu làm khối phó, Tổ trưởng tổ bảo vệ dân phố. Cái chức danh nghe thật nhỏ bé nhưng với vợ chồng Thông nó chứa đầy ý nghĩa, họ luôn xem đó là cả một phép màu.
Theo NDT
Cha mẹ viết thư cho con vào tù
Cơn lốc ma túy cuốn ngang qua xã vùng cao phố núi khiến nhiều gia đình tán gia bại sản, con cái nghiện ngập, vợ chồng ly tán...
Ma túy trở thành cơn bão thực sự khoảng từ năm 2000, khi xuất hiện hình thức hít và chích. Cho đến nay, nó đã trở thành nỗi ám ảnh của những gia đình có con em đang tuổi vị thành niên.
Cha mẹ bất lực với đứa con phá gia chi tử
Ở xã Eawy, huyện Ea H'Leo (Đắk Lắk), nói về mặt bằng kinh tế trong xã, thì nhà ông Lương Văn Mừng và bà Dương Thị Lá ở thôn 5C cũng không phải thuộc dạng nghèo, trong nhà cũng có chút ít của nả gọi là đủ ăn, có chiếc xe công nông hạng nhỏ đi rẫy khi mùa màng về.
Nhà ông có người con là Lương Văn Linh, ông Mừng không có chữ, nên đứa con trai cũng theo cha thất học. Ở nhà, ngày lên rẫy, đêm tụ tập bạn bè, rồi bỗng một ngày ông Mừng phát hiện đồ đạc trong nhà lần lượt không cánh mà bay một cách khó hiểu. Khi chăm chú nhìn đứa con thì suốt ngày bần thần ngáp ngắn ngáp dài, ông mới biết cậu choai vừa nứt mắt nhà mình đã "đi theo chúng bạn" (mắc nghiện).
Năm đầy 20 tuổi, Linh đã vào trại 3 lần vì tội trộm cắp tài sản lấy tiền chích choác. Theo lời Linh, thì ngày đó hắn cũng có thói quen nghiện giống người lớn. Nhưng thứ thuốc đó nhẹ, nó không làm cho bản thân điên đảo, hay rấm rứt như muốn xé toang lồng ngực mỗi khi lên cơn như "thứ dùng để chích thẳng vào đường máu như bây giờ".
Từ tập tành, rồi đến quen và nghiện lúc nào không hay, đến nay như Linh thú thực: "Nếu tính tuổi nghiện thì mình đã có hàng chục năm rồi". Heroin xuất hiện, lứa tuổi thanh niên trong xã đón nhận một cách nhiệt thành. Những kẻ cơ hội nhận thấy đây là một thị trường béo bở, nên chúng thiết lập đường dây chuyên nghiệp rồi tuồn ma túy vào Eawy theo những chuyến xe vận tải khách từ Bắc vào, hoặc bên kia biên giới nước Lào sang. Chỉ trong thời gian ngắn, Linh cùng đám bạn đứa nào đứa ấy đều nghiện, "đô" chích không ngừng được tăng liều.
Một góc trung tâm xã Eawy
Để được thỏa mãn cơn đói ma túy, Linh xin đi làm lơ xe cho những tài xế chuyên tuyến xe khách, mỗi chuyến đi Linh lại được thỏa thuê "lên mây". Tất nhiên, những tép "hàng trắng" cũng được đều đều ngụy trang theo những chuyến xe tuồn vào Eawy.
Có những giai đoạn Eawy đầy người dùng ma túy, nhà nhà tan nát vì ma túy, mà người ta phải gọi xã nghèo này là điểm đen nhức nhối. Những gia đình có người mắc nghiện, tham gia buôn bán, tàng trữ, vận chuyển đầy rẫy. Những người dắt díu nhau vào tù có liên quan đến ma túy thì không thiếu, nhiều gia đình chưa kịp ngoi lên khỏi cái nghèo đã bị ma túy dìm sâu vào vũng lầy tan tác.
Thanh niên ở Eawy đang độ khỏe mạnh trai tráng rồi bị ma túy bẻ oặt, Linh cũng không nằm ngoài cái kịch bản vũng lầy đó. Trong một lần đang phân phối ma túy cho một con nghiện trong xã, Linh bị tóm gọn, rồi vào tù. Đến khi ra tù thì Linh vẫn ngựa quen đường cũ, lời hứa từ bỏ khói thuốc trắng với cha mẹ sinh thành dần tan biến, Linh tiếp tục sa lầy vào con đường nghiện ngập, lại bị bắt tống giam trở lại. Cho đến lần thứ 4, khi ăn trộm tài sản của gia đình, thì bố mẹ của hắn không thể chịu được nữa.
Ông Lương Văn Mừng, bố Linh nghẹn đắng nhớ lại, nếu tính tài sản bao năm phục vụ cho chích hút thì đứa con "phá gia chi tử" đã tuồn vào mũi xi lanh hàng chục cái xe máy, mấy mảnh vườn cà phê. Cái gì giá trị, hễ vào tay Linh là tuồn tuột như nước trôi qua cầu. Xe máy chỉ mua được dăm bữa nửa tháng lại ra đi, vợ khóc lên khóc xuống, quỳ lạy van xin. Nhưng khi tỉnh Linh hứa sẽ cai, lúc lên cơn đâu lại vào đó.
Có lần Linh còn thú thật với gia đình: "Cái anh khổ tâm nhất là biết tác hại ghê gớm của ma túy mà không thể đoạn tuyệt". Bản thân Linh cũng đã từng mắm môi thề thốt trước bàn thờ tổ tiên là quyết tâm cai, nhưng thề đến lần thứ 15, 16 gì đó mà vẫn hoàn tái nghiện. Trong vòng luẩn quẩn, Linh lại ném lao theo lao, kiếm được đồng nào xào luôn đồng ấy để giải quyết cơn nghiện.
Anh Linh, một đối tượng nghiện khiến cha mẹ phải viết thư cho con vào tù
Trên hai cánh tay của Linh, bố mẹ phải khiếp vía vì những vết bầm nát của các lần đâm mũi tiêm. Trước đây, mỗi ngày Linh phải làm "hai cữ". Hoặc là sáng mai và giữa trưa, hoặc là nửa buổi và giữa chiều, không thể ngày nào không có thuốc.
Đỉnh điểm của sự tha hóa là vào tháng 4/2011, sau một cơn vật thuốc không kiếm đâu ra tiền, chàng quý tử đánh luôn chiếc công nông dựng dưới gầm nhà mang đi tiệm cầm được 45 triệu. Sau khi chuộc được chiếc xe máy gán nợ trước đó, số tiền còn lại Linh nướng tất cả vào ma túy.
Quá khổ sở vì đứa con, không còn cách nào khác, ông Mừng bàn với vợ "thôi thì cha không dạy được con thì nhờ pháp luật dạy. Dẫu sao thì những năm tháng trong tù mong một lần con mình nghĩ lại mà biết thương cha mẹ, hay ít ra nó cũng tránh xa được làn khói trắng". Ông Mừng quyết định viết đơn tố cáo lên công an rằng thằng con đi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và sử dụng ma túy trái phép.
Ông còn nhớ mãi phiên tòa xét xử lưu động ngay tại xã, nhiều người dè bỉu, chỉ trỏ cái việc làm kỳ quặc của ông. Nhưng như ông nói, bậc làm cha làm mẹ khi rơi vào hoàn cảnh như vợ chồng ông mới thấu hết nỗi khổ.
Cơn lốc ma túy "cuốn phăng" xã nghèo
Xã Eawy cách trung tâm TP Buôn Mê Thuột gần 200km, nằm heo hút trong những dãy đồi đất đỏ. Nơi vùng rẻo cao này một thời được xem là nơi reo rắc cái "chết trắng"... Những địa bàn này "cơn lốc" ma tuý tuy lắng lại, nhưng hậu quả kéo theo là những nỗi lo với số người nghiện tăng vọt...
Hồi mới thành lập làng, Ewy chỉ có mấy chục nóc nhà lụp xụp của những người Tày, Nùng, Dao... những đồng bào thiểu số này đã mang theo thói quen hút thuốc phiện từ quê vào. Họ quan niệm, đã là người Tày, người Nùng thì ai cũng phải biết hút thuốc phiện. Ở trên nương, lúc ngồi nhậu ở đầu làng, họ tụ tập hút thuốc phiện nhả khói xanh rờn, người ta đơn giản nghĩ rằng đó là một thứ gì đó đơn thuần như cơm ăn, áo mặc mà cha ông vẫn thường làm.
Trạm Y tế xã Eawy
Vào đầu năm 2000, tại xã Eawy bỗng nhiên xuất hiện đường dây buôn bán ma tuý. Ban đầu chỉ xuất hiện nhỏ lẻ một số đối tượng người Tày cấu kết với người địa phương vận chuyển ma tuý từ Lào rồi qua đường tiểu ngạch tập trung về đây hoặc là xuôi theo các tuyến xe khách.
"Tâm dịch" ma tuý đã dần lan nhanh đến nhiều địa bàn thôn khác của xã. Chính vì vậy, nhiều làng, bản ở đây ngập chìm trong khói trắng. Ma tuý như những cái "án tử hình" len lỏi khắp bản làng của đồng bào Tày, Nùng, Mông, giờ đây có phần lắng lại nhưng nỗi đau thì còn đó.
Cái đau hiện nay của ma tuý còn đó, hiện nay, xã Eawy, đến hết năm 2011 toàn xã có 42 đối tượng nghiện hút, thôn nào cũng có người nghiện và thực tế, con số 42 mới chỉ phán ánh được một phần của thực tế mà thôi. Điều đáng nói, những đối tượng nhiễm HIV/AIDS của xã có nguyên nhân từ chích ma túy đã xuất hiện đáng báo động. Năm 2011, toàn xã có 6 người nhiễm HIV chủ yếu qua con đường máu.
Đại dịch ma tuý đã làm cho làng bản vắng bóng đàn ông. Họ đã chết vì ma tuý, vào tù vì ma tuý, nhiều gia đình tan nát, lâm vào cảnh khốn. Ma tuý như con bạch tuộc thò vòi đến khắp nơi, vào cả trường học. Đã có đối tượng chết vì sốc thuốc khi trên người còn mang áo trắng học trò. Nhiều chàng trai căng sức như cây lim, cây táu bỗng chốc bị ma tuý sai khiến trở thành những con nghiện mất nhân tính gây ra biết bao nhiêu tệ nạn và tội lỗi.
Giờ ở Eawy, cảnh người dân thấy các con nghiện sẵn sàng tiêm chích, hút hít ngay giữa ban ngày không còn là chuyện gì đó quá hiếm gặp. Đêm đến, bản làng đi ngủ sớm nhà nào cũng cửa đóng, then cài. Người ta kinh sợ bởi những con nghiện nơi đây như những bóng ma vật vờ.
Giang Uyên
Theo Infonet
Một ngày của "mỹ nữ áo sọc" sau song sắt Ở sau song sắt, là quãng thời gian họ gột rửa lỗi lầm. Mỗi buổi sớm mai khi bình minh thức dậy, mỗi bước chân trên lối trở về buồng giam lại gột rửa đi phần quá khứ của mỗi con người lầm lỗi. Bụi thời gian làm mờ đi tất cả, chỉ có tình người đọng mãi trong ta. Cải tạo để...