Phê duyệt quy hoạch khu du lịch quốc gia diện tích 4.000 ha tại tỉnh Lâm Đồng
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 1771/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Đankia – Suối Vàng, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Theo đó, Khu du lịch quốc gia Đankia – Suối Vàng thuộc địa phận thị trấn Lạc Dương (huyện Lạc Dương) và phường 7 (TP. Đà Lạt), tỉnh Lâm Đồng, có diện tích khoảng 4.000 ha, trong đó các khu vực tập trung phát triển du lịch, hình thành các phân khu chức năng chính có diện tích khoảng 760 ha.
Mục tiêu đến năm 2025 khu du lịch này sẽ đón khoảng 3 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 56 nghìn lượt. Phấn đấu đến năm 2030 đón khoảng 5 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 100 nghìn lượt. Tổng thu từ khách du lịch đến năm 2025 dự kiến đạt trên 1.200 tỷ đồng. Phấn đấu đến năm 2030 đạt khoảng 3.500 tỷ đồng.
Khu du lịch này dự kiến sẽ tạo việc làm cho khoảng 3.700 lao động vào năm 2025 và khoảng 7.000 lao động vào năm 2030.
Sản phẩm du lịch chủ đạo gồm: Sản phẩm du lịch văn hóa, phát huy các giá trị văn hóa bản địa đặc trưng. Bên cạnh đó là du lịch nghỉ dưỡng (khai thác các đặc thù về điều kiện khí hậu, cảnh quan để phát triển các sản phẩm nghỉ dưỡng ven hồ, nghỉ dưỡng gắn với thể thao golf, chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp). Sản phẩm du lịch thể thao, vui chơi giải trí (thúc đẩy phát triển các hoạt động thể thao trên mặt nước như bơi, chèo thuyền kayak; thể thao ngoài trời như đua xe địa hình, việt dã, golf).
Được biết, xem ngành du lịch và nông nghiệp sạch là hướng phát triển chính trong tương lai, hiện tại UBND tỉnh Lâm Đồng đang kêu gọi đầu tư 3 dự án cấp quốc gia gồm: Dự án khôi phục tuyến đường sắt Đà Lạt-Tháp Chàm, cải tạo nâng cấp các nhà ga Đà Lạt, Trại Mát, Dran phục vụ du lịch; Đường cao tốc Dầu Giây-Liên Khương; Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lâm Đồng.
Ngoài ra, tỉnh Lâm Đồng cũng kêu gọi 50 dự án đầu tư cấp tỉnh trong các lĩnh vực nông nghiệp; du lịch, dịch vụ và thương mại; công nghiệp; khoa học công nghệ…
Cùng với đó, Lâm Đồng giới thiệu và tìm kiếm cơ hội hợp tác sản xuất, kinh doanh và mở rộng thị trường với các doanh nghiệp về các sản phẩm an toàn, chất lượng cao; tour, tuyến và sản phẩm du lịch mới.
Các dự án đầu tư tại Lâm Đồng được hưởng các chính sách ưu đãi về thuê đất, mặt nước, thuế thu nhập doanh nghiệp, xuất nhập khẩu; hỗ trợ đào tạo nghề, xúc tiến đầu tư, phát triển thị trường và quảng bá thương hiệu.
Nam Phong
Video đang HOT
Theo Trí thức trẻ
Dự án khu nghỉ dưỡng Nam Ô - Đà Nẵng bị thu hẹp một nửa diện tích, công ty của chồng hoa hậu Thu Thảo liệu có rút lui?
"Việc TP Đà Nẵng điều chỉnh quy mô diện tích dự án không chỉ làm giảm đi quá nhiều diện tích khai thác của dự án mà còn gây khó khăn cho việc thực hiện dự án", ông Nguyễn Trung Tín, Tổng giám đốc Tập đoàn Trung Thủy cho biết
Từ nhiều năm qua, cử tri quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) đề nghị thành phố xem xét điều chỉnh quy hoạch dự án Khu du lịch sinh thái Nam Ô theo hướng xây dựng lối xuống biển cho nhân dân tương tự như các dự án ven biển đường Trường Sa, quận Ngũ Hành Sơn.
Mới đây nhất, tại cuộc họp HĐND, trước nhiều câu hỏi chất vất của các cử tri về dự án Lancaster Nam Ô Resort tại P. Hòa Hiệp Nam, Q. Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng, ông Vũ Quang Hùng - Giám đốc Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng cho biết, hiện dự án đã được điều chỉnh quy hoạch từ 36 ha xuống còn 16ha.
TP. Đà Nẵng sẽ thu hồi vệt đất mặt tiền Nguyễn Tất Thành (nối dài) để phục vụ công cộng; thu hồi toàn bộ ghềnh Nam Ô vì theo Luật biển cần tăng cường không gian công cộng cho người dân; thu hồi bãi cát phục vụ công cộng; toàn bộ đường dân sinh mở từ 4 m lên 5,5 m; giữ nguyên hiện trạng các công trình di tích lịch sử; giữ nguyên hiện trạng hồ ở phía bắc để chứa nước; bổ sung các lối xuống biển.
Khu Nam Ô nhìn từ trên cao đã được giải phóng mặt bằng một phần.
Trước đó, UBND TP Đà Nẵng đã giao các sở ngành tiến hành điều chỉnh quy hoạch mở đường dân sinh 5,5m đi qua dự án, mở 3 lối xuống biển, giữ nguyên hiện trạng và tôn tạo di tích lịch sử, quy hoạch làng nghề truyền thống. UBND TP Đà Nẵng đã thống nhất với nhà đầu tư tách ghềnh Nam Ô ra khỏi phạm vi dự án để bảo tồn khu vực sinh thái công cộng. Như vậy, phạm vi đất giao cho dự án từ 36ha nay chỉ còn 26ha, và hiện nay TP. Đà Nẵng "chốt" chỉ còn 16ha.
Riêng phần diện tích trên ghềnh Nam Ô, UBND quận Liên Chiểu đề nghị UBND thành phố phê duyệt với mục đích tôn tạo phục vụ du lịch sinh thái, hạn chế tối đa việc chặt phá cây rừng nguyên sinh làm thay đổi hiện trạng.
Theo UBND quận Liên Chiểu đây là khu rừng được người dân Nam Ô tự giác bảo vệ nguyên vẹn từ nhiều đời nay. Việc tác động mạnh đến tự nhiên khu vực này sẽ có nguy cơ phản ứng tiêu cực từ cộng đồng.
"Theo quy định của Luật Biển và chủ trương của Ban Thường vụ Thành ủy, biển phải là của cộng đồng, mọi người dân đều có quyền thụ hưởng. Trong công tác quy hoạch các dự án ven biển, phải có lối xuống biển, có đường cho người đi bộ, đi xe đạp. Dự án khu du lịch sinh thái Nam Ô quy hoạch không để lối xuống biển, không còn đất để làm đường ven biển phục vụ người dân tản bộ, đi xe đạp là không thể chấp nhận được. Vì vậy, đề nghị Sở Xây dựng sớm rà soát và quy hoạch lại dự án cho phù hợp", Bí thư Thành ủy Trương Quang Nghĩa nói.
Bí thư Thành ủy Trương Quang Nghĩa đề nghị Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường phải xác định lại ranh giới giao đất cho chủ đầu tư dự án rõ ràng, cụ thể, theo đúng chủ trương của Ban Thường vụ Thành ủy và theo quy định của Luật Biển.
"Bờ biển phải là không gian công cộng chứ không phải của một dự án nào. Vì vậy, đề nghị quận Liên Chiểu chỉ đạo sát sao trong công tác quy hoạch đối với các dự án ven biển, đặc biệt lưu ý việc mở lối xuống biển cho người dân và du khách", Bí thư Thành ủy Trương Quang Nghĩa nói.
Ngôi đền thờ cổ của người dân làng chài Nam Ô.
Ghềnh Nam Ô này theo quyết định của TP Đà Nẵng sẽ được tách khỏi dự án của Tập đoàn Trung Thuỷ, chia dự án làm 2 phần.
Đây là khu vực ven biển đẹp và hoang sơ còn lại của TP Đà Nẵng.
UBND quận Liên Chiểu cũng cho rằng thực hiện quy hoạch vừa qua, đến nay gần 700 hồ sơ nhà, đất và mồ mả thuộc phạm vi quy hoạch dự án Khu du lịch sinh thái Nam Ô đã được giải tỏa, di dời. Miếu Bà Liễu Hạnh được di dời về khu vực giữa miếu Âm Linh và lăng Ông Ngư để hình thành quần thể tâm linh cho nhân dân dễ dàng sinh hoạt tín ngưỡng.
Hơn nữa, miếu Bà Liễu Hạnh chỉ cách vị trí di dời về không xa và cũng là nguyện vọng của các đại diện làng Nam Ô. Vừa qua, thành phố và các cơ quan chức năng đã giải quyết vướng mắc về kinh phí di dời, xây dựng lại, nhưng vì một số lý do tâm linh nên bà con chưa triển khai di dời.
Được biết, dự án Lancaster Nam Ô Resort & Spa có diện tích 36,5 ha bao gồm 57 căn biệt thự biển cao cấp, khách sạn 5 sao, spa, khu hội nghị quốc tế, khu vui chơi giải trí ... với số vốn đầu tư lên đến 3.300 tỷ đồng.
Trao đổi với chúng tôi về việc có nguy cơ mất dự án trên, ông Nguyễn Trung Tín, Tổng giám đốc Tập đoàn Trung Thủy, cho biết đây là dự án nghỉ dưỡng quy mô lớn nhất của công ty đang được triển khai tại Đà Nẵng. Tuy nhiên, thời gian nhiều năm qua dự án đang triển khai công tác đền bù giải tỏa, di dời một ngôi chùa và khu thờ cúng của người dân vùng biển tại đây. "Thời gian hơn 2 năm qua chúng tôi đã đầu tư với số tiền khá lớn để tiến hành thi công cơ sở hạ tầng, cũng như đền bù cho nhiều hộ dân bị ảnh hưởng và những ngôi mộ vô chủ chưa được di dời", ông Tín nói thêm.
Cũng theo ông Tín, dự án chậm trễ kéo dài cũng có nguyên nhân từ việc không triển khai được công tác đền bù giải toả, mặc dù công ty cũng đã ứng trước một khoản tiền. Khu nghỉ dưỡng Nam Ô là phần đất mà tập đoàn Trung Thủy đã và đang theo đuổi gần 20 năm nay, tuy nhiên chỉ vì câu chuyện đền bù không được mà dẫn đến tình trạng như hôm nay.
Thời gian qua, chủ đầu tư cũng đã rất tích cực phối hợp với Sở ban ngành TP Đà Nẵng về việc điều chỉnh quy hoạch và xin phê duyệt nhưng đến nay vẫn chưa được chấp thuận nên chưa triển khai.
"Việc TP Đà Nẵng điều chỉnh quy mô diện tích dự án không chỉ làm giảm đi quá nhiều diện tích khai thác của dự án mà còn gây khó khăn cho việc thực hiện dự án. Bởi lẽ dự án sẽ bị chia cắt thành hai phần riêng biệt. Quan trọng nhất, việc tách rời ghềnh Nam Ô ra khỏi dự án sẽ gây khó khăn cho việc quản lý, dễ gây mất an ninh trật tự và ô nhiễm môi trường du lịch. Không thể nào một dự án 5 sao mà có một ghềnh đá tách ra, chia cách chúng tôi ra làm hai phần. Điều này cũng đã phá vỡ quy hoạch cũng như các thiết kế ban đầu", vị CEO 8X này cho biết thêm.
"Với tâm huyết đưa Nam Ô trở thành một điểm nhấn du lịch, chúng tôi rất mong muốn nhận được sự chấp thuận, ủng hộ của Quận Liên Chiểu và UBND TP Đà Nẵng, để sớm đưa dự án đi vào hoạt động cũng như hỗ trợ phát triển đời sống của cộng đồng dân cư tại đây", người đại diện Tập đoàn Trung Thủy nói.
Nam Phong
Theo Trí thức trẻ
Siêu dự án 13 năm chưa triển khai tại Bà Rịa - Vũng Tàu có thể bị thu hồi Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Trung Thủy tại xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc (do Công ty TNHH Trung Thủy làm chủ đầu tư) được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư năm 2005 với diện tích 99,883ha, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại chủ đầu tư vẫn chưa triển khai dự án. Dự án Khu du...