Phê duyệt bộ chỉ số đánh giá chất lượng thực hiện dịch vụ công trên môi trường điện tử
Bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo Quyết định 766 mới được Thủ tướng Chính phủ ban hành, bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử (gọi tắt là bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp) gồm 5 nhóm chỉ số thành phần: Công khai, minh bạch; tiến độ, kết quả giải quyết; số hóa hồ sơ; cung cấp dịch vụ trực tuyến; mức độ hài lòng.
Tính đến ngày 20/5, tổng số dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 là 83.604 (Ảnh minh họa)
Thủ tướng Chính phủ cũng quy định chi tiết các tiêu chí đánh giá của từng nhóm chỉ số thành phần của bộ chỉ số. Đơn cử như, với nhóm chỉ số về công khai, minh bạch, các tiêu chí đánh giá gồm có: Tỷ lệ thủ tục hành chính (TTHC) công bố đúng hạn; tỷ lệ TTHC được cập nhật, công khai đúng hạn; tỷ lệ TTHC được công khai có đầy đủ các nội dung quy định về các bộ phận tạo thành của thủ tục; tỷ lệ hồ sơ đồng bộ lên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Các chỉ tiêu đánh giá với nhóm chỉ số về cung cấp dịch vụ công trực tuyến gồm: Tỷ lệ TTHC cung cấp dịch vụ công trực tuyến; tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến có phát sinh hồ sơ; tỷ lệ hồ sơ TTHC theo hình thức nộp hồ sơ; tỷ lệ TTHC có giao dịch thanh toán trực tuyến; tỷ lệ TTHC có yêu cầu nghĩa vụ tài chính được tích hợp để người dân có thể thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia…
Văn phòng Chính phủ là cơ quan được giao xem xét, điều chỉnh các tiêu chí đánh giá của từng nhóm chỉ số thành phần phù hợp với điều kiện thực tế và việc quản lý, vận hành, khai thác dữ liệu theo thời gian thực; báo cáo Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung các nhóm chỉ số thành phần phù hợp với yêu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành và nhu cầu theo dõi, giám sát, đánh giá của cá nhân, tổ chức.
Video đang HOT
Đối tượng được đánh giá là các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, UBND các cấp và các cơ quan, đơn vị trực thuộc các cơ quan trên; các cơ quan, đơn vị khác có cung cấp dịch vụ công trên cổng Dịch vụ công quốc gia và Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp bộ, cấp tỉnh. Việc đánh giá thực hiện dựa trên dữ liệu theo thời gian thực.
Nhiều người 30 Hà Nội giàu lên nhanh chóng nhờ tham gia khoá học
Khoá Học Đầu Tư
Kết quả đánh giá sẽ được công khai trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp bộ, cấp tỉnh (Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh); Cổng thông tin điện tử của bộ, ngành, địa phương phục vụ chỉ đạo, điều hành, đánh giá kết quả cải cách TTHC của cơ quan, đơn vị; theo dõi, giám sát, đánh giá của cá nhân, tổ chức và nâng cao chất lượng thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công.
Bên cạnh đó, kết quả đánh giá cũng sẽ là 1 trong những tiêu chuẩn để xem xét mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; xác định trách nhiệm của cá nhân, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công; ưu tiên xem xét việc đề bạt, bổ nhiệm, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và xem xét khen thưởng, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Thủ tướng Chính phủ giao Văn phòng Chính phủ xây dựng, quản lý, vận hành Hệ thống đánh giá bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp; tổ chức công khai kết quả trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Đồng thời, hướng dẫn kỹ thuật về kết nối, tích hợp, đồng bộ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu với cổng dịch vụ công quốc gia phục vụ đánh giá các nhóm chỉ số tại Quyết định 766 theo thời gian thực và phân quyền quản trị Hệ thống cho các bộ, cơ quan, địa phương phục vụ chỉ đạo, điều hành; đưa hệ thống vào vận hành chính thức từ ngày 1/8/2022.
Bộ TT&TT có trách nhiệm tích hợp, đồng bộ đầy đủ, chính xác, thường xuyên, liên tục dữ liệu giám sát, đánh giá hiệu quả, mức độ sử dụng dịch vụ công trực tuyến với Hệ thống đánh giá bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp của Cổng dịch vụ công quốc gia phục vụ đánh giá các nhóm chỉ số tại Quyết định 766 theo thời gian thực.
249 thủ tục hành chính triển khai trên Cơ chế một cửa quốc gia
Đã có 249 trên tổng số 261 thủ tục hành chính được triển khai trên Cơ chế một cửa quốc gia.
Nhiều bộ, ngành đã hoàn thành kế hoạch được giao.
Theo quyết định 1258 của Thủ tướng Chính phủ (ban hành năm 2020), số thủ tục hành chính phải triển khai trên Cơ chế một cửa quốc gia là 261 thủ tục, tăng thêm 10 thủ tục so với quyết định trước đó.
Theo đánh giá, trong năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022, các bộ, ngành đã tích cực phối hợp với cơ quan thường trực là Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) trong việc triển khai các thủ tục hành chính mới thông qua Cơ chế một cửa quốc gia theo kế hoạch được giao.
Theo thống kê, đến hết tháng 6, tổng số đã có 249 trong tổng số 261 thủ tục hành chính được triển khai trên Cơ chế một cửa quốc gia. Nhiều bộ, ngành đã hoàn thành kế hoạch được giao. Cụ thể, Bộ Y tế với tổng số 56 thủ tục, Bộ TT&TT với 5 thủ tục, Bộ VHTT&DL với 1 thủ tục và Ngân hàng Nhà nước có 2 thủ tục.
Cơ chế một cửa quốc gia đem lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp, người dân. Ảnh: Duy Vũ
Các bộ, ngành còn lại đang tiếp tục triển khai thủ tục hành chính theo Cơ chế một cửa quốc gia gồm: Bộ Công Thương (6 thủ tục); Bộ Giao thông vận tải (1 thủ tục liên ngành); Bộ NN&PTNT (1 thủ tục). - đang đề nghị chưa triển khai xây dựng phần mềm này); Bộ Quốc phòng (1 thủ tục); Bộ TNMT (1 thủ tục); Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) (1 thủ tục); Bộ LĐTB&XH (1 thủ tục).
So với năm 2020, đã có 42 thủ tục hành chính mới được triển khai thông qua Cơ chế một cửa quốc gia. Các thủ tục còn lại đang trong quá trình triển khai. Theo đánh giá, cơ sở hạ tầng, cổng thông tin một cửa quốc gia và các hệ thống quản lý chuyên ngành của các bộ, ngành đã được nâng cấp, bổ sung trang, thiết bị nên tỉ lệ sự cố và lỗi phát sinh liên quan đến hệ thống đã được hạn chế.
Đối với công tác cải cách kiểm tra chuyên ngành, các bộ, ngành đã hoàn thành gần 89,5% kế hoạch khi sửa đổi, bổ sung 34/38 văn bản. Số văn bản đang sửa đổi bổ sung 2/38, chiếm 5,26 %; còn số văn bản chưa triển khai chiếm 5,26 %.
Thời gian qua, các bộ, ngành đã ban hành 51/60 danh mục hàng hóa kèm mã số HS (chiếm 85% kế hoạch). Các danh mục đang làm 5/60, chiếm tỷ lệ 8,3%. Ngoài ra, vẫn còn 4/60 danh mục chưa được thực hiện, chiếm tỷ lệ 6,7%.
Bên cạnh đó đã hoàn thành ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn hoặc loại bỏ khỏi danh mục hàng hóa nhóm 2 và danh mục hàng hóa được phép nhập khẩu cho 22/22 nhóm hàng. Đặc biệt, loại bỏ 3 nhóm hàng phế liệu khỏi danh mục phế liệu được phép nhập khẩu phục vụ sản xuất của Bộ TN loại bỏ 2 nhóm hàng khỏi danh mục hàng hóa nhóm 2 phải kiểm tra chất lượng của Bộ Y tế.
Nhiều bộ, ngành đã chuyển đổi thời điểm kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu từ tiền kiểm sang hậu kiểm, chẳng hạn như: Bộ Công Thương và Bộ KH&CN đã chuyển hơn 90%; Bộ TT&TT và Bộ Công an đã chuyển 100% mặt hàng sang hậu kiểm.
Bên cạnh đó, các bộ, ngành đã bước đầu áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành. Một số văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đã được sửa đổi, bổ sung theo hướng: Tăng đối tượng được miễn kiểm tra; áp dụng miễn giảm kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa đã có 3 lần nhập khẩu đạt yêu cầu; thay đổi phương thức kiểm tra an toàn thực phẩm từ kiểm tra chặt đối với tất cả các lô hàng nhập khẩu sang áp dụng 3 phương thức kiểm tra chặt, thông thường, giảm.
Từ nay đến cuối năm 2022, các bộ, ngành sẽ tiếp tục hoàn thành triển khai 12 thủ tục hành chính thông qua Cơ chế một cửa quốc gia. Đồng thời tiếp tục thực hiện cải cách toàn diện công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành và kết nối Cổng thông tin một cửa quốc gia theo nhiệm vụ được giao.
Thúc đẩy phát triển các nền tảng, dịch vụ đám mây do Việt Nam làm chủ Theo các chuyên gia, cùng với việc ứng dụng các nền tảng toàn cầu để chuyển dịch lên cloud nhanh, Việt Nam cũng cần thúc đẩy phát triển các nền tảng đám mây và dịch vụ đám mây do chính mình làm chủ. Hội thảo và triển lãm OpenInfra Days Vietnam 2022 chủ đề "Kết nối thế giới kỹ thuật số" vừa được...