Phê bình Cục trưởng Cục Giám định của Bộ GTVT vì cả nể trong xử lý vi phạm
Phát biểu tại hội nghị tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng của Bộ GTVT chiều 16.5, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng thẳng thắn phê bình Cục trưởng Cục Giám định và quản lý chất lượng công trình GTVT là tư lệnh chất lượng, nhưng cũng là điển hình của sự cả nể trong xử lý.
Có súng mà chưa “bắn” ai
Phần trình bày khá dài về quản lý chống tiêu cực trong vấn đề quản lý chất lượng công trình giao thông của ông Trần Xuân Sanh, Cục trưởng Cục Giám định và quản lý chất lượng nhà nước công trình giao thông bị Bộ trưởng Thăng cắt ngang. “Anh đã phát hiện và phạt ai chưa. Mới đây phát hiện đường cao hơn nhà dân 1m, tôi nói anh đã phạt chưa, bao giờ mới phạt? Không phạt được có phải do các quy định thiếu khả thi không? Các giải pháp đưa ra có giảm được tiêu cực, tham nhũng không?”, ông Thăng đặt câu hỏi.
Theo ông Sanh, chế tài đã đủ, nhưng tổ chức thực hiện chưa cao, chưa hiệu quả. Ngắt lời ông Sanh, Bộ trưởng Thăng nói: “Ban cán sự Đảng giao cho anh là tư lệnh về chất lượng, có văn bản rồi. Anh có súng thế đã bắn ai chưa, có ai bị thương không hay mang súng ra rồi lại đút vào”.
Vụ sập cầu treo Chu Va có nguyên nhân tiêu cực trong thiết kế, thi công cầu – Ảnh: Hữu Toàn
Đáp lại, ông Sanh cho rằng, cơ chế của chúng ta là “bắn” tập thể, khi một sự cố xảy ra xử lý ông tư vấn hiện trường thì vẫn còn ông tư vấn quản lý ở nhà.
Video đang HOT
Dẫn sang vấn đề khác, ông Thăng nói thẳng “giao cho anh rà soát cầu yếu, anh báo cáo 131 cái, không đập 56 cái, tiết kiệm được hàng nghìn tỉ đồng. Nếu lãnh đạo Bộ gật cho làm cầu mới thì hoà cả làng à. Người ta phản ánh với tôi đòi tỷ lệ phần trăm, anh đã xử lý chưa?”. Ông Sanh cho biết đã làm việc ngay với đơn vị tư vấn và nhà thầu, nhưng nhà thầu nói không có việc này. Tuy nhiên, ông Thăng cho rằng, nếu nhà thầu nói không có nhưng lại báo cáo Bộ trưởng có việc đòi tỷ lệ phần trăm, thì phải xử lý theo hình thức vu khống. “Nếu cứ như thế này thì Cục Quản lý chất lượng chuyển thành Cục Hoà giải chất lượng à?”.
Cũng theo Bộ trưởng Thăng, Ban cán sự Đảng Bộ GTVT đã họp phân công các Thứ trưởng chịu trách nhiệm về phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực của giám đốc ban quản lý các dự án. “Ba Thứ trưởng gặp tôi nói phải thay ngay giám đốc ban quản lý này, vì không làm được việc, nhưng đến khi họp lại không Thứ trưởng nào nói. Chúng ta luôn có sự cả nể. Anh Sanh là điển hình của sự cả nể. Cục Quản lý chất lượng xây dựng mà làm nghiêm thì không có công trình nào kém chất lượng cả. Giao cho anh làm một việc cụ thể, có người tố cáo mà cuối cùng lại hoà”, ông Thăng nói.
Không còn người làm cũng phải xử lý
Là doanh nghiệp nắm nhiều nhà thầu, ông Mai Tuấn Anh, Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc VN cho biết đã thấm thía rất nhiều bài học với cả nhà thầu chính, nhà thầu phụ. Ông Tuấn Anh cho rằng, có nhiều dấu hiệu cho thấy việc xét duyệt nhà thầu phụ cũng chứa đựng nguy cơ tham nhũng. Từ việc dùng áp lực từ các quan hệ gây sức ép để được tham gia thầu phụ nhưng lại bán thầu, cho đến chạy chọt, đi cửa sau để được chấp thuận thầu phụ mặc dù năng lực thi công, năng lực tài chính kém, thậm chí đưa người nhà, doanh nghiệp của người nhà tham gia thầu phụ do mình quản lý.
Ông Thăng hỏi thẳng: Có chuyện anh Thăng, anh Đông (thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông) giới thiệu nhà thầu, nể quá lại phải nhận không? Nhưng trước câu hỏi thẳng, ông Mai Tuấn Anh lại cho rằng, chúng ta chưa có văn hoá lobby, nên không có chuyện này. Tuy nhiên, theo ông Thăng, nếu việc lựa chọn không phải do từ trên giới thiệu xuống, mà do chủ đầu tư, thì tại sao nhà thầu yếu lại không đuổi được? Chủ đầu tư nhìn là biết ngay nhà thầu nào khoẻ, yếu, sao vẫn chọn nhà thầu yếu?
Cũng theo Bộ trưởng Thăng, Bộ GTVT đã có văn bản để tránh gây áp lực cho các chủ đầu tư khi lựa chọn nhà thầu hoặc nhà đầu tư, tất cả các ý kiến bút phê, hoặc gọi điện của lãnh đạo Bộ, không có giá trị để lựa chọn mà chỉ có tính chất thông tin. Bộ trưởng, Thứ trưởng có bút phê không có giá trị, chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu thì phải chịu trách nhiệm.
“Anh Hình (Cục trưởng Cục Đăng kiểm) báo cáo tôi xử lý thế này thì hết người làm, tôi nói thà hết người làm còn hơn đăng kiểm nhưng sản phẩm không đạt chuẩn vẫn hoạt động được. Phải đăng kiểm đội ngũ cán bộ đăng kiểm trước. Thực hiện nghiêm và đào tạo sớm nhân lực. Không còn người nào cũng xử lý, thà bỏ không đăng kiểm còn hơn có tiêu cực”, ông Thăng nhấn mạnh.
Theo TNO
Hàng loạt vi phạm trên xe khách giường nằm
Chỉ trong vòng nửa tháng cao điểm thanh tra việc chấp hành quy chuẩn xe khách giường nằm trên toàn quốc, lực lượng chức năng đã phát hiện hàng loạt sai phạm như thiếu thiết bị an toàn, tự ý hoán cải, lắp đặt thêm giường không đúng quy định...
Trọng tâm của xe khách giường nằm khi hoán cải có đảm bảo?
Hoán cải xe khách giường nằm
Trong nửa tháng (từ 10 đến 25-3), lực lượng thanh tra GTVT đã thực hiện 445 cuộc thanh tra tại 57 tỉnh, thành trên cả nước, kiểm tra hơn 2.800 xe khách giường nằm. Kết quả cho thấy, trong số 2.800 phương tiện đã phát hiện trên 1.200 lỗi vi phạm, chủ yếu như thiếu dây an toàn, thiếu búa thoát hiểm, lắp thêm ghế, giường nằm, tháo bỏ ghế, giường để chở hàng.... Nhận xét về đợt kiểm tra này, ông Nguyễn Văn Huyện, Chánh Thanh tra Bộ GTVT cho rằng, nhìn chung các doanh nghiệp vận tải đã ý thức và nâng cao trách nhiệm trong việc đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp vận tải cố tình vi phạm. Trong số các tỉnh có xe vi phạm thì số xe khách gường nằm của TP.HCM và Thanh Hóa là nhiều hơn cả.
Cụ thể, kiểm tra 414 xe khách giường nằm tại TP.HCM, đoàn thanh tra phát hiện tới 320 lỗi như, 94 trường hợp thiếu dây an toàn, 20 trường hợp tháo bỏ ghế ngồi để chở hàng, 18 trường hợp lắp thêm giường nằm, 47 trường hợp không có bình cứu hỏa, 66 trường hợp thiếu búa thoát hiểm...
Qua kết quả thanh kiểm tra, Thanh tra Bộ đề đạt Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng kiến nghị Chính phủ cần sớm bổ sung một số hành vi vi phạm hành chính liên quan đến hoạt động của xe khách như không có dây an toàn cho hành khách hoặc có nhưng không hoạt động theo quy định; tháo ghế ngồi để cải tạo giường nằm; có trang bị bình cứu hỏa nhưng không hoạt động hoặc không đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định; không có hoặc thiếu búa phá cửa khi gặp sự cố. "Các xe khách cần bổ sung túi cứu thương phòng trường hợp khi có sự cố xảy ra. Đặc biệt, các bến xe bắt buộc kiểm tra việc chấp hành quy định về đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện chở khách trước khi xuất bến", ông Nguyễn Văn Huyện kiến nghị.
Ngoài ra, Bộ GTVT chỉ đạo Cục Đăng kiểm yêu cầu các đơn vị đăng kiểm chỉ tiến hành đăng kiểm phương tiện khi các xe đã khắc phục những thay đổi về kết cấu không đúng quy định. Trong trường hợp có hiện tượng tự ý thay đổi cấu tạo của khung giường như cắt, khoan, hàn hay bắt vít để lắp đặt thêm giường nằm không đúng quy đinh thì đơn vị đăng kiểm phải yêu cầu chủ xe, lái xe thay thế khung giường đã thay đổi cấu tạo, không cho phép khắc phục tạm thời như cắt, mài, hàn lại để tránh tình trạng tái phạm khi ra khỏi trạm Đăng kiểm.
Nghi ngờ trọng tâm xe giường nằm hoán cải
Ông Nguyễn Minh Cương, Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam nhìn nhận, qua kiểm tra tại hơn 30 Trung tâm đăng kiểm thời gian qua cho thấy, rất nhiều phương tiện khi vào khám xe vẫn để các cọc chờ để lắp thêm giường, ghế. "Qua kiểm tra tại các trung tâm đăng kiểm, không có trường hợp nào lắp thêm giường, ghế. Tuy nhiên, kiểm tra thực tế ngoài hiện trường lại phát hiện vi phạm này. Tình trạng lắp thêm giường, ghế ở các xe khách giữa hai kỳ đăng kiểm đã và đang tồn tại. Lái xe đã tháo bỏ ghế, giường khi vào đăng kiểm và khi lưu thông lại lắp vào để chở thêm khách", ông Nguyễn Minh Cương phản ánh. Bởi vậy, để xử lý những trường hợp cố tình vi phạm, lãnh đạo Cục Đăng kiểm cho rằng, cần sự phối hợp, xử lý của lực lượng chức năng làm nhiệm vụ thanh, kiểm tra trên đường. Bên cạnh đó, với những phương tiện vẫn để cọc chờ lắp thêm giường, ghế, ông Nguyễn Minh Cương khẳng định, sẽ đề nghị các Trung tâm đăng kiểm buộc chủ xe phải tự tháo bỏ mới cho khám xe.
Liên quan đến tình trạng hoán cải xe khách giường nằm đã và đang diễn ra bấy lâu, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho rằng, với xe giường nằm, trừ xe của hãng Hoàng Long có thiết kế theo đúng tiêu chuẩn, còn lại phần lớn là lắp ráp, hoán cải từ xe ghế ngồi thành giường nằm. Do đó, các tiêu chuẩn của loại phương tiện cũng bị cải biên nên nhiều nhà xe cố "gọt chân cho vừa giày" và không ít trường hợp vẫn "lọt" qua cửa đăng kiểm. "Tôi rất thiếu tin tưởng vào trọng tâm của các loại xe giường nằm được hoán cải khi vào cua hoặc chạy đường đồi núi, đèo cao. Nếu lái xe tay nghề không vững lại thêm yếu tố lạ đường thì rất nguy hiểm," ông Bùi Danh Liên bày tỏ.
Để đảm bảo an toàn cho loại xe giường nằm, các nước trên thế giới đã đưa ra các biện pháp quản lý chặt chẽ về: quản lý lái xe, thời gian lái xe, yêu cầu hành khách sử dụng dây đai an toàn khi đi xe... Ngoài ra, còn có khuyến nghị hạn chế việc vận hành xe vào ban đêm, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 2-5h sáng để hạn chế khả năng bị buồn ngủ hoặc phản ứng chậm, không tỉnh táo của người lái; sử dụng lái xe có kinh nghiệm và quen đường để lái xe khách trên các tuyến đường dài.
Theo ANTD
Từ chối đăng kiểm hàng nghìn xe cơi nới Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, trong thời gian gần 1 tháng qua (từ 20-3 đến 15-4), các đơn vị đăng kiểm đã từ chối kiểm định đối với 254 xe khách do tự ý lắp thêm ghế, thêm giường hoặc cơi nới hầm chở hàng của xe; 185 xe không đạt do liên quan đến tự ý cải tạo xe. Các...