Phe biểu tình xây tường chặn cổng tòa nhà chính phủ Thái
Ngày 17.2, phe biểu tình chống chính phủ Thái Lan tiếp tục gây náo động thủ đô Bangkok với “chiêu” dựng một bức tường bê tông chắn ngang cổng tòa nhà chính phủ với tuyên bố không cho Thủ tướng Yingluck Shinawatra và nội các của bà vào làm việc.
Người biểu tình leo lên bức tường bê tông chắn trước cổng tòa nhà chính phủ- Ảnh: Minh Quang
Từ sáng sớm, thủ lĩnh Suthep Thuagsuban dẫn hàng ngàn người đổ về khu vực tòa nhà, hò hét phản đối và tổ chức “lễ động thổ” để người biểu tình dựng lên một bức tường bê tông rồi dùng vữa để cố định trong khi những người khác chất thêm lốp xe và bao cát.
Video đang HOT
Cùng ngày, người đứng đầu Trung tâm gìn giữ trật tự và hòa bình của chính phủ Thái Lan Chalerm Yubumrung cho biết từ hôm nay 18.2, cảnh sát Thái Lan sẽ chính thức ra quân đòi lại 5 khu vực công sở bị người biểu tình chiếm đóng, trong đó có tòa nhà chính phủ và trung tâm hành chính quốc gia. “Cảnh sát tránh dùng vũ lực nhưng không loại trừ sử dụng biện pháp cứng rắn đối với người biểu tình”, ông Chalerm phát biểu.
Trong khi đó, chính phủ tiếp tục gặp áp lực lớn từ nông dân đòi nợ tiền gạo theo chương trình trợ giá. Hôm qua, hàng ngàn người kéo đến trụ sở Bộ Quốc phòng, đòi gặp Thủ tướng Yingluck và xô xát với cảnh sát nhưng không có thương vong.
Theo TNO
Nhà thủ lĩnh đối lập Thái Lan bị ném bom
Căng thẳng chính trị ở Thái Lan tiếp tục gây quan ngại về nguy cơ bùng phát bạo lực sau nhiều vụ nổ súng và ném bom vào hôm qua.
Người biểu tình chiếm một giao lộ lớn của Bangkok ngày 15.1 - Ảnh: Minh Quang
Rạng sáng 15.1, một tiếng nổ lớn làm rung chuyển nhà riêng của cựu Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva, hiện là Chủ tịch đảng Dân chủ đối lập. Ngôi nhà bị hư hại nặng nhưng không gây thương vong vì khi đó không có người trong nhà. Đến nay, ông Abhisit không trực tiếp tham gia phong trào xuống đường chống chính phủ Thái Lan, vốn do người phó của ông trước đây là Suthep Thaugsuban dẫn đầu, nhưng vẫn phản đối các kế hoạch bầu cử của phía Thủ tướng Yingluck Shinawatra đưa ra. Cảnh sát đang truy tìm thủ phạm ném bom nhưng ông Suthep hôm qua cáo buộc chính phủ đứng sau vụ này.
Cùng ngày, hàng loạt vụ nổ súng chưa rõ thủ phạm xảy ra gần khu vực của người biểu tình làm ít nhất 2 người bị thương. Cũng như các vụ tương tự trước đó, người ta nghi ngờ có một số phần tử giấu mặt muốn kích động bạo lực giữa các bên. Chưa hết, còn có 4 cảnh sát phải nhập viện sau khi họ bị người biểu tình tấn công với cáo buộc lén xâm nhập vào một khu vực chiếm đóng của phe này.
Những diễn biến trên khiến lo ngại về tình hình an ninh tại Thái Lan ngày một tăng cao khi mọi nỗ lực tìm kiếm giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng hiện nay vẫn đang bế tắc. Ngày 15.1, Thủ tướng Yingluck đã tổ chức buổi gặp gỡ với đại diện của 37 đảng phái và tổ chức, quân đội, cảnh sát và Ủy ban Bầu cử quốc gia để lấy ý kiến về cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào ngày 2.2. Sau cuộc gặp, bà tuyên bố vẫn tiến hành tổng tuyển cử bất chấp các ý kiến phản đối. Theo Thủ tướng Thái Lan, không có điều luật nào cho phép thay đổi ngày bầu cử và các đảng tham dự cuộc gặp, chiếm hơn 50% số đảng tham gia tranh cử lần này, cũng không đồng ý hoãn. Quyết định trên lập tức bị phe đối lập phản bác và cựu Thủ tướng Abhisit còn tuyên bố bà Yingluck "lừa phỉnh nhân dân".
Ngay cả Ủy ban Bầu cử quốc gia cũng tức giận vì tuyên bố của Thủ tướng Yingluck. Trước đó, cơ quan này đề nghị hoãn bầu cử sang tháng 4 vì lo ngại bạo động và tình hình quá khó khăn để tổ chức bỏ phiếu. Ở khu vực miền Nam, có đến 8 tỉnh với 28 khu vực không tổ chức đăng ký ứng cử được vì sự ngăn cản của phe chống đối. Vì thế, một lãnh đạo của Ủy ban Bầu cử cho biết sẽ triệu tập cuộc gặp với bà Yingluck hôm nay 16.1 để giải thích đồng thời dọa kiện nữ thủ tướng lên Tòa hiến pháp.
Trong khi đó, chiến dịch "chiếm Bangkok" của phe biểu tình bước sang ngày thứ ba nhưng số người tham gia tiếp tục giảm. Vì thế, phe này chưa tiến hành kế hoạch "bắt bà Yingluck" và chiếm tư gia quan chức chính phủ như đe dọa trước đó. Mặc dù vậy, thủ lĩnh Suthep vẫn mạnh miệng khiêu khích: "Chúng ta không quan tâm đến quyết định của chính phủ liên quan đến bầu cử. Chỉ sợ là chính phủ không còn tồn tại đến ngày đó để mà bầu".
Theo TNO
Người biểu tình Thái Lan 'trang trí' dinh thủ tướng Người biểu tình Thái Lan sử dụng quốc kỳ dài quấn xung quanh tòa nhà chính phủ vừa để thể hiện sự phản đối vừa kêu gọi tinh thần yêu nước. Người biểu tình Thái Lan quấn quốc kỳ quanh tòa nhà chính phủ Người biểu tình "đóng quân" trước tòa nhà chính phủ Thái Lan Ngày 14.12, quốc kỳ Thái Lan dài...