Phẫu thuật viêm xoang khi nào, có nguy hiểm không?
Viêm xoang gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ tiến triển nặng thành mạn tính, đôi khi gây ra những biến chứng nghiêm trọng, nguy hiểm đến tính mạng.
Viêm xoang gây nhiều biến chứng
Viêm xoang cấp tính nung mủ là chứng viêm mủ cấp tính của niêm mạc mũi xoang, là một bệnh rất phổ biến ở cộng đồng. Nguyên nhân gây ra viêm xoang mũi cấp tính nung mủ có hai khía cạnh: Yếu tố về giải phẫu và yếu tố nhiễm trùng.
Theo giải phẫu của xoang mũi: Lỗ thông ra mũi của các xoang cạnh mũi là rất nhỏ, khi bị hẹp hoặc tắc nghẽn thì ảnh hưởng đến sự lưu thông khí và dịch tiết trong lòng xoang. Vì niêm mạc trong lòng xoang liên tục với niêm mạc hốc mũi, nên khi có nhiễm trùng ở hốc mũi thì rất dễ lan vào xoang. Các lỗ thông và các thành của các loại xoang cạnh mũi nằm rất gần nhau, cho nên nếu một xoang bị viêm thì có thể lây lan đến các xoang khác. Đặc điểm về giải phẫu này của hệ thống mũi xoang là điều kiện thuận lợi cho viêm tiến triển thành viêm đa xoang.
Vi khuẩn gây bệnh trong viêm xoang mủ cấp tính thường là phế cầu, tụ cầu, liên cầu khuẩn. Viêm xoang do răng thường là do vi khuẩn yếm khí hoặc nhiễm trùng trực khuẩn Coli. Viêm xoang có thể gây biến chứng nghiêm trọng vào ổ mắt, biến chứng nội sọ hay vào những cơ quan kế cận.
Viêm xoang gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh.
Dấu hiệu của bệnh viêm xoang
Các triệu chứng của viêm xoang tương tự như triệu chứng của cảm lạnh thông thường. Có thể bao gồm giảm khứu giác, sốt, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, đau đầu do áp lực xoang, mệt mỏi, ho… Riêng viêm xoang ở trẻ, thường có các dấu hiệu như cảm lạnh không cải thiện trong vòng 10 đến 14 ngày, dị ứng không đáp ứng với thuốc, ho kéo dài, sốt trên 39C, chất nhầy đặc màu xanh lá hoặc vàng chảy từ mũi ra.
Ngoài 4 triệu chứng phổ biến: Nghẹt mũi, đau nhức, chảy dịch, giảm khứu giác… người bị viêm xoang còn có thể thấy xuất hiện một số triệu chứng như sốt, đau xung quanh mắt, đau nhức khi hắt hơi, chán ăn, mệt mỏi…
Phẫu thuật viêm xoang khi nào?
Tùy theo mức độ của bệnh mà đưa ra phương án điều trị thích hợp như: Điều trị nội khoa hay điều trị phẫu thuật. Mổ theo phương pháp kinh điển hay là mổ nội soi… Cho dù cách nào đi nữa thì mục đích điều trị vẫn là phục hồi sự lưu thông khí và phục hồi sự dẫn lưu dịch ở mũi – xoang, làm cho niêm mạc bị bệnh trở lại trạng thái bình thường.
Tùy thuộc vào bệnh nhân và tình trạng viêm xoang, bác sĩ sẽ cho dùng kháng sinh phù hợp. Thông thường thuốc điều trị viêm xoang bao gồm thuốc giảm đau và kháng sinh:
Video đang HOT
Thuốc giảm đau (Paracetamol, Ibuprofen) giúp giảm các triệu chứng khó chịu do xoang gây ra như đau đầu, áp lực ở má, trán.
Thuốc kháng sinh: Nếu các triệu chứng đau đầu, ho, nghẹt mũi… kéo dài vài tuần, bạn có thể được chỉ định dùng kháng sinh. Liều dùng có thể kéo dài 3 – 14 ngày, tùy theo chỉ định của bác sĩ.
Những trường hợp viêm xoang mạn tính hoặc bệnh nhân bị viêm xoang tái đi tái lại, không đáp ứng với điều trị tích cực bằng thuốc, thì cần phải điều trị bằng phẫu thuật nội soi mũi xoang. Đặc biệt, những trường hợp viêm xoang có biến chứng vào ổ mắt, biến chứng nội sọ, vào những cơ quan kế cận… thì cần phải nhập viện và mổ cấp cứu.
Phẫu thuật xoang được chỉ định để cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Các triệu chứng của viêm xoang tương tự như triệu chứng của cảm lạnh thông thường.
Điều gì sẽ xảy ra trong quá trình phẫu thuật viêm xoang?
Phẫu thuật xoang được thực hiện dưới dạng gây mê toàn thân, vì vậy, người bệnh sẽ không cảm nhận được cuộc phẫu thuật này trong khi mê.
Sẽ không có bất kỳ vết mổ nào trên khuôn mặt, trước mổ hình dạng khuôn mặt thế nào thì sau mổ cũng như vậy. Khi kết thúc phẫu thuật, bác sĩ có thể đặt vật liệu cầm máu vào mũi, điều này giúp cầm máu và phòng tránh dính sau mổ. Nếu đặt vật liệu cầm máu sẽ được rút sau 1 – 3 ngày sau mổ.
Rủi ro của phẫu thuật xoang là ít gặp. Các biến chứng nhỏ như chảy máu, nhiễm trùng và đau, xảy ra ở khoảng 5%. Cơn đau thường nhẹ và được kiểm soát bằng thuốc giảm đau thông thường. Có thể nên dùng các loại thuốc khác sau phẫu thuật, như kháng sinh hoặc steroid, vì điều này có thể ngăn ngừa các biến chứng nhỏ.
Các biến chứng đáng kể rất hiếm. Phổ biến nhất là chảy máu mũi nhiều và người bệnh có thể cần đến khoa cấp cứu để cầm máu mũi. Các biến chứng khác như tổn thương mắt và não rất hiếm gặp.
Sau khi phẫu thuật, bác sĩ hẹn ngày lấy bỏ vật liệu cầm máu khỏi mũi nếu có, thường sau 1 – 3 ngày. Bác sĩ phẫu thuật sẽ đánh giá quá trình phục hồi xoang và đưa ra các khuyến nghị điều trị tiếp theo.
Tóm lạị: Khi bị viêm xoang cấp tính, phải kịp thời điều trị hợp lý, kết hợp với nghỉ ngơi và điều dưỡng để tránh bệnh kéo dài thành mạn tính hoặc gây nên các biến chứng.
Cách trị nghẹt mũi cho người bệnh viêm xoang
Nghẹt mũi là một trong những triệu chứng gây khó chịu ở người bệnh viêm xoang, ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt và công việc hàng ngày.
1. Tại sao viêm xoang lại gây nghẹt mũi?
Nghẹt mũi là một triệu chứng điển hình của viêm xoang. Khi các xoang bị xâm nhập bởi virus, vi khuẩn, dị nguyên gây viêm xoang, làm cho niêm mạc mũi bị viêm, phù nề. Đồng thời tăng tiết dịch nhầy ở vùng mũi, lâu dần tích tụ cản trở sự lưu thông của đường thở, khiến cho người bệnh nghẹt mũi.
Trên thực tế, nghẹt mũi là dấu hiệu thường gặp và có xu hướng nặng hơn về ban đêm, nhất là với người bị bệnh viêm xoang khi ngủ. Ở tư thế nằm, lưu lượng máu đến vùng mũi tăng cao, dẫn đến các mạch máu nhỏ ở trong mũi bị giãn ra nhiều hơn khiến tình trạng viêm mũi tăng lên. Bên cạnh đó, dịch nhầy trong khoang mũi sẽ bị tích tụ lại, không thoát ra được gây cản trở đường thở, dẫn tới việc hít thở của bệnh nhân trở nên khó khăn hơn.
Việc sử dụng các thuốc trị nghẹt mũi có thể giúp người bệnh cải thiện tình trạng, dễ thở hơn.
Nghẹt mũi là một trong những triệu chứng của viêm xoang gây khó chịu ở người bệnh.
2.2. Thuốc nhỏ/xịt mũi chứa glucocorticoid
Thuốc nhỏ/xịt mũi chứa glucocorticoid có tác dụng rất tốt cho tình trạng viêm của niêm mạc mũi, do đó, giúp giảm nghẹt mũi. Các thuốc này bao gồm: Beclomethasone, flunisolide, triamcinolone; fluticasone propionate, fluticasone furoate...
Thuốc xịt trị nghẹt mũi chứa glucocorticoid chủ yếu có tác dụng tại chỗ. Tuy nhiên, nếu dùng không đúng chỉ định, dùng kéo dài, liều cao... có thể gây ra các tác dụng phụ như:
Tại chỗ: Gây chậm quá trình phục hồi niêm mạc bị tổn thương, kích ứng niêm mạc mũi, khô mũi, chảy máu cam, viêm/loét vách ngăn mũi. Toàn thân: Loãng xương, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, suy thượng thận, tăng huyết áp, Hội chứng Cushing..., thậm chí có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển của trẻ.
2.3. Thuốc kháng histamin trị nghẹt mũi
Thuốc kháng histamin trị nghẹt mũi được dùng trong các trường hợp nghẹt mũi do viêm mũi xoang dị ứng. Các thuốc kháng histamin có thể kiểm soát dị ứng, giảm triệu chứng nghẹt mũi.
- Thuốc kháng histamin đường uống: Thường dùng loratadine, cetirizine, fexofenadine... Tuy nhiên khi uống các thuốc này có thể gây buồn ngủ, nên thận trọng khi lái xe, vận hành máy móc...
- Thuốc kháng histamin tại chỗ: Được chứng minh là ngang bằng hoặc vượt trội hơn so với thuốc kháng histamin đường uống trong việc kiểm soát triệu chứng như nghẹt mũi và ít gây tác dụng toàn thân. Thuốc có thời gian bắt đầu tác dụng từ 15 đến 30 phút và được chấp thuận sử dụng cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên.
Azelastin là thuốc thuộc nhóm này, được dùng hai lần mỗi ngày. Tác dụng phụ phổ biến nhất với azelastine là mùi vị khó chịu trong miệng ngay sau khi sử dụng. Có thể giảm thiểu tác dụng phụ này bằng cách giữ cho đầu nghiêng về phía trước trong khi phun để ngăn thuốc chảy xuống cổ họng.
2.4. Tinh dầu trị nghẹt mũi
Camphor, menthol dạng lọ/ống hít mũi có thể giúp thông mũi, sát trùng đường hô hấp, giúp giảm nghẹt mũi hiệu quả. Tuy nhiên, chúng có tác dụng kích ứng rất mạnh hệ hô hấp của trẻ sơ sinh. Khi hít phải các chất này sẽ làm trẻ ngưng thở do suy hô hấp và sau đó là ngưng tim.
Vì vậy, không nên dùng dầu gió, ống hít có chứa tinh dầu cho trẻ sơ sinh, phụ nữ cho con bú.
3. Dùng thuốc trị nghẹt mũi an toàn
Để giảm các triệu chứng nghẹt mũi , người bệnh cần tuân thủ:
- Không tự ý dùng thuốc, chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.
- Tuân thủ chỉ định và hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ.
- Do các thuốc đều có các tác dụng phụ nguy hiểm nên không tự ý tăng liều khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
- Trong thời gian dùng thuốc trị nghẹt mũi nếu có bất kỳ phản ứng bất thường nào, cần báo ngay cho bác sĩ để được xử trí kịp thời.
Thanh niên 21 tuổi thủng màng nhĩ do viêm tai giữa từ nhỏ Viêm tai giữa nếu không điều trị cẩn thận sẽ có thể để lại những biến chứng lâu dài. A.N. là lao động tự do. Từ khi còn nhỏ, A.N. thường bị sốt, viêm họng, đau tai và có rỉ ít dịch tai, đi khám tại phòng khám gần nhà chẩn đoán viêm tai giữa, uống thuốc 1-2 tuần thì hết. Sau này...