Phẫu thuật triệt căn cho bệnh nhân ung thư đường tiêu hoá
Ung thư đường tiêu hoá đang ngày một gia tăng và trẻ hoá, phẫu thuật robot với hình ảnh trường mổ 3D độ phân giải cao, giúp lấy được tổ chức ung thư triệt căn, triệt để nhất có thể, mang lại nhiều hy vọng cho người bệnh.
Đó là chia sẻ của PGS.TS Phạm Văn Bình, Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện K tại bên lề Hội thảo khoa học “Điều gì có thể làm tốt hơn cho bệnh nhân ung thư tiêu hóa: Từ phẫu thuật nội soi nâng cao đến phẫu thuật robot” ngày 5/1 tại Bệnh viện K
Trong khuôn khổ diễn ra hội thảo, các bác sĩ đã thực hiện ca phẫu thuật cho cụ bà T.T.L (71 tuổi, Nam Định). Hai năm nay, bà L thường xuyên đau bụng thượng vị, gần đây cơn đau tăng tăng, nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
Kết quả nội soi và giải phẫu bệnh bà chẩn đoán ung thư dạ dày giai đoạn cT1NoMo. Bệnh nhân đã được các chuyên gia hội chuẩn và thực hiện phẫu thuật nội soi robot cắt gần toàn bộ dạ dày, nạo vét hạch.
PGS.TS Phạm Văn Bình và GS Rasa Zarnegar đang phẫu thuật robot cho bệnh nhân ung thư.
Cũng đau bụng âm ỉ hạ sườn trái 1 tháng nay, thỉnh thoảng có cơn đau quặn, nữ bệnh nhân 53 tuổi (Hà Giang) đi khám, kết quả được chẩn đoán ung thư đại tràng trái cT4aN1Mo. Bệnh nhân được ekip bác sỹ thực hiện phẫu thuật nội soi 3 D cắt đại tràng trái, vét hạch.
Theo PGS.TS Phạm Văn Bình, đây là 2/6 ca ung thư đường tiêu hóa được các bác sĩ Bệnh viện K cùng GS Rasa Zarnegar – Giám đốc Trung tâm phẫu thuật robot, Đại học Y khoa Weill Cornell New York thực hiện phẫu thuật robot thành công trong khuôn khổ hội thảo.
Video đang HOT
Hai chuyên gia đầu ngành đã cùng trao đổi và hội chẩn các ca bệnh ung thư dạ dày, đại trực tràng, thực quản … với các chuyên gia, bác sĩ bệnh viện để đưa ra phương án điều trị tốt nhất, mang lại hiệu quả tối ưu cho người bệnh.
Theo PGS Bình, phẫu thuật robot điều trị ung thư đường tiêu hóa có nhiều ưu điểm hơn so với phẫu thuật mổ mở hay nội soi thông thường.
Nhờ phẫu thuật robot, các kỹ thuật viên có thể quan sát rõ nét, các cánh tay robot có độ linh hoạt cao giúp thực hiện thao tác chính xác. Phương pháp phẫu thuật robot có nhiều ưu điểm vượt trội rõ ràng như đảm bảo thẩm mỹ, sang chấn tối thiểu.
“Với phương pháp này cũng giúp lấy được tổ chức ung thư triệt căn, triệt để nhất có thể, hình ảnh trường mổ 3D độ phân giải cao, độ di chuyển tự do của dụng cụ giúp cánh tay robot hoạt động linh hoạt như cổ tay người. Hạn chế tối đa biến chứng, tai biến trong mổ như cắt phải thần kinh, tổn thương mạch máu.
Từ đó, giúp bệnh nhân giảm thời gian nằm viện trong khi kết quả điều trị ung thư vẫn được đảm bảo. Sau phẫu thuật, người bệnh chỉ cần chăm sóc hậu phẫu 2 – 3 ngày đã có thể xuất viện”, PGS Bình cho hay.
Phó Giám đốc Bệnh viện K cũng cho rằng, trong tương lai phẫu thuật robot sẽ ngày càng khẳng định vị thế của nó, nhất là trong lĩnh vực ung thư, về hồi phục sớm sau mổ và phẫu thuật triệt căn.
Để phòng, chống ung thư tiêu hoá các chuyên gia khuyến cáo người dân cần thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm ăn nhiều rau xanh và trái cây, giảm hàm lượng chất béo, hạn chế đồ ăn chua, cay, nóng, các loại đồ ăn công nghiệp, rượu bia. Bỏ hút thuốc lá để giảm nguy cơ ung thư đường tiêu hóa và các bệnh liên quan.
Thường xuyên tập thể dục mỗi ngày để rèn luyện sức khỏe và tạo ra bề mặt cơ thể khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc các bệnh tật, bao gồm ung thư đường tiêu hóa.
Đi khám ngay khi có triệu chứng bất thường như chán ăn, đầy bụng, giảm cân đột ngột, đại tiện phân nhỏ dẹt, phân có màu máu, táo bón hoặc tiêu chảy…
Mắc kẹt tay vào máy lọc nước, bé gái bị đứt rời gân 2 ngón
Vô tình bị ngã và mắc kẹt ngón tay trái vào lỗ cấp nước của máy lọc nước gia đình, bé gái 30 tháng tuổi đã bị dập và đứt gân hai ngón tay.
Bệnh viện Nhi Trung ương vừa phẫu thuật kịp thời nối gân cứu ngón tay đứt rời của bé gái.
Bệnh nhi là bé gái M.C (30 tháng tuổi, trú tại Phú Thọ). Bố M.C cho biết, gia đình dùng máy lọc nước có vỏ bằng tôn inox, theo thiết kế của nhà sản xuất 2 bên thành máy có 2 lỗ để cấp đường nước ra vào và có thành rất sắc được bọc bằng cao su nhưng đã bị bé M.C nghịch bóc ra trước đó.
Chiều tối ngày 5/12/2023, trong lúc sinh hoạt, vui chơi, bé M.C đã trèo lên máy lọc nước để lấy nước uống thì không may bị trượt chân ngã. Sau ngã, ngón 2, 3 bàn tay trái của trẻ mắc kẹt vào lỗ cấp nước của máy lọc nước gây nên vết thương đứt ngón 2, 3, chảy nhiều máu.
BS Nguyễn Vũ Hoàng thăm khám cho bệnh nhi M.C tại khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương
Theo BS Nguyễn Vũ Hoàng - Khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương, người trực tiếp phẫu thuật bệnh nhi, sau khi tiếp nhận và kiểm tra vết thương bàn tay trái bệnh nhi, các bác sĩ nhận thấy tình trạng tổn thương rất phức tạp: lộ xương, khớp đốt 2, 3 ngón 2 và 3 bàn tay trái đứt rời gân gấp. Ngay trong đêm, kíp trực đã quyết định phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhi.
"Ca phẫu thuật kéo dài 2,5 tiếng đã cho kết quả tốt. Trong quá trình mổ, các bác sĩ đã tiến hành cắt lọc mô mềm, khâu nối lại gân gấp sâu, tạo hình ròng rọc pullay, khâu tạo hình phần mềm che phủ da ngón tay và băng đặt nẹp bột cẳng bàn ngón tay cho trẻ. Đây là ca phẫu thuật tương đối khó khăn vì vùng tổn thương ống gân hẹp, các động mạch, thần kinh rất nhỏ, hơn nữa, vết thương đứt ngang đốt 2, 3 của ngón 2 và 3 bàn tay trái trẻ đứt hoàn toàn gân gấp chung nông, sâu, mô mềm bị lột dập nát... nếu không được nối kịp thời, ngón tay sẽ giảm, mất chức năng, da mô mềm giảm nguồn máu nuôi dưỡng sẽ dẫn đến hoại tử ngón.
Sau mổ trẻ được sử dụng kháng sinh, chống phù nề, định kỳ thay băng vết thương 3 ngày/lần để đánh giá vết mổ, tập gấp duỗi ngón chủ động và thụ động sớm. Sau hơn 1 tuần điều trị, vết thương khô, đầu ngón tay hồng ấm, sức khỏe trẻ tiến triển tốt và đã được xuất viện. Tuy nhiên, để ngón tay có thể cử động như bình thường, trẻ vẫn cần một quá trình điều trị mang nẹp, thay băng và phục hồi chức năng theo từng giai đoạn" - BS Nguyễn Vũ Hoàng cho biết thêm.
Cũng theo BS Nguyễn Vũ Hoàng, hàng năm, Khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận rất nhiều trường hợp tai nạn trong sinh hoạt với các mức độ khác nhau như trường hợp của cháu M.C. Nhiều trường hợp bị tổn thương nhẹ, sau điều trị có thể phục hồi. Tuy nhiên, có trường hợp nặng không thể phục hồi như đứt lìa ngón tay, bàn tay, bàn chân, ngón chân, thậm chí có trường hợp tai nạn gây nguy hiểm tới tính mạng.
Trước đó, đơn vị này cũng đã từng phẫu thuật vi phẫu nối bàn tay phải đứt gần rời cho bé gái N.A.T (3 tuổi, trú tại Hà Nội) do trong lúc chơi đùa đã cho bàn tay phải vào máy dập cốc và bị máy cán gần đứt lìa bàn tay. Khi đến bệnh viện, một bên bàn tay phải của N.A.T đã bị đứt gần rời, chỉ còn phần da dập nát ở gan bàn tay (mặt trước bàn tay), chẻ đôi xương ngón tay cái, đứt toàn bộ gân gấp vùng ống cổ tay. Bệnh nhi nhanh chóng được phẫu thuật nối lại bó mạch quay, bó mạch trụ, thần kinh giữa, nối lại hệ thống gân gấp và gân duỗi, tĩnh mạch nông. Đây là một kỹ thuật phức tạp do hệ thống mạch, thần kinh, gân cơ ở bàn tay của trẻ đều nhỏ và bị máy cán dập nát, đòi hỏi phẫu thuật viên phải có dày dặn kinh nghiệm trong phẫu thuật vi phẫu, bàn tay. Rất may sau 6 giờ phẫu thuật, bàn tay của bệnh nhi đã được cứu.
Hay như trường hợp một trẻ cho tay vào dây curoa máy xát gạo và bị dập nát mất đoạn ở vùng cổ bàn tay. Rất may bệnh nhi đã được các bác sĩ bệnh viện Nhi Trung ương cấp cứu kịp thời và được ra viện 10 ngày sau phẫu thuật.
BS Nguyễn Vũ Hoàng khuyến cáo: Trẻ nhỏ thường hiếu động, thích tò mò, chưa có kiến thức, kỹ năng phòng tránh nên rất dễ bị tai nạn thương tích. Do đó, để phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, cha mẹ hoặc người chăm sóc cần quan sát, đánh giá bao quát môi trường sống của trẻ đảm bảo an toàn, chú ý đến tình huống có thể gây rủi ro cho trẻ như: dao, đồ thủy tinh, các yếu tố nguy cơ gây bỏng như: phích nước, nồi canh đang sôi, ổ cắm, vật dụng sắc nhọn khác...để xa khu vực chơi sinh hoạt của trẻ. Ngoài ra, khi đưa trẻ ra ngoài môi trường sống quen thuộc của gia đình, cha mẹ, người chăm sóc trẻ cần đặt trẻ trong sự bao quát, quan sát mọi nơi, mọi lúc.
Khi trẻ không may xảy ra tai nạn, cần xử trí băng vết thương cho trẻ nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa ngoại Nhi gần nhất để được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Pháo tự chế phát nổ, nam sinh bị 18 mảnh thủy tinh găm vào người Nam sinh lớp 6 ở Bà Rịa - Vũng Tàu tự chế pháo bằng cách cho diêm vào chai thủy tinh rồi đốt, gây nổ làm tổn thương nhiều vùng trên cơ thể, đặc biệt là vết thương ở cổ nằm cạnh khí quản. Sáng 27/12, Bệnh viện Bà Rịa cho biết một học sinh lớp 6 bị thương tích nặng do tự...