Phẫu thuật thành công khối u ở vị trí ‘hiểm’ trên phổi
Các bác sĩ của 2 Bệnh viện Phổi Trung ương và Bệnh viện E vừa phối hợp phẫu thuật cắt khối u ở vị trí cực hiểm cho bệnh nhân Bùi Văn Bằng (51 tuổi, quê Thanh Hóa).
Bệnh nhân Bùi Văn Bằng phục hồi sau khi mổ cắt u tại Bệnh viện Phổi Trung ương
Hôm nay (11/7), ông Bằng đã hồi phục sau khi mổ, đang được điều trị tại Khoa Phẫu thuật Lồng ngực của Bệnh viện Phổi Trung ương.
Ca phẫu thuật của ông Bằng được đánh giá là rất khó do ông bị ung thư phổi thùy trên bên trái giai đoạn 3A, khối u ác tính kích thước tới 4cm ở vị trí xâm lấn sâu vào vùng đỉnh phổi và động mạch dưới đòn trái. Các bác sĩ phải xoay sở để vừa cắt bỏ triệt để khối u, vừa bảo toàn được động mạch dưới đòn của người bệnh.
Đây cũng là một trong những ca mổ hiếm gặp, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao và ứng dựng những kỹ thuật mổ hiện đại nhất hiện nay.
Vì vậy. các bác sĩ của Bệnh viện Phổi Trung ương phối hợp với các chuyên gia phẫu thuật tim mạch tại Bệnh viện E để cùng lúc thực hiện khâu nối động mạch dưới đòn, cắt bỏ khối u ác tính và nạo vét hạch.
Nhờ đó, ca phẫu thuật thành công, cứu ông Bằng khỏi những khối u xâm lấn vào phổi, động mạch. Đây cũng là bước chuẩn bị cho chương trình ghép phổi trên người sẽ được Bệnh viện triển khai trong năm nay.
Video đang HOT
Theo viettimes
3 bệnh viện lớn phối hợp giành giật sự sống cho 1 bệnh nhân đặc biệt
Sau 2 lần đại phẫu thuật, 6 lần can thiệp ngoại khoa, sinh mạng của cô gái 25 tuổi được giành lại từ tay thần chết bằng tài năng, tấm lòng và sự phối hợp chặt chẽ của các bác sỹ ở 3 bệnh viện: Bệnh viện Phổi Trung ương, Bệnh viện E, Bệnh viện Việt Đức...
Nhập viện trong tình trạng suy hô hấp, những di chứng để lại do bệnh lao vô cùng nặng nề, có những lúc tưởng chừng hy vọng sống chỉ còn 1/1000, thế nhưng, điều kỳ diệu đã xảy ra, cô gái Lò Thị Chài, 25 tuổi, người dân tộc Thái, tỉnh Nghệ An đã được cứu sống sau nhiều lần phẫu thuật phức tạp.
Sinh mạng của cô gái được giành lại từ tay thần chết bằng tài năng, tấm lòng tâm huyết và sự phối hợp chặt chẽ của các bác sỹ ở 3 bệnh viện: Bệnh viện Phổi Trung ương, Bệnh viện E, Bệnh viện Việt Đức. Đặc biệt, toàn bộ chi phí phẫu thuật cho cô gái này cũng được Qũy Hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh lao đã đồng chi trả cùng với Bảo hiểm Y tế.
Các bác sĩ của 3 bệnh viện lớn phối hợp cứu sống cô gái Lò Thị Chài
2 lần đại phẫu thuật, 6 lần can thiệp ngoại khoa
Cô gái Lò Thị Chài có tiền sử mắc lao phổi cách đây 2 năm, mặc dù đã được điều trị đúng công thức, đúng phác đồ và đã khỏi bệnh tại tuyến cơ sở nhưng những di chứng do lao để lại vẫn còn rất nặng nề, điều này một lần nữa đe dọa tính mạng của cô gái trẻ khi toàn bộ lá phổi phải mất hoàn toàn chức năng, khí, phế quản bị chít hẹp, biến dạng, cong gập dẫn đến chức năng thông khí kém gây ra tình trạng suy hô hấp, chất lượng cuộc sống suy giảm nghiêm trọng cùng với rất nhiều nguy cơ có thể xảy ra.
Ngày 21/5/2019, Bệnh viện Phổi Trung ương phối hợp với Bệnh viện E đã quyết định phẫu thuật sử dụng kỹ thuật tim phổi máy, một trong những phương pháp hiện đại nhất hiện nay để tạo hình lại phế quản gốc bên phải với mong muốn lá phổi bên phải được thông khí trở lại, trở về đúng vị trí giải phẫu. Tuy nhiên, do thời gian tổn thương quá lâu, các hệ thống khó có thể phục hồi nên phương án tối ưu nhất được lựa chọn đó là cắt phổi phải, lá phổi đã mất hoàn toàn chức năng và còn có thể có những mầm bệnh có nguy cơ bùng phát khi cơ thể giảm miễn dịch.
Tuy nhiên, sự phức tạp trong quá trình cứu sống Chài được đẩy lên mức cao hơn khi yêu cầu đặt ra là phải làm sao để giải quyết được mục đích thông khí, sự biến dạng của khí, phế quản, vấn đề mà việc cắt phổi phải chưa giải quyết được.
Một giải pháp tiếp theo được các bác sỹ đó là đặt stent vào sâu trong phế quản gốc, giúp định hình và nong đường khí, phế quản rộng hơn cho bệnh nhân
Con đường đã có nhưng đi thực tế mới thấy nó không hề dễ dàng, ống stent thông thường bằng silicon được sử dụng phổ biến trong việc điều trị hẹp khí quản và phế quản gốc lại không phù hợp với trường hợp của Chài do việc đặt stent bằng chất liệu này khi đẩy xuống phế quản được thì bản thân nó cũng bị gập và tạo gây ra chít hẹp ngay tại đó. Phương pháp này chỉ mang tính tạm thời và chưa thực sự triệt để.
Bác sỹ Nguyễn Viết Nghĩa, Phó Khoa Gây mê Hồi sức chia sẻ: "Có những thời điểm, cô gái ở tình trạng "ngàn cân treo sợi tóc" do lượng oxy nhận vào chỉ ở mức 50ml, trong khi người bình thường là 500ml trong một lần hít thở. Tuy nhiên, nỗ lực giành sự sống cho cô gái không dừng lại, trong lúc khó khăn nhất, cho dù chỉ còn 1/1000 hy vọng cũng không được phép bỏ cuộc, và chúng tôi đã phối hợp với các bác sỹ Bệnh viện Việt Đức để tìm giải pháp một giải pháp đột phá, chưa từng được áp dụng, đó là sử dụng hệ thống stent kim loại dạng lưới sắt với giá đỡ tốt hơn."
Nhờ các làm sáng tạo và sự khéo léo trong quá trình thực hiện của các bác sỹ gây mê, đường dẫn từ khí quản trung đến phế quản gốc đã được thông với nhau hoàn toàn qua hệ thống stent này, đem lại những kết quả hết sức tích cực và giải quyết triệt để vấn đề thông khí của bệnh nhân.
Hiện nay, sau 2 lần phẫu thuật sử dụng kỹ thuật tim phổi máy, 6 lần can thiệp đặt ống stent, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân Chài đã ổn định, có thể thở tốt hơn, đi lại và ăn uống được.
Sự phối hợp toàn diện của mọi mắt xích bằng trái tim và trách nhiệm
Theo PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình Chống lao Quốc gia, người trực tiếp chỉ đạo và điều hành sát sao ca bệnh này cho biết: "Niềm vui lớn nhất của người thầy thuốc đó là cứu sống được bệnh nhân của mình, trước đây, 100% ca bệnh như thế này không thể cứu được nhưng hiện nay, với việc áp dụng phương pháp hiện đại, nhiều ca bệnh khó đã được cứu sống và ca bệnh của Chài là một trường hợp điển hình.
Đến giờ phút hiện tại bệnh nhân Chài đã ổn định, có thể đi lại, ăn uống được và sẽ hồi phục dần trong thời gian tới. Đó là kết quả của quá trình phối hợp chặt chẽ trong từng mắt xích, hợp tác để tạo ra một tổng lực mạnh mẽ của tất cả các chuyên ngành từ phẫu thuật, nội soi, nội khoa, dinh dưỡng cho đến phục hồi chức năng, và rộng hơn đó là sự hợp tác giữa các Bệnh viện, khi chúng ta phối hợp với nhau chúng ta sẽ tạo ra một sức mạnh tổng lực.
Đồng thời, từ ca bệnh này, một lần nữa cho thấy việc thanh toán bệnh lao là hết sức cần thiết, không chỉ thể hiện ở việc phát hiện sớm, điều trị khỏi vi khuẩn mà còn phải quan tâm đến việc giải quyết những rối loạn sau quá trình bị lao đã khỏi."
Ngoài ra, đây cũng chính là tiền đề, là bước đệm quan trọng để Bệnh viện chuẩn bị cho chương trình ghép phổi sẽ diễn ra trong năm nay.
Thành công trong ca bệnh của cô gái Lò Thị Chài cũng là một trong những minh chứng cho thấy hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh lao trong việc giúp bệnh nhân vượt qua bệnh tật với số tiền hỗ trợ lên tới hàng trăm triệu cho những kỹ thuật hiện đại bậc nhất, thuốc kháng sinh, kháng thể tiên tiến nhất hiện nay.
Hoàng Hải
Theo vnmedia
Cô gái 19 tuổi chảy máu không ngừng sau cắt mí Chiều 20/3, Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và hàm mặt, Bệnh viện E tiếp nhận và cấp cứu cho một cô gái trẻ (19 tuổi, quê Thái Nguyên) mí mắt bị biến chứng chảy máu không ngừng. Cô gái được xử lý cầm máu sau 8 tiếng chảy máu không ngừng vì cắt mí tại spa. Trước đó cô gái cắt...